sẽ có được sự hỗ trợ kịp thời, cần thiết, giúp gia đình và các em học sinh có nguồn hỗ trợ trong học tập, đời sống và ngược lại sẽ làm cho đời sống của học sinh gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ bỏ học cao. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở các xã đặc biệt khó khăn luôn đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các bước, các khâu trong quy trình thực hiện chính sách nên đòi hỏi người triển khai chính sách cần có những năng lực đảm bảo cho công việc này.
Tiểu kết chương
Chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở các xã đặc biệt khó khăn là một trong những chính sách giáo dục quan trọng của đảng và nhà nước ta nhằm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Thông qua chính sách này chính phủ lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm hỗ trợ học sinh trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn để đạt được các kết quả hợp lý, thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chương 1 của luận văn, tác giả tập trung khái quát các vấn đề lý luận liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn. Khái niệm chính của luận văn được xác định là các quyết định có liên quan của chính phủ để lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm hỗ trợ học sinh trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn để đạt được các kết quả hợp lý, thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, chương 1 của luận văn cũng đã phân tích nội dung của chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn và các nội dung thực hiện chính sách này. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách này. Đây là những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng những bất cập trong quá trình thực hiện để từ đó các các cấp, ngành liên quan tổng hợp, báo cáo, đề xuất chủ thể ban hành chính sách tham khảo, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
2.1. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ở xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Cao Bằng
- Vị trí địa lý: Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23007'12" - 22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con, huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105016'15" - 106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
- Đơn vị hành chính: Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 9 huyện (Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch An).
- Khí hậu: Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là mùa Hè và mùa Đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 mm. Vùng mưa nhiều gồm các huyện Nguyên Bình, Bắc Hà Quảng, Thông Quảng Hòa, Hạ Lang là 1.500 - 1.900 mm; vùng mưa trung bình: Hòa An, Nam Hà Quảng, Trùng Khánh là 1.300 - 1.500 mm. Các hiện tượng gió lốc, gió bấc, tuyết
rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350C, thấp nhất 0oC. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30 - 340C, tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5-60C, tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2.
- Đặc điểm địa hình: Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.724,6 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh gồm: Núi đá vôi chiếm 25% diện tích toàn tỉnh; núi đất chiếm 65% diện tích toàn tỉnh. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.980 m; điểm thấp nhất có độ cao dưới 200 m. Ðộ cao trung bình 600 -1000 m so với mực nước biển. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
- Dân số: Dân số tỉnh Cao Bằng là khoảng 550 nghìn người (năm 2018), mật độ dân số 78 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%.
* Thuận lợi: Từ những khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ở xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Cao Bằng. Có thể thấy tỉnh Cao Bằng có thuận lợi đó là: vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa đa dạng của nhiều dân tộc. Suốt chiều dài 520 năm hình thành và phát triển, là phên giậu vững chắc nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc, Cao Bằng đã ghi đậm dấu ấn những trang sử oanh liệt, hào hùng của dân tộc trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Cao Bằng
là nơi đón Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về đất nước để lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước; là nơi khai sinh Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay; là nơi mở ra bước ngoặt quan trọng xoay chuyển cục diện chiến trường bằng chiến thắng của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc năm 1979, Cao Bằng đã tích cực đóng góp sức người, sức của, kiên cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng, thân yêu của Tổ quốc, góp phần viết tiếp trang sử hào hùng chống ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi, nền hòa bình độc lập dân tộc của đất nước.
* Khó khăn:
- Đến nay Cao Bằng vẫn là tỉnh khó khăn trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế còn thấp. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ thiếu gắn kết, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành, liên kết vùng và khu vực để mở rộng quy mô, thúc đẩy tăng trưởng. Công nghiệp phát triển chậm, quy mô nhỏ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn ít; tốc độ tăng trưởng khu vực du lịch còn chậm so với tiềm năng, lợi thế. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân chung của cả nước (bằng 54%); tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo nằm trong tốp cao nhất của cả nước...
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều bất cập: Đầu tư cho văn hóa, văn học - nghệ thuật, nhất là đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở còn hạn chế.
- Chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, trình độ dân trí chưa đồng đều; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều hạn chế, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao; kết quả giảm nghèo chưa bền vững; tỉ lệ hộ tái nghèo và số hộ cận nghèo vẫn ở mức cao.
