xét về tỷ trọng vốn đầu tư thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm khoảng 23% tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế.
Góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả kinh tế cao
Với quy mô vốn và lao động không lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng được thành lập, chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn, là những vệ tinh, những xí nghiệp gia công cho những doanh nghiệp lớn cùng hệ thống đồng thời là mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp lớn.
Hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 31% tổng sản lượng công nghiệp hàng năm, 78% doanh số bán lẻ trong thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng tích cực, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng phong phú và đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được.
Tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng
Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ giúp các địa phương khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đó cũng là lý do cơ bản để Đảng và Nhà nước ta đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như kinh tế trang trại và phát triển các làng nghề truyền thống ở các vùng nông thôn nước ta.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, mỗi quận, huyện đều có những thế mạnh tiềm năng riêng. Những quận ở trung tâm sẽ phù hợp để phát triển các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ (dịch vụ ăn uống, du lịch, giải trí …), những quận huyên xa trung tâm như Hóc Môn, Củ Chi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặt biệt là rau sạch và chăn nuôi kết hợp với các dịch vụ vui
chơi giải trí (câu cá, giải ngoại …), huyện Cần Giờ thì thích hợp cho nuôi trồng thủy sản và du lịch biển.
Tạo được mối liên kết với các tổng công ty, các tập đoàn xuyên quốc gia
Mặc dù trong thời gian qua, mối quan hệ này mới chỉ được xác lập bước đầu qua việc cung ứng nguyên vật liệu, hợp đồng phụ và thành lập mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm cho các tổng công ty, các tập đoàn xuyên quốc gia, song đây là một hướng phát triển hết sức quan trọng để thúc đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và sự phát triển chung của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam.
Như vậy, từ việc khẳng định vị trí và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta là một trong những chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay việc hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều rất cấp thiết, là chất xúc tác giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy vai trò của mình.
Đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước
Với số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm đã đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Số thu từ thuế, phí và lệ phí của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn và đều tăng với tốc độ cao qua các năm, năm 2005 doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng 53,07% trong tổng doanh nghiệp đến năm 2009 chiếm tỷ trọng hơn 66,0%. Số liệu cụ thể được thể hiện trên biểu đồ 2.4 như sau:
Biểu đồ 2.4: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của các DNNVV trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2011
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Giá trị
64.201.281
59.076.403
54.025.060
50.023.204
45.188.079
27.054.448
70.000.000
60.000.000
50.000.000
40.000.000
30.000.000
20.000.000
10.000.000
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm
Nguồn: Tổng cục thống kê [39], [40], [62].
Năm 2006 doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp ngân sách nhà nước là
27.054.448 triệu đồng tăng 74,06% so với năm 2005; năm 2007 doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp ngân sách nhà nước là 45.188.079 triệu đồng tăng 67,03% so với năm 2006; năm 2008 doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp ngân sách nhà nước là 50.023.204 triệu đồng tăng 10,07% so với năm 2007; năm 2009 nộp ngân sách nhà nước là 54.025.060 triệu đồng tăng 8,0% so với năm 2008; năm 2010 nộp ngân sách nhà nước là 59.076.403 triệu đồng tăng 9,35% so với năm 2009; năm 2011 nộp ngân sách nhà nước là 64.201.281 triệu đồng tăng 8,67% so với năm 2010. Như vậy, so với năm 2006 nộp ngân sách của doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011 tăng 137,3%. Xét về tỷ trọng năm 2006 doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng 53,77% trong tổng doanh nghiệp, năm 2011 chiếm tỷ trọng gần 65,0%.
Với số liệu trên đã cho thấy sự đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, từ đó góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
2.3 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
2.3.1 Huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1.1 Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần được hình thành lúc mới đi vào hoạt động và trong quá trình hoạt động vốn điều lệ được bổ sung bằng hình thức phát hành cổ phiếu (phát hành tăng thêm vốn, phát hành chia lợi nhuận, phát hành từ các quỹ dự trữ …).
Vốn điều lệ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 10% trong tổng nguồn vốn huy động nhưng có vai trò rất lớn, giúp các ngân hàng mở rộng qui mô kinh doanh, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, thu hút nhân tài, giúp ngân hàng có thể đứng vững trong những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trong và ngoài nước.
Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng thì đến cuối năm 2010 các ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu là
3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế một số NHTMCP không thể đáp ứng được Nghị định này, ví du: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (2.000 tỷ VND), Ngân hàng TMCP gia định (2.000 tỷ VND), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (2.000 tỷ VND) …. Do đó, để tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Với nghị định này thì các ngân hàng thương mại cổ phần được gia hạn tăng vốn đều lệ lên 3.000 tỷ VND đến hết năm 2011.
Bảng 2.12: Vốn đều lệ của một số ngân hàng thương mại cổ phần trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm 31/12/2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tên ngân hàng | Vốn điều lệ | |
1 | Ngân hàng TMCP An Bình | 3.482 |
2 | Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu | 3.018 |
3 | Ngân hàng TMCP Hàng hải | 5.000 |
4 | Ngân hàng TMCP Kỹ Thương | 6.932 |
5 | Ngân hàng TMCP Nam Việt | 3.500 |
6 | Ngân hàng TMCP Nam Á | 3.000 |
7 | Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh | 4.000 |
8 | Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam | 13.223 |
9 | Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM | 3.000 |
10 | Ngân hàng TMCP Phương Nam | 3.049 |
11 | Ngân Hàng TMCP Quân Đội | 5.300 |
12 | Ngân hàng TMCP Quốc tế | 4.000 |
13 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn | 4.185 |
14 | Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội | 4.995 |
15 | Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín | 9.179 |
16 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa | 3.399 |
17 | Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu | 8.800 |
18 | Ngân hàng TMCP Á Châu | 7.814 |
19 | Ngân hàng TMCP Đông Nam Á | 5.068 |
20 | Ngân hàng TMCP Đông Á | 4.500 |
21 | Ngân hàng TMCP Đại Dương | 3.500 |
22 | Ngân hàng công thương Việt Nam | 15.172 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Lược Về Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Của Tp.hcm
- Số Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Bị Giải Thể Hoặc Phá Sản Trên
- Nhu Cầu Vốn Phát Triển Dnnvv Trên Địa Bàn Tp.hồ Chí Minh
- Cho Vay Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đối Với Dnnvv Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Tỷ Trọng Dư Nợ Tín Dụng Của Các Nhtmcp Đối Với Dnnvv Trên Địa Bàn Tp.hcm Phân Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Năm 2010
- Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đối Với Dnnvv Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các ngân hàng TMCP trên
địa bàn Tp.HCM năm 2010, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam [22],[45].
2.3.1.2 Tình hình huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vốn huy động của các ngân hàng thương mại chủ yếu là từ vốn tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp. Việc cạnh tranh để huy động được nguồn vốn này diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, để huy động nguồn vốn này các ngân hàng thương mại không ngừng thay đổi lãi suất hấp dẫn đồng thời có các hình thức tặng quà, khuyến mãi cho các khách hàng gửi tiền.
Bảng 2.13 thể hiện tình hình huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2010 như sau:
Bảng 2.13: Tình hình huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm | ||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Tổng các Ngân hàng | 285.479 | 487.028 | 585.339 | 780.200 | 766.300 | 886.900 |
Ngân hàng TMCP | 114.718 | 239.417 | 305.873 | 457.197 | 432.960 | 526.818 |
Nguồn: Cục thống kê và Quỹ bảo lãnh tín dụng Tp.Hồ Chí Minh [44],[60]
Căn cứ vào bảng 2.13 ta có sự thay đổi về nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.14: Sự thay đổi nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên
địa bàn Tp.HCM so với năm trước.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm | ||||||||||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | ||||||
Số tiền | Tỷ lệ tăng/ giảm (%) | Số Tiền | Tỷ lệ tăng/ giảm (%) | Số tiền | So năm trước (%) | Số tiền | Tỷ lệ tăng/ giảm (%) | Số tiền | Tỷ lệ tăng/ giảm (%) | |
Tổng các NH | 201.549 | 70,6 | 98.311 | 20,2 | 194.861 | 33,3 | -13.900 | -1,8 | 120.600 | 15,7 |
NH TMCP | 124.699 | 108,7 | 66.456 | 27,8 | 151.324 | 49,5 | -24.237 | -5,3 | 93.858 | 21,7 |
Nguồn: Cục thống kê và Quỹ bảo lãnh tín dụng Tp.HCM [44],[60]
Từ số liệu thống kê bảng 2.13 và 2.14 cho thấy:
Năm 2007 tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 487.028 tỷ đồng tăng 70,6% so với năm trước, trong đó vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) là 239.417 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,16% trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tăng 108,7% so với năm trước. Nếu chia theo đối tượng gửi tiền thì tiền gửi dân cư là 215.976 tỷ đồng, tiền gửi tổ chức kinh tế 263.950 tỷ đồng và tiền gửi của khách hàng nước ngoài là 7.102 tỷ đồng.
Trong năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến nhanh và phức tạp cùng với lạm phát trong nước tăng cao trong năm (khoảng 19,8%) đã ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tiền tệ, tạo ra tâm lý không tích cực cho thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các chỉ số về tăng trưởng vốn huy động, dư nợ cho vay đều tăng chậm so năm trước. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định nhằm điều tiết vĩ mô về hoạt động ngân hàng như: các quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Quyết định số 187/2008/QĐ- NHNNngày 16/1/2008, 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008, 2811/QĐ-NHNN
ngày 20/11/2008, 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008, 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008) và quyết định về cơ chế điều hành lãi suất (Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008), các quy định về cơ chế điều hành tỷ giá và giao dịch ngoại hối. Các quyết định trên đã có tác dụng tích cực đối với thị trường tiền tệ, tạo được sự ổn định của thị trường những tháng cuối năm: thị trường liên ngân hàng ổn định trở lại, tính thanh khoản và vốn khả dụng được đảm bảo, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 12% - 13,5%/năm, huy động phổ biến ở mức 10% - 11%/năm.
Tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 585.339 tỷ đồng tăng 20,2% so với năm trước, trong đó vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần là 305.873 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,26% trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tăng 27,8% so với năm trước. Nếu chia theo đối tượng gửi tiền thì tiền gửi dân cư là 294.166 tỷ đồng, tiền gửi tổ chức kinh tế 278.416 tỷ đồng và tiền gửi của khách hàng nước ngoài là 12.757 tỷ đồng.
Năm 2009 hoạt động ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong điều kiện kinh tế đang hồi phục. Sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng (tăng 38,3% so đầu năm) phản ánh quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong nền kinh tế bình thường, các cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay để duy trì và phát triển sản xuất. Trong năm qua Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách điều hành thị trường tiền tệ thích hợp. Việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp 7%/năm trong 11 tháng, và điều chỉnh lên mức 8%/năm áp dụng từ ngày 1/12 đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, không xảy ra hiện tượng chạy đua lãi suất giữa các tổ chức tín dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Hoạt động dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển, hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã hoàn thiện và phát triển. Các ngân