Bài Học Kinh Nghiệm Từ Một Số Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ Về Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Dnnvv


mỗi khách hàng; tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng; duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “có” có thể thanh toán ngay và các tài sản “nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.

Tiếp theo ngày 20 tháng 5 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, thay thế Quyết định số 457/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 04 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước. Theo thông tư này, các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). Ngoài ra tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có chính sách dự phòng rủi ro được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau:

Phân loại nợ:

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.


 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 9

Với cách phân loại nợ như trên thì nợ xấu sẽ thuộc nhóm 3, 4 và 5; nợ quá hạn thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5. Như vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào tỷ trọng của các nhóm nợ, ngân hàng nào có tỷ trọng nhóm nợ 2, 3, 4, 5 đặc biệt là nhóm 3, 4, 5 càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/Tổng dư nợ) x 100%

- Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng:

Lãi từ tín dụng

Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng =

Tổng lợi nhuận

X 100%


Lãi từ tín dụng

Tỷ lệ sinh lợi của tín dụng =

Tổng dư nợ bình quân


X 100%


- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Tổng dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn = X 100%

Tổng nguồn vốn huy động


1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV

1.3.1 Kinh nghiệm một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới

Ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở những nước có nền kinh tế phát triển, DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn đặt biệt là vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh hệ thống tín dụng thương mại, nhiều nước đã xây dựng hệ thống các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV dưới nhiều hình thức thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Ở Thái Lan, thành lập Quỹ hỗ trợ DNNVV dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Nguồn ngân quỹ do Chính phủ cấp ở mức 260 triệu bath (hơn 10 triệu USD). Mục đích của quỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi thành lập để xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc. DNNVV được vay không quá 500.000 bath, lãi suất cố định ở mức 8%/năm (bằng 1/2 mức lãi suất của NHTM). Đối với món vay không quá 50.000 bath (2.000 USD) không phải trả lãi trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi vay, trong thời hạn 2 năm phải trả cả gốc lẫn lãi. Đối với món vay trên 50.000 đến dưới 500.000 bath không phải trả lãi trong 12 tháng đầu kể từ khi vay và phải trả cả gốc lẫn lãi trong vòng 10 năm. Điều kiện vay là ngoài tư cách pháp nhân, người vay phải qua khoá bồi dưỡng ở cục hỗ trợ tài chính trong 3 tuần và được sát hạch theo 100 điều quy định về DNNVV.

Tại Indonesia bắt đầu từ năm 1974, việc hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV chủ yếu bằng các chương trình tín dụng trợ cấp và theo chỉ định của Chính phủ thông qua các NHTM. Các DNNVV thuộc nhóm mục tiêu của từng chương trình được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường trong đó 23% số tín dụng được cấp là cho doanh nghiệp nhỏ. Đã có 2,5 triệu doanh nghiệp được vay tín dụng với tổng số tiền lên tới 5,7 tỷ rupia. Do việc hỗ trợ tín dụng thông qua các NHTM nên phần lớn các khoản cho


vay được dành cho các hoạt động thương mại ngắn hạn mà chưa chú trọng tới các hoạt động sản xuất dài hạn.

Những năm gần đây, Chính phủ đã giảm bớt các chương trình tín dụng và các chương trình này đã điều chỉnh theo hướng cho vay theo lãi suất thị trường. Đồng thời, Chính phủ nước này quy định tất cả các ngân hàng trong nước phải cung cấp 20% số tín dụng của họ cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều quan trọng trong chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ là Chính phủ tạo điều kiện cho họ tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình cho vay.

Tại Đài Loan, mục tiêu cơ bản đối với phát triển DNNVV của họ hiện nay là nhằm phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ đồng thời với phát triển DNNVV trong lĩnh vực công nghệ cao. Ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp chính sách khuyến khích phát triển các DNNVV trong một số ngành sản xuất như: nhựa, dệt, kính, xi măng, gỗ. Năm 1981, Đài Loan đã thành lập Cục quản lý DNNVV thuộc Bộ kinh tế. Xuất phát từ cấu trúc của nền kinh tế mà chính quyền Đài Loan rất khuyến khích phát triển DNNVV để giải quyết lao động và tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp, từ đó vươn ra chiếm lĩnh trong một số lĩnh vực ở thị trường thế giới. Hiện nay, số lượng DNNVV ở Đài Loan chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Chúng tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc.

Để đạt được những thành tựu đó, Đài Loan đã dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho các DNNVV. Cho đến nay, có rất nhiều tổ chức ngân hàng và tư nhân ở Đài Loan đứng ra tài trợ cho các DNNVV, Bộ Tài chính Đài Loan có quy định một tỷ lệ tài trợ nhất định cho các DNNVV, và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần sau mỗi năm. Đồng thời cũng lập ra 3 quỹ là: Quỹ phát triển, Quỹ Sino-US và


quỹ phát triển DNNVV nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thông qua các NHTM. Nhận thức được sự khó khăn của các DNNVV trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974, Đài Loan đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc hoạt động của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng đã ngày càng tin tưởng hơn vào việc tài trợ cho vay đối với các DNNVV. Kể từ ngày thành lập, quỹ đã bảo lãnh cho 1,3 triệu trường hợp. Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp như: giảm lãi suất đối với các khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đối mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh, mời các chuyên gia đến giúp DNNVV nhằm tối ưu hoá cơ cấu vốn và tăng cường các điều kiện vay vốn.

