V Ấn Đề Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ


của các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po thì có thể thấy rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ các nước sản xuất được hàng hóa hợp thị hiếu tiêu dùng với giá cả phải chăng, có quan hệ đối tác và tìm kiếm bạn hàng tốt, trong khi đó, khả năng tổ chức sản xuất, công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng ta kém hơn rất nhiều. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế. Đặc biệt, trình độ công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn lạc hậu, sản xuất còn mang tính chất thủ công đã làm cho sản phẩm của Việt Nam thiếu tính cạnh tranh, giá trị gia tăng thấp. Nhưng vì là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên những đơn vị thuộc khu vực này không đủ sức trang trải chi phí cho việc xúc tiến thương mại, không có chiến lược lâu dài về đầu tư công nghệ, thâm nhập thị trường, đặc biệt là tìm hiểu thông tin về đối tác... Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn lúng túng với nghiệp vụ xuất khẩu, thâm nhập thị trường. Khó khăn phổ biến các doanh nghiệp gặp phải là tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng; tiếp cận với thông tin về tập quán, chính sách thương mại của các đối tác nước ngoài. Trên thực tế, để xuất được hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mới chỉ chú trọng đến việc tìm thị trường, bạn hàng mà chưa chú ý đúng mức đến luật thương mại và các luật lệ khác liên quan tới thương mại của nước nhập khẩu.

Tóm lại, thông qua các thông tin, số liệu về thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đạt được những thành tựu rất khả quan trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp đã xây dựng được thị phần tương đối ổn định ở trong nước, đồng thời tham gia xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thực tế cho


thấy năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp này vẫn còn rất nhiều hạn chế và tồn tại. Do đó, để có thể tồn tại phát triển trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu như hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải có những cơ chế chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa dành cho các doanh nghiệp. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự đổi mới mình và phải có những chiến lược hoạt động có tầm nhìn lâu dài để nâng cao năng lực hội nhập của mình, bắt kịp với nhịp độ phát triển ngày càng nhanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới.

2.2.2. Khả năng tiếp thu khoa học công nghệ


Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc cải tiến công nghệ sản xuất, ứng dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ trên thế giới, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Việc tiếp thu, làm chủ được một số công nghệ cao chuyên ngành trong lĩnh vực điện tử - tin học - viễn thông đã đưa ngành này đạt được một số kết quả đáng kể. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong một số ngành trọng yếu như tài chính, ngân hàng, thương mại cũng tạo được cơ sở ban đầu quan trọng thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao. Kết quả nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ công nghệ chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp, thủy sản và y tế;… Tuy nhiên, những nỗ lực này thực tế vẫn chưa đạt được hiệu quả thực sự, công nghệ vẫn là một vấn đề còn rất nhiều bất cập đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và đã làm hạn chế đi phần nào năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.


2.2.2.1. Trình độ công nghệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trình độ công nghệ hiện tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là ở dưới mức trung bình và trung bình của thế giới; số doanh nghiệp có công nghệ trên mức trung bình chiếm rất ít (dưới 10%). Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung hoạt động với những điều kiện yếu kém về trang thiết bị, công nghệ, sản xuất chủ yếu mang tính thủ công và bán cơ giới, bán tự động, thiết bị hiện đại và tương đối hiện đại chiếm tỷ lệ rất thấp trong tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Hiện nay, máy móc thiết bị của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước công nghiệp tiên tiến. Tốc độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tính riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ cao nhất cả nước cũng chỉ đạt khoảng 12%), so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới thì đó là mức còn rất thấp, đầu tư cho đổi mới công nghệ cũng ở mức thấp: chi phí đổi mới công nghệ chỉ khoảng 0,2-0,3% doanh thu, so với mức 5% ở Ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Qua đó có thể thấy công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới là một trong những hạn chế lớn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, làm cho chi phí sản xuất cao, tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu, giảm năng suất, chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công nghệ lạc hậu cũng là nguyên nhân chính của các tác động xấu và ngày càng tăng đến môi trường. Thí dụ, do sử dụng công nghệ lạc hậu nên tổn thất trong khâu chế biến vàng ở là 60-70%, trong khi các nước sử dụng công nghệ cao chỉ khoảng 3-8%.


Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 7

Tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đạt khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với Singapore (73%), Malaysia (51%), Thái Lan (31%) và so với tiêu chí chung (để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là trên 60%). Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong nhóm nghành này ở Việt Nam lại rất ít, do đó có thể thấy rằng tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam thực sự là một con số không đáng kể. Trong công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa 26,6%, bán cơ khí hóa 35,7%, thủ công 16,2%. Cho đến nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa sở hữu hay làm chủ được bất kỳ công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào thuộc lĩnh vực công nghệ cao, mà mới chỉ dừng ở mức độ làm chủ được một công đoạn, một số quá trình hoặc một số yếu tố công nghệ cao nào đó mang tính chuyên ngành. Thực tế đầu tư cho công nghệ cao còn quá thấp trong khi công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, có tính mạo hiểm cao. Nguồn ngân sách nhà nước cũng như năng lực tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất hạn chế nên chưa có khả năng đầu tư lớn để phát triển công nghệ cao.

2.2.2.2. Hoạt động chuyển giao công nghệ

Hoạt động chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua cũng còn rất hạn chế. Việc chuyển giao công nghệ chủ yếu theo hai luồng chính là từ công ty mẹ chuyển giao cho các công ty con trong các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc trong các công ty liên doanh và các hoạt động chuyển giao công nghệ thương mại thuần túy. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam nói chung là các hoạt động chuyển giao công nghệ đều được thực hiện theo hình thức thứ nhất, 90% hợp đồng chuyển giao công nghệ được kí kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghệ nước ngoài mà


các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng bao gồm những nước chủ yếu sau: Nhật bản, Hàn quốc, Tây âu, Mỹ, và các nước còn lại (chủ yếu là Trung quốc, Đài loan, Nga, Đông Đức...).

Khi thực hiện chuyển giao công nghệ, một vấn đề bất cập hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là chưa hình thành được một kế hoạch bài bản; thiếu phân tích tình hình; thiếu khả năng quản lý dự án; không tìm kiếm đúng công nghệ; thiếu khả năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong rất nhiều trường hợp, do không am hiểu thị trường công nghệ nên doanh nghiệp đã mua một số trang thiết bị quá hiện đại, tốn kém nhưng lại không tương hợp với thiết bị của nhà máy và vượt quá yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cũng không đủ kỹ năng để thẩm định thiết bị công nghệ khi được chuyển giao, nên nhiều khi nhập về cả những máy móc bị hỏng, bị lỗi, không sử dụng được. Những mua sắm không cần thiết như vậy gây ra không ít thất bại trong đầu tư. Hợp đồng sơ hở cũng là lỗi mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ mắc phải khi soạn thảo và đàm phán. Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng lại không có điều khoản quy định rõ ràng về đào tạo và trợ giúp kỹ thuật nên gặp phải khó khăn khi công nghệ gặp trục trặc kỹ thuật.

2.2.2.3. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cho rằng công nghệ thông tin là phương tiện hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thương trường, nhưng lại chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này. Ứng dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay là phần mềm quản lý tài chính và kế toán, với gần 90%, kế đến là các phần mềm quản


lý việc bán hàng, quản lý vật tư, nhân sự, lao động và tiền lương, quản lý tài sản cố định… Việc sử dụng những công cụ công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh thương mại rất thấp, với chưa đầy 20% số doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ có ứng dụng trong quản lý khách hàng và thị trường, còn tiếp thị - giới thiệu sản phẩm và giao dịch thương mại điện tử chỉ khoảng 5-6%. Các chương trình khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cho thấy phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ dành chưa tới 5% tổng chi phí cho công nghệ thông tin, số dành trên 10% chi phí cho hoạt động này rất ít. Nếu tính theo doanh số, tỷ lệ đầu tư còn thấp hơn rất nhiều. Đồng thời, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp cũng còn mất cân đối, với tỷ trọng chi phí dành để mua sắm phần cứng quá cao, trong khi chi phí cho phần mềm cho công tác đào tạo nguồn nhân lực lại quá thấp. So với những năm trước, tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tuy đã tăng lên nhiều, nhưng vẫn còn rất thấp so với mức bình quân của thế giới là 49%. Đồng thời các kết quả khảo sát đã chỉ ra khả năng sử dụng công nghệ thông tin của người lao động trong phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới đạt trình độ sơ đẳng. Hiện tượng này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến phần mềm và đào tạo kỹ năng cho người lao động, dù đây là yếu tố có tính chất quyết định đối với hiệu quả của đầu tư cho công nghệ thông tin.

Một thực trạng cũng rất bất cập nữa đó là việc áp dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay có tới hơn 90% doanh nghiệp không có website tự quảng bá mình trên Internet, trên 95% doanh nghiệp không sử dụng các dịch vụ tư vấn Internet, 24% không sử dụng bất kỳ dịch vụ nào. Website được xây dựng cũng chỉ dừng ở mức giới thiệu công ty và sản phẩm dịch vụ hơn là một kênh thông tin hữu hiệu để doanh nghiệp giao tiếp


với khách hàng và mở rộng phạm vi phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình. Một số website đã tiến thêm một bước là có cung cấp thông tin giá cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt hàng thông qua email hoặc gọi điện thoại đến nhà cung cấp. Sau đó nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng hóa đến tận tay người mua hàng và sẽ tiến hành thanh toán. Nhưng việc mua bán trực tuyến hiện nay chỉ thể hiện ở giai đoạn xem hàng và đặt hàng, còn các công đoạn khác vẫn tiến hành theo cách thức thương mại truyền thống. Số website của doanh nghiệp vừa và nhỏ cho phép thanh toán bằng trực tuyến (bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản) rất ít và phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và website dịch vụ (du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông). Các hệ thống mua bán trực tuyến giữa các doanh nghiệp với nhau hầu như chưa tồn tại, việc mua bán trực tuyến B2C và C2C tại Việt Nam chưa phổ biến và cũng chưa có doanh nghiệp nào cung cấp hoàn chỉnh các công đoạn của một chu trình mua bán trực tuyến. Hầu hết các website B2B chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, mà chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm, giá trị giao dịch thực tế còn chưa cao. Thành công hiện nay nhất là những siêu thị mobile, do đối tượng khách hàng hướng tới là giới trẻ có thu nhập khá và phần nào đã quen thuộc với việc mua sắm trên Internet. Chiến lược xây dựng website của các công ty kinh doanh di động này là cung cấp những thông số kỹ thuật rất chi tiết về sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng trưng bày và thường xuyên cập nhật giá cả trên website.

Một điều đáng lo ngại về thực trạng công nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được một cách đúng đắn về tầm quan trọng của yếu tố này đối với sự phát triển của mình. Phần lớn các chủ doanh nghiệp đều cho rằng với qui mô hoạt động vừa và nhỏ thì chi phí


đầu tư cho việc cải tiến, đổi mới trang thiết bị là quá lớn và chưa thể đáp ứng được. Do đó, họ rất e ngại trong việc đầu tư cho ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những rào cản lớn nhất làm giảm năng lực hội nhập của các doanh nghiệp.

Tóm lại, hoạt động cải tiến công nghệ sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy đã thu được những thành quả nhất định nhưng thực tế cho thấy đây đang là một khó khăn, thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể nói là thấp so với mặt bằng chung của các nước trên thế giới, điều này đã làm giảm năng lực hội nhập của doanh nghiệp một cách đáng kể. Chính vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có những chiến lược đầu tư phát triển công nghệ lâu dài và có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

2.2.3. Xây dựng thương hiệu

Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu nổi lên như một yêu cầu cấp thiết nhằm khẳng định vị thế, uy tín của hàng hoá và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bắt đầu có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của thương hiệu và bắt đầu có những sự đầu tư nhất định cho việc phát triển thương hiệu. Các doanh nghiệp

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí