Số Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Bị Giải Thể Hoặc Phá Sản Trên


TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất là một tất yếu khách quan, vì các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Việt Nam chủ yếu là do các cá nhân thành lập, các cá nhân này thường là nhóm bạn bè, cùng dòng họ hay một cá nhân tự đứng tên thành lập, họ không muốn có nhiều người tham gia. Ngoài ra từ khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời đã cho phép các cá nhân thành lập doanh nghiệp TNHH một thành viên nên loại hình này cũng đã phát triển rất nhanh.

Biểu đồ 2.2: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa bị giải thể hoặc phá sản trên

địa bàn thành phHChí Minh tnăm 2006 đến năm 2011

Đơn vị tính: Doanh nghiệp


16.521

11.131

9.372

8.268

7.986

8.639

18.000

16.000

14.000

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011


Nguồn: Tổng cục Thống kê [39], [40], [62]. Sở KH và ĐT Tp.HCM [59] Theo số liệu tại biểu đồ 2.2 số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa bị giải thể hoặc phá sản tăng qua các năm, năm 2006 là 8.268 doanh nghiệp thì năm 2011 là 16.521 doanh nghiệp tăng 99,81% so với năm 2006 và bằng 17,75% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động. Có thể nói số doanh nghiệp bị giải thể và phá sản ngày càng tăng cao là do tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn trong thời gian vừa qua, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách

nhà nước và công ăn việc làm của người lao động.


2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh

Theo số liệu của Tổng cục thống kế, cơ cấu tài sản và nguồn vốn bình quân tính cho một doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn bình quân của một doanh nghiệp nhỏ và vừa từ năm 2006 đến 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tài sản







 Tài sản lưu động

4,40

4,99

4,84

5,02

6,26

6,87

 Tài sản cố định

3,22

3,15

3,05

3,17

4,16

4,47

Tổng tài sản

7,62

8,14

7,89

8,19

10,42

11,34

Nguồn vốn







 Vốn chủ sở hữu

2,35

2,54

2,47

2,56

4,49

5,04

 Nợ phải trả

5,27

5,60

5,43

5,63

5,93

6,30

Tổng nguồn vốn

7,62

8,14

7,89

8,19

10,42

11,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 11

Nguồn: Tổng cục Thống kê [39], [40], [62]

Theo số liệu Bảng 2.3 ta thấy:

- Tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là tài sản lưu động, chiếm tỷ trọng bình quân hơn 61% trong tổng tài sản.

- Nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng nợ phải trả, giá trị nợ phải trả hơn gấp đôi giá trị vốn chủ sở hữu, chiếm tỷ trọng bình quân hơn 69% trong tổng nguồn vốn.

Như vậy, có thể kết luận doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho tài sản, chủ yếu là bổ sung tài sản lưu động của doanh nghiệp. Điều này đã phản ảnh được thực trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vửa ở Việt Nam cũng như thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ do đó không sử dụng nhiều tài sản cố định, mặc khác nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khiêm tốn


nên các doanh nghiệp này chủ yếu sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho vốn kinh doanh của mình.

Về kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ta có bảng thống kê như sau:

Bảng 2.4: Kết cấu Tổng nguồn vốn bình quân của một doanh nghiệp nhỏ và vừa từ năm 2006 đến 2011

Đơn vị tính: %


Nguồn vốn

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

 Vốn chủ sở hữu

30,84

31,20

31,31

31,26

43,12

44,44

 Nợ phải trả

69,16

68,80

68,82

68,74

56,88

55,56

Tổng nguồn vốn

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Nguồn: Tổng cục Thống kê [39], [40], [62]

Với số liệu thống kê Bảng 2.3 và Bảng 2.4 cho ta thấy nguồn vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng nợ phải trả, cụ thể nợ phải trả bình quân của một doanh nghiệp năm 2006 là 5,27 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 69,16%; năm 2007 là 5,60 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 68,80%; năm 2008 là 5,43 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 68,82%; năm 2009 là 5,63 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 68,74%, năm 2010 là 5,93 tỷ chiếm tỷ trọng 56,88%, năm 2011 là 55,56%.

Nếu tính toán tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ta có: Tổng số nợ phải trả bình quân năm năm 2006 là 220.602 tỷ đồng, năm 2007 là 280.039 tỷ đồng, năm 2008 là

330.584 tỷ đồng, năm 2009 là 428.347 tỷ đồng, năm 2010 là 505.005 tỷ đồng và năn 2011 là 586.234 tỷ đồng.