Tại Malaysia, trong kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ hai của Malaysia (1991 - 2000) đã khẳng định rõ vai trò của các DNNVV trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Do vậy trong thời kỳ này, Chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin …. Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp các DNNVV có được một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt .… Chương trình này được thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaysia thông qua Quỹ cho vay ưu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là các DNNVV thuộc các lĩnh vực ưu tiên nói trên.

Ở Nhật Bản, các chính sách về DNNVV được hình thành từ những năm 1950 trong đó dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay…. Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thông qua Hệ thống


hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNNVV. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có 3 tổ chức tài chính công cộng khác. Đó là: công ty tài chính DNNVV, công ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoki Chukin do Chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNNVV để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Việt Nam là một nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới vì vậy chúng ta có nhiều thuận lợi hơn do có thể học hỏi, tiếp thu những bài học phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước nhà và tránh được những lệch hướng của các nước đi trước. Thông qua việc hỗ trợ các DNNVV của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính tín dụng, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá nhằm thúc đẩy phát triển một loại hình doanh nghiệp đang chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta.

Tuy nhiên, hiện tại các DNNVV ở Việt Nam đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ và quá trình phát triển DNNVV đã và đang bộc lộ một số hạn chế chủ yếu. Đó là do quá trình phát triển DNNVV còn ngắn, đang trong giai đoạn khởi đầu nên khả năng tích luỹ vốn còn hạn chế. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tình trạng thiếu vốn đang là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, cũng giống các DNNVV ở các nước trên thế giới trong những thời kỳ đầu mới thành lập và đã thành công, Việt Nam đã thu được nhiều bổ ích từ những bài học đó.


Xây dựng nền tảng cơ bản và chắc chắn cho sự phát triển các DNNVV: Để có những bước đi thành công cần một nền tảng cơ bản và chắc chắn, nền tảng cho phát triển các DNNVV là một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và cơ sở hạ tầng có hiệu quả. Sau đổi mới, Đảng và Chính phủ đã có cái nhìn thực sự đúng hướng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng đến nay những hành động cụ thể và có hiệu quả thì chưa nhiều. Thêm vào đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, hạn chế sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng.

Thành lập các tổ chức hỗ trợ DNNVV vay vốn với lãi suất ưu đãi: Vốn quyết định các hoạt động của doanh nghiệp về phát triển mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, khả năng cạnh tranh, tay nghề người lao động … vì vậy thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề gì, làm cho sản xuất ngưng trệ vì vậy hỗ trợ tài chính cho các DNNVV là việc làm đầu tiên cần được quan tâm đến. Chính phủ các nước đã thành lập các tổ chức nhằm hỗ trợ vốn cho các DNNVV mà đặc biệt hỗ trợ vốn tín dụng ngân hàng. Các tổ chức này giúp các DNNVV dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, tổ chức còn tạo điều kiện cho các DNNVV vay với lãi suất ưu đãi hoặc các NHTM buộc phải dành một lượng vốn nhất định cho các DNNVV mới thành lập hoặc mua sắm cơ sở vật chất.

Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV: DNNVV ra đời góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các khu vực. Ngay từ khi mới ra đời, các nước đã quan tâm thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV trên tất cả các mặt. Việc giúp cho các doanh nghiệp này ngay từ khi thành lập cho đến việc hỗ trợ công nghệ thông tin và cả những sản phẩm tiêu thụ … đã giúp hoạt động kinh doanh của các DNNVV dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.


Tăng cường hợp tác giữa tác tổ chức tín dụng với các tổ chức khác trong việc tài trợ vốn cho DNNVV: Hầu hết các nước thành công trong việc giúp các DNNVV mở rộng nguồn vốn đều phát triển các công ty cho thuê tài chính với chức năng cho thuê tài chính nhằm tài trợ vốn trung, dài hạn cho các DNNVV, hình thành các tổ chức bảo lãnh tín dụng có sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương. Hoạt động bảo lãnh khắc phục được khá nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn của các DNNVV.

Thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, nghiệp đoàn doanh nghiệp và hội nghề nghiệp để hỗ trợ DNNVV: Do quy mô của của các DNNVV nhỏ bé nên việc liên kết, liên doanh là cần thiết nhằm giúp các DNNVV đứng vững trước những biến động của thị trường. Vì thế các nước đã thành lập các hiệp hội, nghiệp đoàn DNNVV, thông qua các hiệp hội này, các DNNVV có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ thông tin, quản lý … lẫn nhau tạo điều kiện cho việc phát triển các DNNVV.

Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và các chính sách riêng cho các DNNVV: Để hoạt động của các DNNVV được thuận lợi thì một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đặc biệt là các chính sách riêng cho các DNNVV như: xác định đối tượng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, ngoại thành .… Khi khung pháp lý cho DNNVV ra đời sẽ khẳng định rõ ràng hơn về chủ trương khuyến khích phát triển DNNVV ở nước ta. Kèm theo đó là những chính sách thông thoáng và cởi mở để DNNVV có thể tự mình tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ tài chính, tín dụng, thông tin thị trường … diễn ra trên thị trường thế giới.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí