Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa


Chiết khấu, tái chiết khấu: (1) Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán; (2) Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

Bao thanh toán nội địa: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Các phương thức bao thanh toán nội địa chủ yếu như: bao thanh toán từng lần, bao thanh toán theo hạn mức, đồng bao thanh toán.

Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng ngân hàng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng.‌

1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4.1. Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các DNNVV

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, bất cứ ai cũng muốn đồng vốn của mình sinh lời. Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó để kiếm lãi, còn những nhà doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lợi của vốn mà cần vay thêm tiền để mở rộng sản xuất. Với tư cách là trung gian dẫn vốn, ngân hàng đã giải quyết mâu thuẫn đó. Với hoạt động đi vay để cho vay, ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ DNNVV muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện.

Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV, tín dụng ngân hàng luôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào những DNNVV có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đó tín


dụng ngân hàng làm thay đổi quan hệ về cung - cầu hàng hoá và thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế.

1.2.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV

Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tuân thủ các hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cũng như tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng ngân hàng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc các doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

1.2.4.3. Góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV

Một trong những quy luật khách quan của cơ chế thị trường là cạnh tranh và quy luật này ngày càng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Tuy nhiên do những đặc điểm, tính chất của mình, DNNVV gặp không ít những khó khăn trong việc phát triển tạo thị phần, tạo niềm tin, tạo hình ảnh trong khi vị thế của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã ổn định và có chỗ đứng trên thị trường, vì vậy xu hướng hiện nay của các DNNVV là tìm cách liên doanh, liên kết nhằm bổ sung và hoàn thiện những hạn chế của mình, đặc biệt là hạn chế về vốn.

Mặc dù vậy, để đầu tư phát triển lớn, liên doanh, liên kết thôi chưa đủ vì vốn tự có thường hạn hẹp, khả năng tích tụ thấp cần mất nhiều năm mới có thể có được đủ vốn nhưng khi đó cơ hội làm ăn có thể không còn nữa. Do đó các DNNVV thường xuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu là nguồn tín dụng ngân hàng. Khi vốn được giải ngân, sức mạnh tài chính của DNNVV tăng lên thì các DNNVV cũng có cơ hội thực hiện được mục đích của


mình, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh.

1.2.4.4. Tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài

Bên cạnh việc kích thích các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các DNNVV mua thiết bị trả chậm, sử dụng hạn mức L/C…. Như vậy quan hệ quốc tế của các DNNVV đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Thông qua nguồn vốn vay này, DNNVV xác lập một cơ cấu vốn tối ưu đảm bảo kết hợp hiệu quả giữa nguồn đi vay với nguồn vốn tự có để sản xuất những sản phẩm có giá thành thấp hơn, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hoá và được thị trường chấp nhận. Có như vậy thì DNNVV mới đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.2.4.5. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ khoa học, chất lượng và mẫu mã sản phẩm

Với đặc điểm nguồn vốn thấp, các DNNVV khó đầu tư được công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ ngân hàng có thể coi là nguồn quan trọng để DNNVV thực hiện được nhu cầu này.

1.2.4.6. Góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động

Việc nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp và tăng năng suất lao động. Mặc dù hiểu được điều này nhưng các DNNVV đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không muốn chi tiền để đào tạo, tất cả nguồn vốn doanh nghiệp đều tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn tín dụng từ ngân hàng sẽ làm tăng nguồn


vốn hoạt động cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong công tác đào tạo của mình.

Qua một vài khía cạnh nêu trên, ta thấy được vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV. Vì vậy, việc mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với DNNVV là thực sự cần thiết để hoàn thiện một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay.

1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đây

Vấn đề khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu. Mỗi một mô hình nghiên cứu định lượng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nghiên cứu của luận văn này xin giới thiệu một số công trình của các tác giả sau đây:

1.3.1. Công trình nghiên cứu của nhóm Edmore Mahembe

Tháng 12/2011, nhằm chuẩn bị cho chương trình điều chỉnh tín dụng quốc gia, các chuyên gia tư vấn nghiên cứu mà người quản lý và nghiên cứu chính của dự án là Edmore Mahembe đã tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và hỗ trợ của các DNNVV ở Nam Phi. Trong đó, tác giả có đề cập những đặc điểm cụ thể của DNNVV (cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài) ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV ở Nam Phi cụ thể như sau:


Những nhân tố bên trong

1. Quy mô của DNNVV

2. Nhu cầu vay vốn

3. Tỷ lệ thành công/từ chối vay

4. Kinh nghiệm của các chủ doanh nghiệp

5. Quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp

6. Khả năng tiếp cận thông tin tín dụng

7. Thủ tục pháp lý

8. Kinh nghiệm của doanh nghiệp

Những nhân tố bên ngoài

9. Hệ thống pháp luật không hiệu quả

10. Tội phạm và tham nhũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 4

[Nguồn: Edmore Mahembe et al., 2011]


Những nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV như sau:


(1) Quy mô của DNNVV

Trên thế giới, những DNNVV có ít khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hơn những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, Nam Phi cũng không ngoại lệ. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2008, chỉ 59% DNNVV được tiếp cận các sản phẩm tín dụng ngân hàng so với con số 82% của các doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp siêu nhỏ thì ít có khả năng lập báo cáo tài chính, ít có tài khoản ngân hàng và ít có khả năng tiếp cận các sản phẩm tín dụng ngân hàng (như vay nợ, thấu chi hoặc hạn mức tín dụng) là một trong ba trở ngại chính đối với sự phát triển của họ. Trong khi đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì dễ dàng tiếp cận hơn (Mengistae et al.,2010).

Liên quan đến quy mô của doanh nghiệp, các DNNVV có khuynh hướng tìm kiếm nguồn tài chính phù hợp với nhu cầu của họ. Những chi phí liên quan đến việc đánh giá và giám sát tín dụng của một khoản vay hoặc khoản đầu tư khiến nó không tương xứng với lợi ích thu được từ việc cung cấp nguồn vốn cho DNNVV (Falkena et al.,2004). Tuy nhiên, ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organisation for Economic Cooperation and Development), ngân hàng nhận thức được việc cung cấp tài chính cho DNNVV là một kênh kinh doanh hấp dẫn, do đó họ đã phát triển một cơ chế giám sát hiệu quả cho việc kinh doanh này (OECD,2006).

(2) Nhu cầu vay vốn:

Dựa trên nhu cầu vay vốn, các DNNVV ít có khả năng xin cấp một khoản vay từ ngân hàng, bởi vì tỷ lệ từ chối đối với các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là 17% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, 7% đối với doanh nghiệp nhỏ và 4% đối với doanh nghiệp vừa. Những doanh nghiệp này cũng thường nói “không cần vay vốn ngân hàng” như là một lý do cho việc không nộp đơn xin vay của mình (tỷ lệ của phản ứng này lần lượt là 46% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, 52% đối với doanh nghiệp nhỏ và 72% đối với doanh nghiệp vừa). Hơn thế nữa, những DNNVV cho rằng thủ tục xin vay vốn ngân hàng quá phức tạp (tỷ lệ của phản ứng này lần lượt là


18% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, 14% đối với doanh nghiệp nhỏ và 6% đối với doanh nghiệp vừa) (Mengistae et al.,2010).

Tương tự, một nghiên cứu của Chimucheka và Rungani (2011) tìm thấy rằng 28% DNNVV ở Nam Phi chưa bao giờ nộp đơn xin vay vốn từ ngân hàng. Lý do chính là vì họ không biết những thủ tục vay vốn (53%), không biết đến nguồn vốn tín dụng sẵn có ở ngân hàng (23%), lãi suất thì cao (7%). Trong đó, 17% là tỷ lệ cho thấy họ không đủ vốn để bắt đầu và vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong các trường hợp xin vay vốn, có đến 25% trường hợp ngân hàng không phản hồi yêu cầu vay vốn của họ.

(3) Tỷ lệ thành công/từ chối vay

Qua khảo sát của tác giả, hơn 84,4% DNNVV nộp đơn xin vay vốn ngân hàng nhưng chỉ 25% là nộp thành công. Khi phân tích sâu hơn, trong 25% trường hợp thành công đó, 85% những doanh nghiệp xin vay được ngân hàng chấp nhận tài trợ nhưng chỉ 18% là vay được vốn từ ngân hàng. Lý do chính của việc này là vì các DNNVV không đáp ứng được của điều kiện của một khoản vay từ ngân hàng.

Nghiên cứu của Chimucheka va Rungani (2011) đã đi sâu hơn trong việc nghiên cứu lý do không thành công của những chương trình tín dụng cho các DNNVV ở Nam Phi. Những lý do đó là thiếu tài sản đảm bảo (37%), thiếu phần vốn đầu tư của DNNVV (17%), kế hoạch kinh doanh kém (7%) hoặc thậm chí không có kế hoạch kinh doanh. Một kết quá có thể so sánh trong một khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2008 đó là 31% doanh nghiệp siêu nhỏ và 39% doanh nghiệp nhỏ không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng vì thiếu tài sản thế chấp.

Coco (2009) chỉ ra rằng tài sản thế chấp giúp giảm thiểu sự mất cân đối thông tin và các vấn đề rủi ro đạo đức giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Tài sản thế chấp có thể thuộc sở hữu của các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, do đó nâng cao khả năng bảo vệ cho chủ nợ.

Theo cùng một nghiên cứu, 10% doanh nghiệp chỉ ra rằng lịch sử giao dịch tín dụng là một lý do của việc từ chối đơn xin vay vốn của họ, một dấu hiệu từ trung


tâm thông tin tín dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng xin vay vốn của họ do lịch sử tín dụng xấu của doanh nghiệp.

(4) Kinh nghiệm của các chủ doanh nghiệp

Theo lẽ thường, một ngân hàng thường thích những chủ doanh nghiệp có kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh. Nghiên cứu của Shane và Stuart (2002), Rudez và Mihalic (2007) đã đưa ra mối liên hệ giữa năng lực quản lý với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập. Năng lực quản lý của những người chủ doanh nghiệp mới thành lập càng cao thì khả năng tồn tại và sống xót của doanh nghiệp mới càng cao, và họ càng có khả năng thành công hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

(5) Quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2008, những người chủ doanh nghiệp ở Châu Phi có xu hướng dùng nguồn tài chính của ngân hàng cung cấp để bổ sung vốn lưu động. Truyền thống kinh doanh của các DNNVV ở Nam Phi là họ không tích lũy vốn, vì vậy cả nguồn vốn sở hữu và tài sản cố định – cái mà có thẻ cung cấp nhầm đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng – thì tương đối hiếm (Falkena et. Al., 2004). Họ thường báo cáo là cần nguồn vốn lớn cho hoạt động kinh doanh nhưng lại không tiếp cận đến nguồn vốn ngân hàng vì quan điểm của chính những người chủ doanh nghiệp này.

(6) Khả năng tiếp cận thông tin tín dụng

Theo Falkena et. Al., các DNNVV thường cung cấp những thông tin không đáng tin cậy (ngoại trừ những thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng). Một khi doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng, họ phải đối mặt với vấn đề cung cấp thông tin về tình hình tài chính và những nhân tố rủi ro có thể xảy ra của chính doanh nghiệp mình.

Ngân hàng sử dụng những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và dự đoán triển vọng tương lai để làm cơ sở cho quyết định cấp tín dụng. Thông tin đáng tin cậy của doanh nghiệp sẽ làm giảm sự sai lệch do bất cân xứng thông tin. Nếu doanh nghiệp đã trải qua thời gian


phát triển và có những bước kinh doanh đúng đắn trong kế hoạch kinh doanh toàn diện của mình, có giải pháp giảm rủi ro thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ tăng lên.

(7) Thủ tục pháp lý

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2008, chỉ 80 trong tổng số 120 DNNVV được khảo sát là có pháp lý hòan chỉnh. Liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm tín dụng ngân hàng, không một doanh nghiệp nào có pháp lý không hoàn chỉnh được sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng mặc dù có đến 13% những doanh nghiệp này nộp đơn xin vay tại các ngân hàng.

(8) Kinh nghiệm của doanh nghiệp

Kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp càng nhiều thì chủ doanh nghiệp càng có tài kinh doanh, có nhiều tiếng tâm và càng có nhiều trách nhiệm trong công ty. Vì thế kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp càng lớn thì họ càng đồng tình trong việc tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, do đó họ thường đi vay mượn từ nguồn khác nhiều hơn. Theo kết quả nghiên cứu thì các chủ doanh nghiệp trẻ tuổi khó có thể vay vốn bởi vì họ ít có tiếng tâm và thiếu kinh nghiệm.

(9) Hệ thống pháp luật không hiệu quả

Thị trường không hoàn hảo do hệ thống pháp luật không hiệu quả có thể hạn chế khả năng các DNNVV tiếp cận nguồn vốn bên ngoài. Điều này xảy ra khi các nhà cung cấp tài chính không có khả năng thu hồi được vốn của họ một cách kịp thời khi doanh nghiệp vay không có khả năng trả nợ, hoặc nếu có thể, nhà cung cấp tài chính phải chờ đợi một khoảng thời gian xử lý khá lâu.

Chính vì vậy, các DNNVV ở các nước có hệ thống pháp luật hiệu quả hơn sẽ có thể nhận được tài trợ vốn từ bên ngoài hơn các doanh nghiệp trong nước có hệ thống pháp lý kém hiệu quả hơn.

(10) Tội phạm và tham nhũng

Tội phạm và tham nhũng ở Nam Phi ở mức độ cao đã gây hạn chế việc đầu tư cũng như tài trợ vốn của ngân hàng. Ngân hàng Thế Giới đã nhận định tỷ lệ tội

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí