Người tiêu dùng mua hàng trước hết phải nghĩ tới khả năng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Trên thương trường nếu nhiều hàng hóa có công dụng như nhau, giá cả bằng nhau, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua hàng hóa nào có chất lượng cao hơn. Trong điều kiện hiện tại, chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc”. Đó cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng so với đối thủ:
Nhu cầu của khách hàng là những thứ có thể được thỏa mãn thông qua các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ. Để đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng một doanh nghiệp cần phải cung cấp mặt hàng mà họ cần và cung cấp đúng thời điểm khách hàng cần. Hàng hóa đó phải có tính đổi mới và chất lượng tốt hơn. Một khía cạnh nữa trong khả năng đáp ứng cho khách hàng là thời gian đáp ứng, thời gian vận chuyển hàng hóa và dịch vụ. Các cuộc điều tra người tiêu dùng cho thấy thời gian đáp ứng là vấn đề không hài lòng nhất của khách hàng, do đó rút ngắn thời gian đáp ứng cho khách hàng là có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việc phát triển các dịch vụ sau bán hàng để tăng cường khả năng đáp ứng khách hàng cũng tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, doanh nghiệp nào dành thời gian và chi phí nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, tìm ra những tính năng mới hơn, mang lại sự khác biệt hóa của sản phẩm nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu của khách hàng sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp:
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt, mà yếu tố quan trọng nhất là chỗ đứng vững của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Do vậy, xây dựng thương hiệu, uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến để khẳng định sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc
tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1. Công nghệ thông tin và vai trò của công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin
Sự phát triển vượt bậc của khoa học- công nghệ đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nền kinh tế toàn cầu. CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, TMĐT, dịch vụ truyền thông đa phương tiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 2
- Số Lượng Dn Phân Theo Quy Mô Lao Động Giai Đoạn 2001-2006
- Khái Niệm Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhằm Nâng Cao Khả Năng Tin Học Cho Đội Ngũ Cán Bộ Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam
- Các Loại Mạng Nội Bộ Của Doanh Nghiệp Qua Các Năm 2006-2008
- Cơ Cấu Đầu Tư Cho Cntt Trong Các Doanh Nghiệp Năm 2004-2005.
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển CNTT, nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc.
CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội hiện đại. Ứng dụng CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết nhằm ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân. Trong số đó, Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 về “Phát triển công nghệ thông tin ở nước ta những năm 90” có đưa ra định nghĩa:
“Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông- nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
Khái niệm về CNTT ở trên khá bao quát. Phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại ở đây chính là máy tính, phần mềm máy tính và mạng truyền thông…Từ khái niệm trên có thể hiểu CNTT là bao gồm tất cả các ngành khoa học, công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin.
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội đã thông qua Luật Công nghệ thông tin nhằm tạo hành lang pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT. Theo qui định tại điều 4 của Luật Công nghệ thông tin năm 2006: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Trong đó, thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
Từ hai khái niệm trên về CNTT, CNTT được hiểu là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v... của con người.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, thông tin nhiều tới mức vượt ra ngoài khả năng xử lý của con người nếu chỉ dùng phương pháp thủ công và các công cụ tính toán thô sơ. Sự ra đời của máy tính điện tử đã giúp việc xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên con người sáng tạo ra các công cụ tự động thay thế cho hoạt động trí óc của bản thân mình. Là một tiến bộ khoa học công nghệ mũi nhọn của thời đại, CNTT được ứng dụng rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực của xã hội như: nghiên cứu khoa học kỹ
thuật, văn hóa thông tin, điều khiển tự động, điều tra cơ bản, dự báo thời tiết và nhất là trong công tác quản lý: quản lý sản xuất, quản lý kinh tế và xã hội.
1.2. Vai trò của công nghệ thông tin với doanh nghiệp
Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này. Nói đến vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp chính là đề cập đến những khả năng tạo ra sự thay đổi trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng mục tiêu, chiến lược kinh doanh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Khoa học - công nghệ, đặc biệt là CNTT đã làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất và phương thức quản lý, điều hành doanh nghiệp bao gồm từ việc tổ chức sản xuất đến huy động mọi nguồn lực của doanh nghiệp. Vai trò của CNTT với doanh nghiệp thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, việc tổ chức sản xuất đã được hỗ trợ một cách đắc lực bởi công nghệ thông tin và truyền thông như hệ thống quản lý dữ liệu trên mạng nội bộ, thư điện tử,v.v... Với các công cụ này, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể giám sát được hoạt động sản xuất và kinh doanh không chỉ của một văn phòng, xưởng máy, nhà máy mà còn của cả các chi nhánh của công ty trên quy mô một quốc gia hoặc toàn cầu, gần như tức thì, để có những quyết sách kịp thời. Nhà quản lý có thể bỏ được nhiều khâu trung gian trong điều hành sản xuất, mà vẫn mở rộng được quy mô sản xuất.
Thứ hai, CNTT là công cụ đắc lực để huy động mọi nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả nhất. CNTT, với hệ thống Internet, thư điện tử, fax, v.v... là những công cụ lý tưởng để truyền đạt ý tưởng, tri thức và kinh nghiệm v.v... nhanh và rộng khắp. Cách mạng công nghệ trong lĩnh vực truyền thông đã xóa đi những rào cản về không gian và thời gian. Với CNTT, việc quản lý các luồng vốn cũng trở nên hiệu quả hơn. Các khoản vốn lớn được lưu động và chu chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với sự trợ giúp của thị trường chứng khoán toàn cầu và các ngân hàng điện tử là yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy đầu tư. Thêm vào đó, việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng giúp cho doanh nghiệp quản lý những thông tin về nhân lực, tài chính, máy móc, thiết bị và đầu tư cơ bản, v.v... hiệu quả hơn. CNTT giúp doanh
nghiệp theo dõi thường xuyên sự thay đổi của các nguồn lực sản xuất, đưa ra những phân tích chính xác và nhanh chóng giúp cho các nhà quản lý có kế hoạch kinh doanh kịp thời và hạn chế rủi ro.
Việc ứng dụng CNTT như một đầu vào của sản xuất và công cụ huy động nguồn lực đã làm tăng vượt bậc năng suất lao động. Hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng tăng so với hàm lượng vốn, lao động, nguyên vật liệu.
Thứ ba, cùng với sự phát triển nhanh chóng của CNTT và truyền thông làm xuất hiện phương thức kinh doanh mới là TMĐT. TMĐT bùng nổ đã mở ra một phương thức giao dịch và thanh toán chưa từng có và trở thành công cụ đắc lực đẩy mạnh thương mại quốc tế. Phát triển TMĐT tạo ra những lợi thế rõ rệt về giá do giảm được chi phí lưu kho, cửa hàng hoặc trung gian với những dịch vụ hướng tới khách hàng tốt hơn. Phát triển TMĐT giúp các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh 24/24 giờ và tìm kiếm được khách hàng trên khắp thế giới.
Như vậy, CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT giúp doanh nghiệp hiện đại hóa sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động. Điều này tất nhiên sẽ tác động mạnh, hiệu quả đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và ứng dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong suốt hơn 40 năm qua, mục đích sử dụng công nghệ thông tin trong hệ thống sản xuất các sản phẩm và dịch vụ tại các DNVVN đã có nhiều sự thay đổi lớn lao. Với công nghệ thông tin, các tính toán truyền thống được thực hiện nhanh, tin cậy và chính xác hơn nhiều. Các máy móc tương đối rẻ hơn sẽ thay thế cho lao động của con người. Đến nay, CNTT đã xâm nhập hết sức sâu rộng vào hoạt động kinh doanh, không chỉ là việc tự động hóa sản xuất và sản xuất linh hoạt, sự phát triển của hệ thống thông tin quản trị trở thành hệ thống hỗ trợ quyết định đem đến ngày càng nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một cách khái quát, lợi thế cạnh tranh này có thể có được theo ba cách:
Phát triển sản phẩm: đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ mới trên thị trường. Các công nghệ chẳng hạn tự động hóa sản xuất dẫn đến cải tiến về gói sản phẩm hay dịch vụ.
Phát triển thị trường: nghĩa là vươn tới thị trường mới với các sản phẩm hay dịch vụ hiện tại. Với việc sử dụng các ứng dụng như marketing điện tử, TMĐT có thể vươn tới các thị trường mới thông qua các kênh phân phối mới. Với TMĐT, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng trên khắp thế giới với chi phi thấp nhất.
Đa dạng hóa: đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ mới trên các thị trường mới. Thông qua việc ứng dụng CNTT và thêm vào cho các sản phẩm hay dịch vụ hiện có một dịch vụ mới có thể tạo ra cho các khách hàng hiện tại. Dịch vụ này cũng có thể tạo ra hấp dẫn để doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường hoàn toàn mới.
Để hiểu được sự tác động của CNTT đến năng lực cạnh tranh của DNVVN cần hiểu được nội hàm của khái niệm kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được nói đến ở trên bao gồm một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Nó bao gồm các hoạt động từ mua bán, tổ chức sản xuất đến tổ chức lưu thông, phân phối, từ đó hình thành nên một mạng lưới trong hệ thống phân phối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp phụ trợ,v.v… trong nền kinh tế. Ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh tức là sử dụng CNTT vào các hoạt động ở trên, từ sản xuất đến lưu thông, phân phối sản phẩm nhằm mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận. Ứng dụng CNTT nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, tăng cường khả năng quản lý rủi ro trong kinh doanh và nâng cao tính kịp thời, chính xác đối với công tác điều hành quản lý doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT giúp DNVVN tiến hành kinh doanh hiệu quả, đồng thời nó cũng được coi như một công nghệ - một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nắm bắt được công nghệ này, DNVVN sẽ có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Trong hoạt động kinh doanh, muốn thu được lợi nhuận, DNVVN phải có vốn đầu tư và phải tính toán xem việc đầu tư như thế nào cho hiệu quả. Tuy nhiên, một khó khăn không nhỏ mà DNVVN gặp phải là vấn đề tài chính, đây cũng chính là
nhân tố làm giảm năng lực cạnh tranh doanh nghiệp này. Do đó, DNVVN phải tìm ra hướng đầu tư hiệu quả mà lại tiết kiệm được chi phí hoạt động. Một trong những giải pháp hiệu quả chính là tận dụng CNTT để tiết kiệm chi phí, giảm bớt gánh nặng về vấn đề về tài chính, đồng thời việc ứng dụng CNTT thành công sẽ mang lại những lợi thế cạnh tranh cho DNVVN như đã phân tích ở trên.
Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và ứng dụng CNTT là mối quan hệ hữu cơ, hai chiều. CNTT hỗ trợ cho các hoạt động của quá trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm chi phí sản xuất, tiếp cận với công nghệ hiện đại, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, hình thành các kênh phân phối mới, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đồng thời, khi năng lực cạnh tranh của DNVVN được cải thiện nhờ ứng dụng CNTT, doanh nghiệp sẽ đề cao vai trò của CNTT trong hoạt động kinh doanh và có điều kiện để đầu tư cho ứng dụng CNTT sâu hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, DNVVN sẽ giữ vững và cải thiện hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. CNTT dần dần sẽ trở thành một nguồn lực không thể thiếu để đảm bảo sự vận hành trơn tru của DNVVN cũng như yếu tố cạnh tranh và dấu ấn trên thương trường. Đưa CNTT vào ứng dụng thành công trong chiến lược kinh doanh của DNVVN cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp đã có thêm một nguồn lực mới để vươn tới thành công.
3. Sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần tạo môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Do đó, nếu doanh nghiệp không muốn bị tụt hậu, muốn sản phẩm của mình có chất lượng cạnh tranh với giá thành hạ, không còn con đường nào khác là phải ứng dụng công nghệ hiện đại vào qui trình sản xuất kinh doanh, mà một trong những công nghệ đó chính là CNTT. Sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay thể
hiện ở những điểm sau:
3.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm chi phí đầu vào cho các sản phẩm
Trong những năm qua, một trong những nhân tố khiến nhiều sản phẩm Việt Nam có năng lực cạnh tranh kém là do giá thành sản xuất cao. Do vậy, nhằm năng cao năng lực cạnh tranh, việc áp dụng các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành đối với sản phẩm là một vấn đề cấp bách khi chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. CNTT đang được xem như một giải pháp hữu hiệu giúp DNVVN tiết kiệm chi phí đầu vào cho các sản phẩm.
CNTT hiện nay được xem như công cụ, phương tiện để phục vụ phát triển doanh nghiệp. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh là yếu tố có ý nghĩa chiến lược giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí hoạt động, liên lạc, in ấn. Trong quản lý, ứng dụng CNTT giúp đổi mới phương pháp quản lý sản xuất, kinh doanh để giảm chi phí quản lý, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, đáp ứng đúng nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Trong nghiên cứu thị trường, ứng dụng CNTT vào khai thác thông tin thị trường nhằm giảm chi phí nghiên cứu thị trường. ứng dụng các giao dịch TMĐT giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí ở các khâu trung gian. Đồng thời, ứng dụng CNTT giúp doanh nghiệp quản lý thông tin tốt hơn, chính xác hơn, cải tiến qui trình sản xuất, sản phẩm làm ra ngày càng có hàm lượng sáng tạo nhằm tăng lợi thế cạnh tranh, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp...
Hơn nữa, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay khiến một số doanh nghiệp rơi và tình trạng khó khăn, để tồn tại và phát triển bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực sản xuất, cắt giảm chi phí và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn nữa. Việc ứng dụng CNTT vào trong quá trình sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay càng trở cần thiết nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trong công tác quản lý, giảm thiểu chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh khai thác thông tin về thị trường
Thông tin về thị trường là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thông tin về thị trường chính là chìa khóa để doanh nghiệp