Tôi đã đi nhiều nơi, và nhiều điều tôi thấy Tôi cứ tưởng rằng tôi biết nhiều, tuy vậy, Tôi chỉ biết rằng tôi không biết một điều gì Cái sự thật cuối cùng tôi tìm ra thế đấy.
(Ôma Khâym)
Mỗi tác phẩm thơ ra đời là sự kết tinh của cảm xúc, của trí tuệ, của sự thăng hoa nghệ thuật... Chắc hẳn đó như là những nhành hoa đẹp và tràn đầy hương sắc để điểm tô cho cuộc đời. Nhưng trong suy nghĩ của Chế Lan Viên, thơ lại không có ích và tác dụng gì đối với hậu thế. Đây là mâu thuẫn lớn trong tư tưởng Chế Lan Viên. Trong bài Uổng công ông viết:
Dù anh có để gì cho đời sau
Thì đời sau đọc của đời sau chứ cần gì anh đấy Và những trang anh viết bay đi như thóc lép,
như lá mùa, như giấy vàng hồ, như những tàn tro.
Ông mất lòng tin vào ý nghĩa cải hóa tâm hồn nhân loại của thơ hiện đại:
Những thế kỉ đông người mà nhân loại vắng tanh
Uổng công con công thơ xòe cái đuôi ngôn ngữ của mình Sao còn khi nhân loại còn ở hang tiền sử
Chưa có thơ gì sao giọt lệ đã long lanh
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 9
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 10
- Suy Nghĩ Về Quan Hệ Giữa Thơ Và Đời Sống Xã Hội
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 13
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 14
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 15
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
(Thế kỉ)
Thơ chính là cuộc sống muôn màu; không có đời sống hiện thực thì cũng không có thơ ca. Vì vậy, hãy biết ơn cuộc sống , vì chính vị muối của cuộc đời làm nên chất mặn cho thơ.
Chế Lan Viên cũng đã đau đớn nêu lên sự thật phũ phàng về số phận thơ ca. Trong thời kì bùng nổ thông tin, số người quan tâm đến thơ ngày càng ít.
«ng nhìn nhận vấn đề đó bằng lý trí của một triết nhân, bằng sự dũng cảm của một nhà thơ cách mạng luôn sáng tạo, tìm tòi.
Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật Trong Di cảo thơ Chế Lan Viên
Tác phẩm nghệ thuật chính là chỉnh thể được cấu thành bằng nhiều mối quan hệ, nhiều yếu tố tương tác giữa nội dung và hình thức. Nhờ đó, tư tưởng tác giả sẽ hiện lên, phong cách, tư duy cũng hình thành. Chế Lan Viên rất coi trọng nội dung của tác phẩm nhưng ông cũng luôn tìm tòi, đổi mới hình thức sáng tạo để nó chuyển tải nội dung một cách toàn diện nhất. Qua những yếu tố cấu thành: hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại..., quan niệm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mĩ của nhà thơ hiện lên rất rõ.
Suốt cuộc đời mình, Chế Lan Viên luôn trăn trở về hình thức thơ. Và
ông luôn đưa ra những quan niệm mới, thể nghiệm nó, suy ngẫm về nó và lại liên tục đổi mới để làm sao cho có sự phù hợp tuyệt đối giữa hình thức và nội dung thơ. Đặc biệt, điều đáng quý là ông luôn đưa ra những quan niệm về thơ, về văn chương nghệ thuật của mình bằng thơ. Những quan niệm nghệ thuật của ông in dấu ấn rất rõ qua từng yếu tố tham gia cấu thành tác phẩm.
Phần lớn Di cảo được Chế Lan Viên viết trong hoàn cảnh hết sức éo le, khi nhà thơ đang vật lộn với cái chết. Hơn nữa, đa số những bài thơ trong Di cảo thơcòn đang ở dạng phác thảo. Vì thế, nhiều bài thơ chưa hoàn chỉnh, chưa định hình rõ rệt. Lại có những bài thơ được viết vội vàng đến mức có những chữ phải khó khăn lắm mới nhận ra được. Chắc hẳn nhà thơ muốn ghi nhanh những cảm xúc, những ý tưởng thơ vừa thoáng hiện ra trong đầu, nếu
để lâu sẽ quên đi mất, khi nào có điều kiện, nhà thơ mới sửa câu chữ cho thật trơn tru. Nhưng như bạn đọc đã biết, cuộc sống đã không tạo điều kiện cho người nghệ sĩ miệt mài ấy làm được việc đó. Vì thế, ở những bài này, nghệ thuật không thể điêu luyện như những bài thơ được gọt giũa trong một số tập thơ trước đây của chính ông. Nhưng không vì thế mà Di cảo mất đi những ý thơ hay, những hình ảnh, liên tưởng, giọng điệu bất ngờ gây ấn tượng tốt cho người đọc. Cũng ở đây, Chế Lan Viên tiếp tục cảm hứng tự vấn; nhà thơ băn khoăn tự hỏi, tự vấn về các yếu tố hình thức của thơ để có thơ hay, đạt hiệu quả thẩm mĩ cao.
3.1. Thể thơ
Suốt cuộc đời làm thơ, Chế Lan Viên luôn chú trọng đến vấn đề thể loại, bởi ông biết nó cần ăn khớp với nội dung, và nó mang trong mình một phẩm chất cần thiết, đó là sự sáng tạo.
Ngày trước ông khuyên:
Đừng làm những câu thơ khuôn mình như văn phạm Như cây quá thẳng, chim không về
Bây giờ sau hơn nửa thế kỉ trải nghiệm, ông đã nêu lên những đúc kết của mình:
Đừng làm những câu thơ quá dài tự nó lo cho mình quá đáng Không đếm xỉa đoái hoài gì về các câu lân cận
Mình đủ sức nuôi lấy mình rồi nên chẳng cần ai Nhưng cũng đừng làm những câu thơ quá ngắn Không đong hết tình yêu vô tận
Bởi còn yêu nên lại phải đầu thai Thành một câu sau, sau nữa, dông dài
(Thơ về thơ)
Như vậy, Chế Lan Viên yêu cầu, tùy thể thơ mà phải cân đối câu thơ, khổ thơ, làm sao để nó chuyển tải nội dung tốt nhất trong mối quan hệ hài hòa với các câu khác, khổ khác...
Có lẽ bởi quan niệm như vậy nên đến Di cảo thơ, thể loại thơ 5, 7 chữ, 8 chữ được Chế Lan Viên sử dụng nhiều.
Như vậy không có nghĩa là Chế Lan Viên quên đi các thể thơ khác. Mặc dù kế thừa thơ Đường, ông làm thơ tứ tuyệt nhưng ông hiểu thơ Đường quá gò bó, không thể thể hiện hết mạch tư tưởng tình cảm cuồn cuộn chảy trong tâm hồn người làm thơ:
Ngán ngẩm bao la như thơ Đường Thi pháp thèm ăn từng hạt bụi
µo vào trong sự sống bão cuồng Anh phải làm cả hai thi pháp
Đoản đao và trường thương Nói ba câu rồi lặng lại
Hoặc viết vạn câu mặc kệ thần chết cướp anh đi nửa chừng.
Phải thực hiện cả hai thi pháp mới tạo nên sự hấp dẫn, mới mẻ, độc đáo cho thơ. Trong Di cảo, có nhiều bài thơ là sự thể hiện cho quan điểm hôn phối nhiều loại thơ để đẻ cho ra loại thơ ưu tú. Đặc biệt những bài sáng tác trong giai đoạn 1980-1989, về mặt thể loại, có bài thơ dài, có bài chỉ 3, 4 câu. Có bài thơ tự do, có bài lại theo thể tứ tuyệt. Có bài viết theo lối truyền thống, lại có bài kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Chế Lan Viên là người có nhiều trăn trở trên con đường đổi mới cho thơ ca. Ông cũng đã từng mở rộng kích thước của các dòng thơ, câu thơ. Có lẽ Chế Lan Viên là người viết nhiều câu thơ dài nhất: 19,20,22 chữ. Thậm chí có câu dài 32 chữ:
Nhà thi sĩ như con chim bói cá, mắt bao gồm
đầm hồ bát ngát, phải thấy cả tam thiên mẫu của đời, trước khi lao vào bắt một chiếc cá con
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...)
Tác giả thường viết những câu thơ dài khi có nhu cầu bình luận, phân tích bằng lí lẽ, chứng cứ sắc sảo... ë những bài thơ dài này, Chế Lan Viên phải vượt qua bao chướng ngại của câu chữ, vần nhịp và coi đó như một sự thể nghiệm hình thức mới. Tuy vậy, khi đánh giá thơ mình, có lúc Chế Lan Viên chợt nhận ra mình đã quá sa đà, đưa câu văn xuôi vào thơ theo kiểu kết hợp ồ ạt khiến nhiều đoạn thơ giảm sức biểu cảm, mất đi chất thơ:
Tự do quá cũng giết chết thơ như gò bó
Kỷ luật bắt ta tìm vàng ở ngay trong đất thó Còn tuyệt đối tự do thì biến hoa thành ra cỏ Bởi xô bồ
(Tự do và thơ)
Có lẽ đây chính là một quan niệm của Chế Lan Viên:
Xưa tôi hát mà bây giờ tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Nãi nên câu thơ dài gần với văn xuôi. Điều này có dấu hiệu ngay từ Gửi các anh và đã trở thành phổ biến trong một loạt bài thơ của ông. Tuy nhiên, sự mở rộng câu thơ ấy không phải bao giờ cũng thành công. Chắc hẳn Chế Lan Viên cũng nhìn thấy điều này:
Chớ thêm nhiều lời ở nơi người ta chỉ cần ít chữ
Người ta hỏi đường sao anh “tả cành,tả cảnh” làm chi
Ngày trước, ông khuyên:
Đừng làm những câu thơ khuôn mình như văn phạm Như cây quá thẳng, chim không về
Bây giờ, sau nửa thế kỉ trải nghiệm, ông đã nêu lên những đúc kết của mình:
Đừng làm những câu thơ quá dài tự nó lo cho mình quá đáng
Không đếm xỉa đoái hoài gì đến các câu lân cận Mình đủ sức nuôi lấy mình rồi nên chẳng cần ai Nhưng đừng viết những câu quá ngắn
Không đong hết tình yêu vô tận Bởi còn yêu nên lại phải đầu thai
Thành một câu sau, sau nữa, dông dài
(Thơ về thơ)
Rõ ràng không phải vấn đề câu thơ dài, ngắn mà cái chính là việc thể hiện nội dung sao cho phù hợp. Chế Lan Viên ít viết thơ lục bát. Trong Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam (1994), Chế Lan Viên chỉ được tuyển chọn 1 bài. Trong khi Xuân Diệu có ba bài, Huy Cận 3, Nguyễn Bính 5... Phải chăng lục bát là thể thơ thiên về diễn đạt các cung bậc tình cảm của con người trong khi tư duy thơ Chế Lan Viên lại thiên về trí tuệ? Nhưng điều đáng nói là khi bàn về thơ, Chế Lan Viên lại có những câu lục bát rất đặc sắc:
Hương bay ở chỗ vắng trầm
Thơ vang ở chỗ bặt câm ngôn từ ..
Hóa ra cái hay của thơ vẫn là ở chỗ hàm súc. Lời nói là bạc nhưng im lặng là vàng. Điều đó càng đúng với thơ. Thơ hay ở tính đa nghĩa, ở độ dư ba, ở cái ý ở ngoài lời. Thơ hay là thơ không còn nhìn thấy dấu vết của ngôn từ.
Có lúc, Chế Lan Viên lại đề cập đến sự sáng tạo trong thể hiện:
Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức Dù là ngọc thì cũng nhiều viên ngọc
Chứ đâu phải cứ xanh vĩnh viễn một màu trời
Thực tế, Chế Lan Viên là người đã có nhiều đóng góp mở đường cho nền thơ ca Việt nam hiện đại. Ông là người sáng tạo thành công nhất về nhiều thể loại, qua đó tạo được nhiều kiểu tư duy thơ độc đáo.
3.2. Hình ảnh
Ngay từ thời Điêu tàn, chúng ta đã nhận thấy Chế Lan Viên là nhà thơ
đắm chìm trong thế giới siêu hình với những hình ảnh về nắm xương khô, về những hồn ma, sọ dừa...Đến Di cảo, một lần nữa những ám ảnh siêu hình lại không buông tha Chế Lan Viên. Cũng như trong Điêu tàn, hình ảnh thiên
đường, địa ngục, vạc dầu, địa phủ, tro bụi...xuất hiện nhiều lần. Vốn biểu tượng về bãi tha ma từ thuở Điêu tàn được dùng lại khá nhiều: đáy mồ, huyệt tối, đầu lâu, mồ ma, bà tiên dĩ vãng...có những bài thơ mang đầy đủ dấu vết
Điêu tàn.(59,73)
Những hình ảnh mỹ lệ, cao cả của một thời đã lại được thay bằng những hình ảnh của cõi âm, của cõi chết, sự hủy diệt, u tối của thế giới siêu hình.
Anh chả đem được đêm trăng nào vào huyệt trong tổng số đêm trăng anh ngắm
Tổng số mặt trời, anh đành bỏ lại không mang đi
Dù có liệm cho anh một nhúm gạo hạnh phúc một nhúm muối thi ca thì anh ăn làm sao được
Đến bến Lú, sống Mê, các thứ ngon ngọt đem theo mình thành đắng ngắt
(Để lại)
Cái tư duy siêu hình ấy luôn đeo đẳng và ám ảnh ông. Đến phút cuối cùng của cuộc đời mình ông vẫn không thoát khỏi sự ám ảnh đó. Trong bài Lật gió sen hồ ông đã mường tượng, linh cảm được thế giới bên kia:
Gió thổi lá sen hồ lật lại phía bên kia Phía ấy gọi anh về
Về đâu chưa biết nữa?
Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió ở trong hồn ai đó ném thia lia.
...Về cái gì như tiền thân anh đánh mất Mà lá sen hồ từng che khuất
Rồi lá sen hồ lật lại Cho hồn anh lắng nghe.
Phía bên kia ấy chính là tên gọi thứ hai của cái chết, có điều nhà thơ chưa muốn gọi thẳng tên ra mà thôi. Khi đọc Di cảo Chế Lan Viên, Trần Mạnh Hảo đã nhận xét rất đúng rằng: Từ bỏ cõi siêu hình để đi về cõi thực, Chế Lan Viên hầu như đã phải chết đi một con người, cứ tưởng ông đã hồi sinh thành một con người khác. Ai dè, sau những cơn vui chiến thắng, sau những hò reo hoan hô, ca tụng, những hạnh phúc đầm đìa khóe mắt, ông lại
trơ ra chỉ còn lại một mình với con mọt hư vô đang từng ngày gặm nhấm cuống phổi mình như chuột gặm.(23,122)
Mặc cảm cô đơn tăng lên vào những ngày cuối đời. Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên giờ đây không còn chói lọi, rực rỡ mà mang một màu sắc ảm
đạm, bi quan. Bóng đêm nhiều hơn ánh ngày, hoàng hôn nhiều hơn ban mai. Nếu như ở Đối thoại mới nhà thơ vẫn còn đủng đỉnh triết lý về những lá thơm hái lúc về già thì từ năm 1987, cảm xúc của ông dường như dồn nén hơn, thúc bách hơn:
Số ngày còn lại cho anh trên trái đất, đếm rồi Như thóc giống đếm từng hạt một
Chỉ còn từng ấy thôi anh phải tạo ra mùa.
(NghÒ cđa chóng ta)
Những ngày cuối của cuộc đời, cái chết cận kề, ông vẫn suy nghĩ để sống sao có ích. Nhà thơ lên giây đồng hồ, nghe tiếng gà gáy, nhìn giọt sao rơi...đều bị mặc cảm là cái quỹ thời gian đang vơi đi một cách đáng sợ. Những cảm xúc và suy nghĩ hướng về vô cực, vô biên:
Mỗi ngày lên giây cái đồng hồ anh lại Cho nó đúng với vòng quay thời đại Với tiếng gà, hạt sương lúc ấy
Chẳng giống gì ngày qua
...Chừng ấy ngày, chừng ấy tháng, chừng ấy năm.
(NghÒ cđa chóng ta)
Ông đặt bản thân mình trước vũ trụ bao la và thấy sự sống quả là nhỏ bé, mong manh. Vì thế, vũ trụ và cái tôi, cái tôi trong vũ trụ là hình ảnh trọng tâm của nhiều bài thơ. Điểm này đã có từ thời Điêu tàn nhưng nếu ở Điêu tàn là quá khứ trong khái niệm dĩ vãng còn ở Di cảo thơ, quá khứ là những chặng
đường ông đã đi qua cho dù không cụ thể: