am hiểu thị trường. Những nghiên cứu thông tin về thị trường chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, do đó mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế ở các DNVVN ở Việt Nam và cũng là nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp này là việc thiếu thông tin về thị trường. Từ đó dẫn đến tình trạng DNVVN ở Việt Nam là doanh nghiệp bán cái mà mình sản xuất ra hơn là bán sản phẩm mà khách hàng cần.
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, DNVVN không chỉ kinh doanh trong môi trường nội địa mà còn mở rộng ra thị trường nước ngoài. Do đó, thông tin về thị trường xuất khẩu là hết sức cần thiết. Đối với một chiến lược xuất khẩu, thông tin về thị trường xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp xác định sản xuất sản phẩm gì cho phù hợp nhu cầu tại thị trường đó và thâm nhập thị trường đó qua những kênh phân phối nào. Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu khiến cho hàng hóa của DNVVN chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, ứng dụng CNTT, đặc biệt là mạng Internet sẽ mang lại cho các DNVVN những công cụ và kênh thu thập thông tin hiệu quả với chi phí thấp. Đồng thời, ứng dụng CNTT cũng giúp cho doanh nghiệp hệ thống hóa việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin thị trường một cách chính xác và hiệu quả. Do đó, DNVVN cần tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh khai thác thông tin về thị trường để dự báo được sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng cũng như tìm kiếm đối tác mới.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của CNTT, TMĐT ra đời mang lại nhiều tiện lợi cho DNVVN trong việc khai thác thông tin thị trường. Sự phát triển của TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về tình hình, nhu cầu của thị trường một cách đầy đủ nhất. Thông qua mạng Internet trong thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp không chỉ quảng bá hình ảnh đơn vị mình mà còn tham gia trưng bày hàng hóa, tiếp thị sản phẩm, quy trình sản xuất kinh doanh, trao đổi thông tin dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Việc trao đổi thông tin thường xuyên thông qua mạng sẽ mang lại cho doanh nghiệp và đối tác những thông tin quí báu mà những kênh thông tin khác khó có thể làm được. Đối với đối tác và khách hàng, thông qua hình thức TMĐT sẽ tiến hành việc đàm phán, đặt hàng, giao hàng, theo dõi diễn
biến thị trường cũng như khả năng đáp ứng về nhân lực, hàng hóa, thanh toán một cách thuận lợi, nhanh chóng, việc tìm kiếm, thu hút khách hàng cũng thực hiện nhanh hơn. Trong khi TMĐT đã khá phát triển trên thế giới và những lợi ích của TMĐT trong việc cung cấp thông tin thị trường là rõ ràng, DNVVN ở Việt Nam cần phải ứng dụng phương thức kinh doanh mới này để tận dụng những lợi ích đó và bắt kịp với các nước khác khi gia nhập WTO.
3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao khả năng tin học cho đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Khi tham gia vào nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ công nghệ hiện đại, trình độ tin học cao. Do đó, để cạnh tranh với các doanh nghiệp này, việc nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ trong DNVVN rất quan trọng.
Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ trong DNVVN ở Việt Nam nói chung còn thấp. Những hạn chế về trình độ tin học của đội ngũ cán bộ trong DNVVN làm các doanh nghiệp này gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Hạn chế về trình độ tin học dẫn đến khả năng khai thác các ứng dụng CNTT thấp, làm giảm hiệu quả của các dự án ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang ứng dụng CNTT thành công và mang lại những lợi thế về chi phí, khả năng quản lý, khai thác thông tin về thị trường thì DNVVN ở Việt Nam lại chưa biết đến những ứng dụng đó hoặc gặp phải những khó khăn do trình độ tin học của đội ngũ nhân viên còn thấp. Điều này đã làm các DNVVN thua thiệt so với các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nước ngoài, khiến các DNVVN đã yếu lại càng thêm bất lợi khi cạnh tranh. Thêm vào đó, trình độ tin học thấp làm các DNVVN ở Việt Nam mất đi nhiều cơ hội giao thương do không biết khai thác những công cụ hiện đại hỗ trợ kinh doanh như: email, khai thác thông tin thị trường từ Internet, phát triển TMĐT để giảm chi phí, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp với thế giới…
Như vậy, trước yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt và thực trạng trình độ tin học của đội ngũ cán bộ còn thấp, DNVVN ở Việt Nam cần tăng cường ứng dụng CNTT nhằm nâng cao khả năng tin học cho đội ngũ cán bộ.
Nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Môi trường kinh doanh rộng mở tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng buộc các DNVVN phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn nhiều kinh nghiệm, trình độ ứng dụng công nghệ hiện đại. Các DNVVN phải biết ứng dụng sức mạnh, tiện ích của CNTT vào hoạt động kinh doanh để không bị tụt hậu mà còn đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh. Ứng dụng CNTT là một sự thúc ép, nhưng cũng mở ra không gian rộng lớn hơn bao giờ hết để các DNVVN cải thiện vị thế cạnh tranh của mình. Việc tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi khách quan và tất yếu nếu doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kì hội nhập toàn cầu như hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
I. ĐÁNG GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, độ ổn định, khả năng khắc phục sự cố, khả năng mở rộng của hệ thống CNTT. Hạ tầng cơ sở hệ thống thông tin là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động và các ứng dụng liên quan đến CNTT.
Cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT bao gồm: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng nhân lực.
1.1. Hạ tầng kỹ thuật
1.1.1. Máy tính:
Máy tính là thiết bị phần cứng cơ bản cho ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh. Do đó, các thống kê về máy tính là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT cũng như TMĐT nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật.
Năm 2005, theo phòng Thương mại Công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng máy tính trong sản xuất kinh doanh tại các DNVVN Việt Nam chỉ là 30%, thấp thứ 3 trong khu vực châu á- Thái Bình Dương, chỉ xếp trên Trung Quốc và Indonesia. Tỷ lệ sử dụng máy tính trung bình tại các doanh nghiệp đạt 26 nhân viên/ máy tính, thấp thứ 2 trong khu vực, chỉ trên Indonesia. Những con số này cho thấy các DNVVN đang trong giai đoạn đầu tiên trong quá trình ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý và kinh doanh.(11)
Năm 2007, Bộ Công thương tổ chức một cuộc điều tra trên hơn 2000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó chủ yếu là DNVVN (chiếm khoảng 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát). Theo kết quả khảo sát, số máy tính trung bình trên mỗi doanh nghiệp năm 2007 là 22,9 máy tính/ doanh nghiệp, tăng 30,11% so với năm 2006 (17,6 máy/ doanh nghiệp), trung bình cứ 8,1 lao động có một máy tính và chỉ 0,3% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết chưa được trang bị máy tính. Trên một nửa số doanh nghiệp có từ 1 đến 10 máy tính và khoảng 1/3 doanh nghiệp có từ 11 đến 50 máy. Tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50 máy chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp có trên 10 máy tính đã tăng đáng kể so với năm 2006, từ chỗ chiếm 33% tổng số đơn vị điều tra năm 2006 lên mức 45% vào năm 2007.
Năm 2008, Bộ Công thương tiến hành cuộc khảo sát 3000 doanh nghiệp về tình hình “Doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử” và thu về 1638 phiếu trả lời hợp lệ.
Hình 1: Quy mô lao động của doanh nghiệp được điều tra năm 2008
(Đơn vị tính: Tỷ lệ %)
(11)Nguồn: http://www.vista.gov.vn/pls/portal/PORTAL.wwv_media.show?p_id=297224&p_settingssetid
50%
18%
8%
8%
8%
3%
4%
Tỷ lệ doanh nghiệp
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
1-20 21-50 51-100 101-200 201-500 501-1000 > 1000
Số lao động
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 – Bộ Công thương.
Trong số các doanh nghiệp được điều tra năm 2008 có 50% là doanh nghiệp quy mô nhỏ (dưới 20 lao động), tỷ lệ doanh nghiệp có từ 21 đến 50 lao động là 18%, tỷ lệ doanh nghiệp có từ 51 đến 200 lao động là 16%. Những doanh nghiệp có trên 500 lao động chiếm chưa đến 10% doanh nghiệp tham gia khảo sát (xem Hình 1). Tương quan này về quy mô lao động của các doanh nghiệp được điều tra đã phản ánh đúng thực trạng là đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn là các DNVVN. Do đó, kết quả điều tra cũng phản ánh đúng thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT trong các DNVVN ở Việt Nam.
Theo kết quả điều tra trên của Bộ Công thương, trung bình mỗi doanh nghiệp có 15,5 máy tính, trung bình cứ 10 lao động có 1 máy tính. Như vậy, năm 2008 tỷ lệ máy tính trung bình trong doanh nghiệp có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2006 (17,6 máy tính/doanh nghiệp) và năm 2007 (22,9 máy tính/doanh nghiệp). Sự sụt giảm này không phản ánh tình hình trang bị máy tính bị chậm lại mà do hai nguyên
nhân trong cơ cấu doanh nghiệp được điều tra: doanh nghiệp được điều tra năm 2008 ít tập trung ở hai thành phố lớn và ở các lĩnh vực kinh doanh tiên tiến. Sự sụt giảm này cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT của DNVVN có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền và các lĩnh vực kinh doanh, DNVVN ở các thành phố lớn có sự trang bị máy tính cao hơn ở các vùng khác. Cũng theo kết quả cuộc điều tra này, chỉ có chưa đến 0,1% doanh nghiệp chưa trang bị máy tính (tỷ lệ này năm 2007
là 0,3%). Như vậy, đến nay hầu như 100% doanh nghiệp trên cả nước đã trang bị máy tính(12). Điều này phản ánh việc trang bị máy tính đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô, địa bàn hoạt động và lĩnh vực kinh doanh.
Trong số các doanh nghiệp đã trang bị máy tính, trên 56% doanh nghiệp có từ 1 đến 10 máy và khoảng 92% doanh nghiệp có từ 1 đến 50% máy tính. Chỉ có 8% doanh nghiệp có từ 51 máy tính trở lên (xem Hình 2). Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11 đến 20 máy tính tăng dần qua các năm và năm 2008 đạt trên 20%. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp không có máy tính hoặc chỉ có từ 1-10 máy có xu hướng giảm dần (xem Bảng 5). Xu hướng này cho thấy sự chuyển biến trong đầu tư trang thiết bị cho ứng dụng CNTT của DNVVN. DNVVN đã trang bị nhiều máy tính hơn, tạo điều kiện cho nhân viên có nhiều cơ hội sử dụng máy vi tính trong công việc.
Hình 2: Phân bổ máy tính trong doanh nghiệp năm 2008
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
(12)Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 – Bộ Công thương, trang 114.
56.0%
20.1%
16.0%
5.1%
2.0%
0.7%
60%
50%
Tỷ lệ doanh nghiệp
40%
30%
20%
10%
0%
1-10 11-20 21-50 51-100 101-200 >200
Số máy tính
Nguồn: Báo cáo TMĐTnăm 2008 - Bộ Công Thương.
Bảng 5: So sánh sự phân bổ máy tính của doanh nghiệp qua các năm 2006-2008
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
2006 | 2007 | 2008 | |
0 máy | 0.1% | 0.3% | 0.1% |
Từ 1-10 máy | 67.0% | 54.8% | 56.0% |
Từ 11-20 máy | 15.4% | 17.9% | 20.1% |
Từ 21-50 máy | 12.2% | 16.1% | 16.0% |
Từ 51-100 máy | 3.0% | 7.6% | 5.1% |
Từ 101-200 máy | 1.6% | 2.7% | 2.0% |
Trên 200 máy | 0.7% | 0.7% | 0.7% |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Dn Phân Theo Quy Mô Lao Động Giai Đoạn 2001-2006
- Khái Niệm Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Sự Cần Thiết Phải Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Để Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Các Loại Mạng Nội Bộ Của Doanh Nghiệp Qua Các Năm 2006-2008
- Cơ Cấu Đầu Tư Cho Cntt Trong Các Doanh Nghiệp Năm 2004-2005.
- Thực Trạng Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Doanh Nghiệp Thông Qua Tăng Cường Đào Tạo Công Nghệ Thông Tin Cho Đội Ngũ Cán Bộ Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008 – Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, tiêu chí số lượng máy tính trung bình trong doanh nghiệp chưa thực sự phản ánh được mức độ sẵn sàng cho ứng dụng CNTT của từng doanh nghiệp vì mỗi doanh nghiệp có quy mô lao động khác nhau. Tỷ lệ bình quân số nhân viên/máy tính trong từng lĩnh vực đánh giá chính xác hơn mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp. Bảng 6 dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn cụ thể
hơn về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT và TMĐT của DNVVN trong từng lĩnh vực.
Bảng 6: Phân bổ máy tính trong doanh nghiệp theo ngành
Tỷ lệ máy tính/ doanh nghiệp | Tỷ lệ nhân viên/ máy tính | |
Dịch vụ CNTT và TMĐT | 12.7 | 3.3 |
Ngân hàng, tài chính, tư vấn, luật, bất động sản | 17.1 | 5.4 |
TM-DV, dịch vụ tổng hợp, dịch vụ khác | 11.9 | 5.6 |
Thủ công mỹ nghệ | 11.3 | 8.4 |
Du lịch | 19.9 | 8.8 |
Các lĩnh vực khác | 11.7 | 8.9 |
Cơ khí máy móc, hóa chất, xây dựng | 15.7 | 10.3 |
Nông lâm thủy sản, chế biến thực phẩm | 20.6 | 19.3 |
Dệt may da giày | 24.6 | 32.1 |
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 – Bộ Công Thương
Nhìn từ bảng 6 ở trên, có thể thấy hai lĩnh vực có trình độ triển khai CNTT cao nhất là Dịch vụ CNTT và TMĐT (3,3 nhân viên/1 máy tính) và Ngân hàng, tài chính, tư vấn, luật, bất động sản (5,4 nhân viên/1 máy tính).
1.1.2. Mức độ xây dựng và sử dụng mạng nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, nhiều DNVVN đã và đang xây dựng cho mình một hạ tầng CNTT với các hệ thống máy tính kết nối thành mạng cục bộ. Một mạng nội bộ hoàn thiện là điều kiện tiên quyết để mang lại hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào phục vụ các hoạt động quản lý và kinh doanh trong doanh nghiệp. Do đó, các DNVVN cần xây dựng mạng nội bộ để khai thác hết khả năng của CNTT.
Theo kết quả điều tra của Bộ Công Thương trong ba năm 2006-2008, việc sử dụng mạng nội bộ của DNVVN đã có nhiều tiến bộ, số doanh nghiệp xây dựng mạng nội bộ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 có 88,4% doanh nghiệp xây