2.2. Tình hình thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Giới thiệu về quy mô phát triển trường, lớp, học sinh tại tỉnh Cao Bằng qua các năm học
- Năm học 2017 – 2018:
Qui mô khối THPT: Tổng số 30 trường, trong đó:
- Trường THPT có khối THCS: 06 trường;
- Trường THPT: 22 trường;
- Trường THPT Chuyên tỉnh: 01 trường;
- Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh: 01 trường;
- Tổng số lớp: 372;
Tổng số học sinh: 12434 học sinh.
Số học sinh dân tộc thiểu số: 11965 chiếm tỉ lệ: 96,2%; Tổng số giáo viên: 854, tỉ lệ giáo viên/lớp: 2,3
- Năm học 2018 - 2019:
Qui mô khối THPT: Tổng số 30 trường, trong đó:
- Trường THPT có khối THCS: 06 trường;
- Trường THPT: 22 trường;
- Trường THPT Chuyên tỉnh: 01 trường;
- Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh: 01 trường;
- Tổng số lớp: 373;
Tổng số học sinh: 12681 học sinh.
Số học sinh dân tộc thiểu số: 11763 chiếm tỉ lệ: 96,3%; Tổng số giáo viên: 830, tỉ lệ giáo viên/lớp: 2,26;
- Năm học 2019 - 2020:
Qui mô khối THPT: Tổng số 30 trường, trong đó:
- Trường THPT có khối THCS: 06 trường;
- Trường THPT: 22 trường;
- Trường THPT Chuyên tỉnh: 01 trường;
- Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh: 01 trường;
- Tổng số lớp: 338;
Tổng số học sinh: 12214 học sinh.
Số học sinh dân tộc thiểu số: 11847 chiếm tỉ lệ: 97%; Tổng số giáo viên: 835, tỉ lệ giáo viên/lớp: 2,1;
* Đặc điểm chung của các trường Trung học phổ thông (bao gồm cả trường THPT có cấp Trung học cơ sở) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: Đa số các trường THPT nằm cách xa trung tâm thành phố Cao Bằng, hệ thống giao thông đi lại còn nhiều khó khăn do nhiều núi đá, núi đất xen núi đá, hay núi đất có nhiều rừng rậm.
* Thống kê về xã (phường, thị trấn), thôn (xóm, bản) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Cao Bằng) và 12 huyện (Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch An); 199 xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã), trong đó khu vực I (có 11 xã), khu vực II (có 49 xã), khu vực III (có 139 xã); tổng số thôn, xóm, bản (sau đây gọi tắt là xóm) thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 1.598 xã.
Tổng số xã/phường | Phân chia khu vực | Thôn/xóm ĐBKK | |||
KV I | KV II | KV III | |||
Thông Nông | 11 | 0 | 1 | 10 | 106 |
Thạch An | 16 | 0 | 4 | 12 | 124 |
Hòa An | 21 | 0 | 7 | 14 | 148 |
Quảng Uyên | 17 | 0 | 2 | 15 | 191 |
Hạ Lang | 14 | 0 | 2 | 12 | 133 |
Nguyên Bình | 19 | 0 | 6 | 13 | 147 |
Bảo Lạc | 17 | 0 | 1 | 16 | 188 |
Trùng Khánh | 20 | 1 | 11 | 8 | 116 |
Trà Lĩnh | 10 | 0 | 2 | 8 | 81 |
Thành phố | 12 | 9 | 2 | 1 | 1 |
Bảo Lâm | 14 | 0 | 2 | 12 | 156 |
Phục Hòa | 9 | 1 | 4 | 4 | 48 |
Hà Quảng | 19 | 0 | 5 | 14 | 159 |
Tổng cộng: | 199 | 11 | 49 | 139 | 1598 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 2
- Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn
- Khái Niệm Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn
- Tình Hình Thực Tiễn Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Cao Bằng
- Mức Độ Thực Hiện Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Chính Sách
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn Nói Riêng Trên Địa Bàn Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
- Chất lượng học tập không đồng đều ở các trường THPT, cụ thể: Các trường có học sinh học lực khá, giỏi chiến tỷ lệ cao chủ yếu tập trung tại trung tâm Thành phố (Trường THPT Chuyên, THPT DTNT tỉnh Cao Bằng, THPT Thành Phố), các trường thuộc trung tâm 1 số huyện như: