Sơ Lược Về Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Của Tp.hcm


Tóm lại, trong Chương 1 của luận án, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng. Hệ thống hóa các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, đã cho thấy kinh nghiệm tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TP.HCM

Với vị thế là trung tâm kinh tế tài chính của Việt Nam, Tp.HCM đã có sự phát triển rất nhanh về kinh tế, xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 10%, thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước.

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế xã hội trên địa bàn Tp.HCM từ năm 2006 đến 2011

Một số chỉ tiêu KTXH cơ bản

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

12,2

12,6

10,7

8,0

11,8

10,3

Tổng GDP (Tỷ đồng)

196.046

228.795

289.550

332.076

414.068

502.227

GDP bình quân đầu người (triệu đồng)


30,5


34,6


41,3


46,3


55,6


66,07

GDP đóng góp của kinh tế Nhà nước (Tỷ đồng)


66.898


72.636


82.971


90.988


113.041


124.833

GDP đóng góp của kinh tế ngoài Nhà nước (Tỷ đồng)


88.233


110.132


148.911


163.822


204.964


258.515

GDP đóng góp của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Tỷ đồng)


40.915


46.027


57.668


77.266


96.063


119.879

Tổng thu ngân sách (tỷ đồng)

68.954

83.435

122.530

125.545

167.506

199.590

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 10



Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương (tỷ đồng)


19.009


22.555


35.132


34.199


46.918


54.998

Tổng vốn huy động qua ngân hàng (tỷ đồng)


277.911


484.272


561.500


780.200


766.300


886.900

Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng)

226.336

397.172

490.000

695.500

699.800

753.800

Tổng vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)

66.978

84.520

115.246

143.504

173.492

201.500

Vốn đầu tư Nhà nước (Tỷ đồng)

9.474

27.185

34.528

43.000

55.048

58.357

Vốn đầu tư nước ngoài (Tỷ đồng)

11.317

14.263

16.740

24.201

32.300

40.224

Vốn đầu tư ngoài Nhà nước (tỷ đồng)


34.062


43.072


63.978


76.303


86.144


102.919

Chỉ số giá tiêu dùng tăng (%)

6,45

14,72

18,08

7,57

9,58

15,86

Giá trị xuất khẩu (Triệu USD)

13.694

18.311

22.334

18.306

20.967

26.868,4

Giá trị nhập khẩu (Triệu USD)

6.621

14.995

18.326

15.915

21.063

27.524,3

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh [44]

Trong năm 2008 nền kinh tế Thành phố chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu; thị trường tài chính tiền tệ biến động phức tạp, khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất lợi về thời tiết cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Do đó, tốc độ tăng truởng kinh tế (GDP) của Thành phố cả năm chỉ đạt 10,7%, thấp hơn mức tăng 12,6% của năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,1% (năm 2007 tăng 14,1%). Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 33,1% (năm 2007 tăng 30,4%), chi ngân sách địa phương tăng 37% (năm 2007 tăng 5,2%). Tổng vốn huy động qua ngân hàng ước đạt 561,5 ngàn tỷ, tăng 15,3% so với cùng thời điểm năm trước (năm 2007 tăng 70,6%).


Năm 2009, GDP Thành phố đã đạt mức tăng trưởng là 8,0%. Dấu hiệu khôi phục đà tăng trưởng GDP diễn ra trong gần hết các ngành kinh tế. GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 46.328.000 đồng/người (so năm 2008 tăng 12,1%), quy đổi theo tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng thì GDP đầu người của thành phố năm 2009 là 2.606 USD/người (so với năm 2008 tăng 4,4%). Lạm phát đã được kìm chế ở mức một chữ số: biểu hiện là chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2009 chỉ 7,57% (chí số giá bình quân năm 2008 là 22,23%). Vốn đầu tư xã hội tăng cao hơn cùng kỳ ở tất cả các nguồn, biểu hiện ở giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng cao hơn cùng kỳ. Vốn đầu tư xã hội đạt 143,5 ngàn tỷ đồng và tăng 23,1% (năm 2008 tăng 21,2%). Tỷ trọng vốn đầu tư so GDP năm 2009 đạt 44,8% (trong khi năm 2008 chỉ đạt 40,5%). Trong đó, vốn đầu tư có nguồn từ ngân sách tăng 24,5% (2008: 20,4%); Vốn đầu tư của Doanh nghiệp nhà nước tăng 26,9% (2008: 17,5%); Vốn ODA tăng 60,0% (đạt mức trên 18.000 tỷ đồng đã giải ngân); Vốn đầu tư của Doanh nghiệp FDI tăng 33,9% (tương đương với 1,36 tỷ USD, trong khi vốn đăng ký mới và điều chỉnh năm nay chỉ đạt 1,21 tỷ USD).

Nhờ chính sách “hỗ trợ lãi suất” của Chính phủ nên vốn đầu tư xã hội thông qua kênh ngân hàng đã sôi động và tăng trưởng cao hơn cùng kỳ ở cả đầu vào lẫn đầu ra: Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2009 tăng 38,3%, tổng dư nợ tín dụng trong năm 2009 tăng 43,8%.

Năm 2010 là năm cuối cùng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 đồng thời đây cũng là năm cơ sở, đặt nền tảng cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. Kết quả kinh tế - xã hội thành phố trong năm đã đạt được những thành tích đáng kể, phần lớn các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Kinh tế thành phố tiếp tục duy trì đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cả năm đạt 11,8% cao


hơn chỉ tiêu kế hoạch do Hội Đồng Nhân Dân thành phố đề ra cho năm 2010 là 1,8 điểm phần trăm.

Các doanh nghiệp đã có nhiều đơn hàng sản xuất hơn năm 2009: giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với năm trước (năm 2009 tăng 8,3%); trị giá hàng hóa xuất khẩu không tính giá trị dầu thô và vàng tái xuất tăng 23,3% (năm 2009 giảm 14,1%); lượng hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 17,2% (năm 2009 tăng 10,8%); lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 3,1 triệu người, tăng 20%; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 173,5 ngàn tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước không tính thu từ dầu thô đạt 150,2 ngàn tỷ, tăng 23,3% (năm 2009 tăng 5,3%); chi ngân sách địa phương đạt 46.918,4 ngàn tỷ, tăng 4%.

Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn cả năm 2010 ước đạt 414.068 tỷ đồng (tính theo giá thực tế). Trong 11,8% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn giữ mức đóng góp cao nhất là 6,56%, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng 5,15%, cuối cùng là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 0,07%. Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản đạt 4.741 tỷ đồng, chiếm 1,1% GDP, tăng 5% (giá trị sản xuất tăng 5,7%). Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 187.385 tỷ đồng chiếm 45,3% GDP, tăng 11,5%; trong đó công nghiệp tăng 11% (giá trị sản xuất tăng 14,2%) ; giá trị tăng thêm của ngành xây dựng tăng 14,7%. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 221.942 tỷ đồng chiếm 53,6% GDP tăng 12,2%. Trong đó: ngành thương nghiệp tăng 14,4%, ngành khách sạn nhà hàng tăng 7,3%, vận tải bưu điện tăng 10%, ngành tài chính – tín dụng tăng 20%.

Năm 2011 là năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011

– 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt mức tăng 10,3%; tuy mức tăng không bằng năm trước và kế hoạch đề ra cho năm 2011 nhưng cao hơn năm 2009. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,7% so với năm trước; trị giá hàng hóa xuất khẩu không tính giá trị dầu thô tăng 11,4%; lượng hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 7,2%; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 201,5 ngàn


tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước không tính thu từ dầu thô đạt 173,8 ngàn tỷ, tăng 13,7%; chi ngân sách địa phương đạt gần 55 ngàn tỷ, tăng 10,2%.

Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản đạt 5.552 tỷ đồng, chiếm 1,1% GDP, tăng 6%. Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 224.378 tỷ đồng chiếm 44,6% GDP, tăng 9,9%; trong đó công nghiệp tăng 9,9%; xây dựng tăng 10,3%. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 273.297 tỷ đồng chiếm 54,3% GDP tăng 10,7%. Trong đó, ngành thương nghiệp tăng 9,2%, ngành khách sạn nhà hàng tăng 7%, vận tải bưu điện tăng 12,1%, ngành tài chính – tín dụng tăng 12,1%.

Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 12 ước đạt 886,9 ngàn tỷ, tăng 1,8% so tháng trước, tăng 10% so năm 2010. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 12 ước đạt 753,8 ngàn tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước, tăng 6,3% so cùng kỳ năm 2010.

Qua số liệu thông kê qua các năm như trên, cho thấy tốc độ phát triển GDP của thành phố Hồ Chí Minh đều trên 10%, thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đồng thời Thành phố cũng là địa bàn tập trung đông dân cư nhất, là trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Chính vì vậy, đây là địa bàn rất thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển, trong đó có quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng.

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1 Tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, do đó hàng năm có hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến hết năm 2010


thành phố Hồ Chí Minh có hơn 85.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 24% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước.

Tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) từ năm 2006 đến năm 2010 được thể hiện qua số liệu thống kê sau:

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2011

Đơn vị tính: Doanh nghiệp


Chỉ tiêu đánh giá

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Phân theo qui mô lao

động bình quân

41.860

50.007

60.881

76.083

85.161

93.053

Phân theo qui mô vốn bình quân

32.211

37.596

44.633

54.327

65.758

71.852

Nguồn: Tổng cục Thống kê [39], [40], [62]

Với số liệu thống kê Bảng 2.2, nếu xét theo qui mô lao động bình quân thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nếu xét theo qui mô vốn bình quân. Như vậy, để so sánh số lượng doanh nghiệp qua các năm với nhau, tác giả thống nhất sử dụng số liệu phân theo qui mô lao động bình quân.

Như vậy, ta thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua các năm tăng rất nhanh, cụ thể so với năm 2005 số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2006 tăng lên 5.576 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng là 18,33%; so với năm 2006 số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007 tăng 8.147 doanh nghiệp, tăng 22,63%; so với năm 2007 số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008 tăng 10.874 doanh nghiệp, tăng 24,63%; so với năm 2008 số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2009 tăng 15.203 doanh nghiệp, tăng 27,63%; năm 2010 là 85.161 doanh nghiệp, tăng 9.078 doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ tăng 11,93% so với năm 2009; năm 2011 là 93.053


doanh nghiệp, tăng 7.892 doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ tăng 9,26% so với năm 2010.

Nếu so với cả nước thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 chiểm tỷ trọng 28,21%, năm 2007 chiểm tỷ trọng 29,08%, năm 2008 chiểm tỷ trọng 29,97%, năm 2009 chiểm tỷ trọng 30,77%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 24,33% và năm 2011 chiếm tỷ trọng gần 24%. Điều này đã phản ánh được rằng thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, tài chính của Việt Nam nên đã thu hút sự đầu tư của người dân và các tổ chức trong và ngoài nước.

Xét về loại hình doanh nghiệp ta có cơ cấu loại hình doanh nghiệp được thống kế trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

2,02%

10,04%

21,28%

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty cổ phần

9,41%

Công ty TNHH

0,005%


10,49%

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty hợp danh

Đơn vị trực thuộc DN ngoài quốc doanh

46,74%

Doanh

nước

nghiệp nhà

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh [59] Theo biểu đồ 2.1 thì loại hình Công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 46,74%; tiếp đến là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 21,28%; Công ty TNHH 1 thành viên chiếm 10,49%; Công ty cổ phần chiếm 9,41%; Doanh nghiệp nhà nước chiếm 2,02% và cuối cùng là công ty hợp danh chiếm 0,005%. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc loại hình Công ty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022