Để kiểm chứng số liệu thống kê của các cơ quan thống kê nhà nước, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, và có kết quả tình hình tài sản và nguồn vốn bình quân của DNNVV thể hiện trong Bảng 2.5 như sau:


Bảng 2.5: Kết quả khảo sát 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 về tình hình tài sản và nguồn vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Số tiền

Tỷ lệ (%)

1. Tổng tài sản bình quân

10.742

100,00

2. Tổng nguồn vốn bình quân

10.742

100,00

2.1 Vốn chủ sở hữu bình quân

4.793

44,62

- Trong đó: Vốn điều lệ bình quân

3.321

30,92

2.2 Nợ phải trả bình quân

5.949

55,38

- Vay ngân hàng bình quân

2.767

25,75

- Vay người thân, bạn bè bình quân

2.327

21,67

- Nợ nhà cung cấp bình quân

738

6,87

- Nợ khác bình quân

127

1,18

Nguồn: Kết quả khảo sát 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 của tác giả [23]

Theo kết quả khảo sát bảng 2.5, nợ phải trả bình quân của các doanh nghiệp là 5.949 triệu đồng chiếm 55,38%, trong đó chủ yếu là nợ vay: Vay ngân hàng chiếm 46,51%, vay người thân và bạn bè chiếm tỷ trọng 39,12%.

Như vậy, so với kết quả thống kê của các cơ quan chức năng thì tỷ trọng nợ phải trả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chênh lệch lớn (55,38% so với 56,88%), lý do có thể xuất phát từ công tác khảo sát, vì số lượng doanh nghiệp khảo sát không nhiều (83 doanh nghiệp), các doanh nghiệp được khảo sát cũng có thể khai báo chưa thật sự trung thực.

2.2.3 Thực trạng các nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.

2.2.3.1 Vốn đăng ký kinh doanh

Hàng năm thành phố Hồ Chí Minh thu hút hàng ngàn người lao động khắp mọi miền đất nước và cũng là môi trường thuận lợi để người dân đầu tư vốn làm ăn nên hàng năm có cả chục ngàn doanh nghiệp được thành lập mới. Bảng 2.6 dưới đây cho ta thấy số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và số vốn đăng ký từ năm 2006 đến 2011:


Bảng 2.6: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và số vốn đăng ký qua các năm tại TP.HCM


Năm

Tổng số doanh nghiệp

Số doanh nghiệp nhỏ và vừa

Số lượng (doanh nghiệp)

Số vốn đăng ký (tỷ đồng)

Số lượng (doanh nghiệp)

Số vốn đăng ký (tỷ đồng)

2006

13.844

36.282

13.016

22.716

2007

17.519

153.371

16.506

82.802

2008

18.860

122.097

17.808

67.786

2009

23.841

118.408

22.559

67.810

2010

20.209

193.387

19.061

110.900

2011

24.413

182.344

21.247

102.168

Nguồn: Cục thống kê Tp.Hồ Chí Minh, Sở kế hoạch và Đầu tư [44], [59]

Năm 2007 Sở kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép thành lập mới

17.519 doanh nghiệp ngoài nhà nước với tổng số vốn đăng ký là 153.372 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là 16.506 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 82.802 tỷ đồng, tăng 3.490 doanh nghiệp so với cùng thời kỳ năm 2006. Qui mô bình quân vốn của 1 doanh ngiệp là 8,75 tỷ đồng, bằng 3,34 lần vốn bình quân 1 doanh ngiệp năm 2006.

Năm 2008 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép thành lập mới 18.860 doanh nghiệp ngoài nhà nước với tổng số vốn đăng ký 122.097 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là 17.808 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 67.786 tỷ đồng, tăng 1.302 doanh nghiệp so với cùng thời kỳ năm 2007. Qui mô bình quân vốn của 1 doanh ngiệp là 6,47 tỷ đồng, bằng 0,74 lần vốn bình quân 1 doanh ngiệp năm 2007.

Năm 2009 đã có 23.841 doanh nghiệp ngoài nhà nước mới được cấp phép thành lập với tổng số vốn đăng ký 118.408 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là 22.559 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 67.810 tỷ đồng, tăng 4.752 doanh nghiệp so với cùng thời kỳ năm 2008. Qui mô bình quân vốn của 1 doanh ngiệp là 4,97 tỷ đồng, bằng 0,77 lần vốn bình quân 1 doanh ngiệp năm 2008.


Năm 2010 đã có 20.209 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 3.632 doanh nghiệp so với năm 2009, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 193.387 tỷ đồng tăng 74.974 tỷ đồng so với năm 2009. Trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là 19.061 doanh nghiệp giảm 3.498 doanh nghiệp so với năm 2009, với số vốn đăng ký là 110.900 tỷ đồng tăng 43.090 tỷ đồng so với năm 2009. Qui mô bình quân vốn của 1 doanh ngiệp là 5,818 tỷ đồng, bằng 1,17 lần vốn bình quân 1 doanh ngiệp sáu tháng đầu năm 2009.

Năm 2011 đã có 24.413 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 4.204 doanh nghiệp so với năm 2010, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 182.344 tỷ đồng giảm 11.043 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là 21.247 doanh nghiệp tăng 2.186 doanh nghiệp so với năm 2010, với số vốn đăng ký là 102.168 tỷ đồng giảm 8.732 tỷ đồng so với năm 2010. Qui mô bình quân vốn đăng ký của 1 DNNVV là 4,808 tỷ đồng.

Nhìn chung, hàng năm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều người dân bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ta thấy vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp qua các năm chưa có sự đột biến vẫn còn ở mức thấp, thậm chí còn giảm dẫn đến tình trạng có tới 97% các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyên nhân cũng chính là do sự thông thoáng của pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bỏ vốn thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên do hạn chế về vốn nên các doanh nghiệp thành lập có mức vốn từ vài chục triệu đến 1 tỷ chiếm tỷ trọng rất lớn.

2.2.3.2 Nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại

Nguồn vốn huy động bằng hình thức đi vay từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của các DNNVV hàng năm đều tăng so với năm trước, tuy nhiên các DNNVV vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác tiếp cận nguồn vốn này. Khó khăn càng tăng thêm khi nền kinh tế Việt Nam xảy ra lạm phát cao như thời điểm hiện nay (tháng 5/2011). Bảng 2.7


cho thấy tình hình dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với các DNNVV:

Bảng 2.7: Vốn huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

- Tổng vốn huy

động

285.502

487.028

585.339

780.200

766.300

886.900

- Tổng dư nợ tín dụng

229.747

406.352

502.687

695.500

699.800

753.800

- Dư nợ tín dụng

đối với DNNVV

89.705

167.011

212.637

322.712

384.890

412.849

Nguồn: Cục thống kê Tp.Hồ Chí Minh và Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa [44], [60].

Năm 2007 tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 487.028 tỷ đồng tăng 70,6% so với năm trước, trong đó vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần là 239.417 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,16% và tăng 108,7% so với năm trước. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 167.011 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41,1%.

Năm 2008 tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 585.339 tỷ đồng tăng 120,2% so với năm trước, trong đó vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần là 305.873 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,26% và tăng 27,8% so với năm trước. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 212.637 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,30%.

Năm 2009 vốn huy động đến đầu tháng 12 đạt 780.200 tỷ, tăng 38,3% so cùng kỳ, tăng 33,3% so đầu năm. Vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) chiếm 58,6%, tăng 55,1% so cùng kỳ, tăng 49,6% so đầu năm. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 28,3% tổng vốn huy động, tăng 38,6% so cùng kỳ và tăng 38,9% so đầu năm; huy động VND tăng


38,2%, trong đó tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt 407.200 tỷ, tăng 40%, chiếm 52,2% tổng vốn huy động.

Tổng dư nợ tín dụng đạt 695.500 tỷ, tăng 43,8% so cùng kỳ, tăng 38,3% so đầu năm. Dư nợ tín dụng của các NHTMCP chiếm 53,6%, tăng 63,7% so cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ VND luôn cao hơn nhiều so với dư nợ ngoại tệ là do chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ khi thực hiện hỗ trợ lãi suất trong chương trình kích cầu của chính phủ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 170.400 tỷ, chiếm 24,5% tổng dư nợ, tăng 24,1% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng VND tăng 51,6% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 41,7% tổng dư nợ, tăng 34% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 51,7% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 322.712 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 46,4%.

Năm 2010 vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố đến tháng 12 ước đạt 766.300 tỷ đồng, giảm 1,78% so năm 2009, tăng 27% so đầu năm. Vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần là 432.960 tỷ đồng chiếm 56,5%, giảm 5,5% so cùng kỳ.

Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 699.800 tỷ, tăng 0,6% so cùng kỳ, tăng 16,6% so đầu năm. Dư nợ tín dụng của các NHTMCP là 319.809 tỷ chiếm 45,7%, giảm 6,1% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VND giảm 4,4%; dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 40,1% tổng dư nợ, tăng 6,1%; dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm 3,3%. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 384.890 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,0%.

Năm 2011 vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố đạt 886.900 tỷ đồng, tăng 15,74% so năm 2010. Vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần là 526.818 tỷ đồng chiếm 59,4%.

Tổng dư nợ tín dụng đạt 753.800 tỷ, tăng 7,71% so năm 2011. Dư nợ tín dụng của các NHTMCP là 381.600 tỷ chiếm tỷ trọng 50,6%, tăng 19,32% so năm 2010. Dư nợ tín dụng bằng VND chiếm 71%; dư nợ tín dụng trung dài hạn

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí