Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.

6 Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

6.1 Bphn cp tín dng

Hiện nay, xu hướng của hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là phân chia hoạt động tín dụng ra làm ba khu vực riêng biệt: tín dụng tiêu dùng cho các cá nhân và hộ gia đình, tín dụng cho các doanh nghiệp lớn và tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự phân chia này dựa trên điều kiện thực tế là nhu cầu tín dụng cho từng khu vực đều đang tăng lên, mặt khác do tính đặc thù trong quản trị tín dụng cho mỗi khu vực nên cần phải tách ra để thực hiện việc quản lý được tốt hơn.

Về cách thức tổ chức bộ phận cấp tín dụng, Ngân hàng Thế giới đã tư vấn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam xây dựng mô hình cấp tín dụng hiện đại gồm ba bộ phận là: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quản lý nợ. Theo mô hình này, các nghiệp vụ sẽ được chuyên môn hóa cao cho từng bộ phận. Trong đó, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng; bộ phận thẩm định rủi ro chịu trách nhiệm phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất cấp tín dụng; khi khách hàng được chấp thuận cấp tín dụng, phòng quản lý nợ sẽ thực hiện quản lý hồ sơ và giải ngân. Ưu điểm của mô hình này là giảm thiểu cảm tính chủ quan của người thẩm định rủi ro vì không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; phân tách rõ trách nhiệm của từng bộ phận, qua đó dễ dàng kiểm tra, rà soát lại các bước của quy trình cấp tín dụng.

Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng ở nước ngoài thực hiện rất tốt mô hình này thì ở Việt Nam việc áp dụng chưa thành công. Nguyên nhân lớn nhất là do nguồn thông tin về khách hàng không minh bạch và thiếu chuẩn xác, không phản ánh đúng về đối tượng cần nghiên cứu: các doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác, thông tin ngành do Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp thường có độ trễ và không đầy đủ, giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt nên tính minh bạch về tình hình tài chính của các doanh nghiệp không cao, kiểm toán còn thiếu chuẩn xác…

Vì những lý do như trên, mô hình cấp tín dụng gồm 3 bộ phận hiện mới chỉ được triển khai ở một số ngân hàng lớn và áp dụng cho việc cấp tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, các dự án có quy mô lớn. Hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường được tiến hành theo mô hình gồm 2 phòng, đó là phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý nợ, trong đó bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện thêm nhiệm vụ phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng cho khách hàng.

6.2 Đánh giá khon vay

Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thường sử dụng mô hình định tính để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản nợ vay cho cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể, trong các bước của quy trình cho vay, việc đánh giá các khoản vay thường dựa trên các yếu tố được nêu ở sau đây.

Về thẩm định cho vay

Nhìn chung các ngân hàng đều có quy định về quy trình thẩm định khoản vay bao gồm việc thẩm định các các yếu tố cơ bản như thẩm định tính pháp lý, uy tín của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng…

Khi thẩm định tính pháp lý, cán bộ tín dụng sẽ phải kiểm tra tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật của khách hàng, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn của khách hàng. Khách hàng đáp ứng đủ các yêu cầu về tính pháp lý là điều kiện tiên quyết để cho vay. Ngoài ra, việc thẩm tra uy tín của khách hàng vay vốn, năng lực quản lý điều hành của khách hàng hay là ban quản lý doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Việc thẩm tra này bao gồm các nhiệm vụ cụ thể như: tìm hiểu về phẩm chất đạo đức, thiện chí, uy tín trong giao dịch, năng lực quản lý điều hành của khách hàng, hệ thống kiểm tra – kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Song song với quá trình đó, cán bộ tín dụng cần phải thẩm tra về khả năng tài chính, năng lực hoạt động của khách hàng thông qua các chỉ số như khả năng thanh toán, tỷ trọng vốn tự có, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ suất lợi nhuận.

Phương án vay vốn có hiệu quả hay không sẽ có ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy, cán bộ tín dụng cũng phải xét đến khả năng thực hiện phương án kinh doanh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, về nguồn

vốn tài trợ cho phương án, về tính hợp lý của mục đích vay vốn. Một nhiệm vụ nữa cũng không kém phần quan trọng là xác định nguồn trả nợ của khách hàng và thẩm tra về tài sản thế chấp khoản vay. Đây là các nguồn giúp ngân hàng có thể thu hồi vốn vay. Nguồn thu mà khách hàng dự kiến dùng để thanh toán nợ gốc và lãi cần phải ổn định cũng như tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu hợp pháp của người vay, dễ chuyển nhượng, dễ bán, không bị hao mòn vô hình.

Về kiểm tra tín dụng

Các nguyên tắc chung nhất về kiểm tra tín dụng đang được áp dụng tại các ngân hàng là: tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định; xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra thận trọng và chi tiết, cụ thể là:

Ngân hàng thường xuyên kiểm tra kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn theo đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, ngân hàng phải kiểm tra chất lượng và các điều kiện pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo, gồm có tính đầy đủ, hợp lệ của hợp đồng tín dụng và tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay không trả được nợ.

Theo định kỳ, ngân hàng đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng, đồng thời đánh giá sự tuân thủ của khoản tín dụng đó với chính sách cho vay của ngân hàng để khách hàng không sử dụng khoản vay sai mục đích.

Ngân hàng phải kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn vì chúng có ảnh hưởng lớn đến tình trạng tài chính của ngân hàng, nâng cao công tác quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và tăng cường giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay, tăng cường công tác kiểm tra các khoản tín dụng khi nền kinh tế có nhiều hướng đi xuống hoặc khi ngành nghề cho vay có biểu hiện nghiêm trọng trong phát triển.

Về việc xử lý các khoản tín dụng có vấn đề

Khi một khoản tín dụng trở nên có vấn đề thì cần đến sự xử lý nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Cán bộ ngân hàng phải tìm ra được nguyên nhân của tín dụng có vấn đề và hợp tác cùng khách hàng để tìm ra giải pháp để ngân hàng thu hồi vốn. Các chuyên gia đưa ra các giải pháp thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề như sau:

Cán bộ xử lý nghiệp vụ có nhiệm vụ khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng. Ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu xấu liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng phải tiến hành khảo sát các hoạt động kinh doanh và các tài sản của doanh nghiệp.

Các cán bộ tín dụng cần tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ và phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt. Các khả năng khác là có thể bổ sung tài sản đảm bảo, yêu cầu có bảo lãnh của bên thứ ba.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP‌

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thành lập ngày 01/04/1963. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế biết đến như một ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đến nay đã phát triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động để tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chủ trương thực hiện cổ phẩn hóa các doanh nghiệp nhà nước, sau 45 năm hoạt động theo cơ chế ngân hàng thương mại quốc doanh từ 01/04/1963 cho đến 02/06/2008 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế ngân hàng thương mại cổ phần, với tên gọi chính thức là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tên giao dịch tiếng anh là Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Viet Nam, với thương hiệu là Vietcombank (VCB). Đến nay, hệ thống Vietcombank bao gồm 1 sở giao dịch, 59 chi nhánh và trên 157 phòng giao dịch tại các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước; 3 công ty trực thuộc (Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ, Công ty Cho thuê tài chính), 1 công ty tài chính hoạt động tại Hong Kong và 3 văn phòng đại diện tại Singapore, Nga và Pháp; góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và quỹ tín dụng; tham gia liên doanh với 4 tổ chức tài chính nước ngoài. Vietcombank hiện có quan hệ đại lý với trên 1275 ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Vietcombank luôn duy trì vị trí hàng đầu về tài trợ thương mại với tỷ trọng thanh toán quốc tế chiếm gần 30% tổng kim ngạch thanh toán quốc tế của cả nước.

Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu thị trường về các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như thẻ, AutoBanking, VCB- money, Internet Banking… ngân hàng hiện đang sở hữu một hệ thống máy ATM lớn nhất Việt Nam với 1,090 máy và 5,500 POS ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời Vietcombank đã hoàn thành kết nối với hơn 20 ngân hàng đại lý trong số thành viên liên minh thẻ của Vietcombank.

Kết thúc giai đoạn 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu (2001 - 2005), với sự nỗ lực tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và quản lý, Vietcombank đã được những kết quả rất khả quan đối với tất cả các mục tiêu đề ra. Đến 31/12/2005 Vietcombank đã cơ bản làm sạch bảng tổng kết tài sản với việc xử lý gần 5,000 tỷ đồng nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính đảm bảo hệ số an toàn vốn theo chuẩn quốc tế (CAR đạt trên 8%).

Năm 2008 vừa qua tiếp tục đánh dấu một năm hoạt động thành công của Vietcombank. Đến 31/12/2008 tổng tài sản của Vietcombank đạt gần 220,000 tỷ đồng (tương đương 13 tỷ USD), gấp 3.25 lần so với năm 2000 và gấp hơn 200 lần so với năm 1988, vốn chủ sở hữu và các quỹ đạt trên 13,316 tỷ đồng (tương đương 784 triệu USD) và Vietcombank cũng là ngân hàng có mức lợi nhuận cao nhất đạt hơn 3,557 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (2,680 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế) cao nhất trong các NHTM tại Việt Nam, nộp ngân sách 877 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn năm 2007 đạt hơn 12%, cao hơn mức yêu cầu theo thông lệ quốc tế. Tỷ trọng dư nợ/huy động của Vietcombank đạt khoảng 60% - đây cũng đồng thời là mức trung bình của ngành.

Bảng 2 - 1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của Vietcombank từ năm 2003 – 2008 (ĐVT: Tỷ VND)

Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng nguồn vốn

97,653

120,006

136,721

167,128

197,408

219,910

Dư nợ

39,630

51,773

61,044

67,743

97,532

111,643

Vốn chủ sở hữu

5,924

7,181

8,416

11,228

13,552

13,316

Lợi nhuận sau thuế

617

1,104

1,290

2,875

2,407

2,680

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank thời kỳ khủng hoảng kinh tế - 5

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – 2008 của Vietcombank)

Để tăng hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, Vietcombank đã thành lập Ban Quản lý Rủi ro và Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có để quản lý danh mục rủi ro của ngân hàng với hy vọng không lặp lại một số sai lầm trong quá khứ. Giống như tất cả

các ngân hàng quốc doanh khác, Vietcombank đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới nhằm xây dựng khung quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả.

Theo mô hình cũ, hoạt động tín dụng cho khách hàng tại Vietcombank được thực hiện qua hai phòng, đó là Phòng tín dụng tiêu dùng (đối với khách hàng là cá nhân) và Phòng khách hàng (đối với khách hàng là doanh nghiệp). Kể từ tháng 01/08/2007, Phòng Tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một mô hình thí điểm được tách ra từ Phòng khách hàng (trước đây Phòng khách hàng bao gồm tín dụng cho cả doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn) trở thành một phòng độc lập và hiện nay mới chỉ được mở ở hai địa điểm là tại Sở giao dịch và tại chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Phòng Tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập từ nhận thức thực tiễn về vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế, quy mô và đặc điểm của hoạt động tín dụng cho các DNNVV có những nét đặc thù cần được tách ra để quản lý hiệu quả hơn.‌

II. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNNVV CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Tóm tắt diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới từ năm 2008 đến nay và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới

1.1 Nguyên nhân ca cuc khng hong2

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ năm 2008 đến nay có bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản tại Mỹ vào cuối năm 2007, đầu năm 2008.

Ở Mỹ, việc các ngân hàng cho vay mua nhà rất phổ biến. Kể từ năm 2001 đến năm 2007, thị trường cho vay mua nhà tại Mỹ diễn ra rất sôi động. Tham gia vào thị trường này không chỉ có ngân hàng, các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản và người đi vay mà còn có các công ty chuyên mua lại khoản vay có thế chấp, các công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư ở Phố Walls. Sự nhộn nhịp này đã tạo nên một “bong bóng” trong thị trường bất động sản. Khi bong bóng “vỡ” vào cuối năm 2007,



2 Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng, Tác giả: Trần Văn Thọ: GS. Kinh tế, Đại học Waseda, Tokyo, đang nghiên cứu ở Đại học Harvard, Cambridge; Trần Lê Anh: PGS. Kinh tế & QTKD, Đại học Lasell, Boston.

có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trên khắp thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề. Cuộc khủng hoảng đã lan ra khắp thế giới bắt đầu từ đầu năm 2008.

Có ba yếu tố chính tạo nên sự nhộn nhịp trong thị trường bất động sản ở Mỹ:

Thứ nhất, từ năm 2001 đến năm 2005, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ thấp lãi suất cơ bản nhằm bình ổn nền kinh tế đã kéo theo lãi suất cho vay mua bất động sản hạ thấp, nhà đầu tư và người dân dễ dàng hơn trong việc đi vay mua nhà.

Thứ hai, trong thời gian này, Chính phủ Mỹ khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Những người dân này được vay mua nhà có thế chấp tại ngân hàng và các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản.

Thứ ba, các khoản cho vay mua nhà trên thị trường tín dụng được biến thành các công cụ đầu tư ở Phố Walls.

Hai công ty được bảo trợ bởi Chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại và các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản, biến chúng thành các loại “chứng khoán được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp” (mortgage-backed securities - MBS) rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Walls. Bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư nên thị trường tín dụng cho vay mua nhà không chỉ có các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa, nó thu hút các nhà đầu tư và dòng vốn từ khắp nơi trên thế giới. Các công ty bảo hiểm và thẩm định rủi ro, chẳng hạn như AIG, cũng tham gia bán bảo hiểm cho các nhà đầu tư MBS. Các bảo hiểm này được gọi là credit default swaps (CDS), với mục đích bảo đảm cho các nhà đầu tư MBS là trong trường hợp MBS mất giá thì sẽ được bồi thường.

Với ba lý do trên, thị trường bất động sản ở Mỹ diễn ra rất nhộn nhịp. Tuy nhiên, những nguy cơ của một “bong bóng” trong thị trường bất động sản đã xuất hiện.

Rất nhiều người có thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đi mua nhà. Nhóm người này phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho vay dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian, gọi chung là lãi suất dưới chuẩn (subprime rate). Bất kể khả năng trả được nợ của nhóm vay dưới chuẩn, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này đã tăng rất nhanh. Theo các số liệu ước tính thì tổng số tiền cho vay tăng từ 160 tỉ USD vào năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1,300 tỉ vào năm 2007.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí