Phân Tích Và Xác Định Nguyên Nhân Rủi Ro Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á


tượng khi tiếp xúc với khách hàng theo nền màu chủ đạo là vàng và xanh. Kết quả cụ thể rõ ràng là 4 năm liên tiếp NamABank thuộc top 50 thương hiệu mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thực sự NamABank trở thành một cái tên nổi bật trong ngành ngân hàng còn cần thời gian và các yếu tố khác hỗ trợ.


3.1.5 Cơ cấu nhân sự

NamABank với đặc thù lãnh đạo tuyển dụng mới đến từ Sacombank thay thế cho hệ thống lãnh đạo cũ trong giai đoạn 2012 -2017, việc cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NamABank kế thừa được những ưu điểm mang lại do kinh nghiệm quản lý của Ban lãnh đạo từng làm tại các ngân hàng lớn và tính hiệu quả thể hiện rõ rệt như bộ máy tinh giảm và chuyên môn hóa các bộ phận cao giúp các Phòng/Ban có thể tự hoạt động hiệu quả cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong công việc mà không sợ có yếu tố chồng chéo giữa các bên.

Tuy nhiên, vấn đề kèm theo đó là dàn nhân sự bên dưới chưa thích nghi kịp thời với nhịp độ công việc trong môi trường mới. Song song với vấn đề đó, việc thay thế, điều chuyển nhân sự là cần thiết và phải thực hiện trong một thời gian dài.


3.1.6 Sản phẩm ngân hàng

NamABank liên tục thêm các tính năng của các sản phẩm để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, dặc biệt là các sản phẩm có yếu tố công nghệ cao bắt kịp xu thế thời đại như internet banking, mobile banking, thẻ tín dụng....

Cụ thể như, NamABank có được sản phẩm huy động “Tiết kiệm yêu thương cho con thuộc top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2016”; còn về tín dụng thì vừa qua sản phẩm “Vay siêu tốc lộc phát” cũng được bầu chọn thuộc top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2018 do Thứ trưởng Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã hội và Tổng Biên Tập Báo Lao Động & Xã hội trao tặng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


Tuy nhiên các sản phẩm ứng dụng nhiều công nghệ như internet banking, mobile banking thì vẫn còn ở mức chấp nhận được. Điều này đòi hỏi NamABank cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các sản phẩm này nhằm tối đa việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - 5


3.1.7 Chi phí trích lập dự phòng

Nợ xấu luôn là vấn đề được đề cập thường xuyên và quản lý chặt chẽ của các NHTM không riêng gì NamABank do việc phải trích lập dự phòng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và gián tiếp làm giảm lợi nhuận cùng với việc khả năng mất vốn gây tổn thất nặng nề. Do các yếu khách quan và chủ quan dẫn đến nợ xấu luôn là vấn đề khó kiểm soát.

Giai đoạn 2012-2017, NamABank thực hiện trích lập dự phòng liên tục tăng qua các năm do việc phải trích lập nợ nhóm theo nhóm nợ cao nhất của khách hàng bên các tổ chức tín dụng khác dẫn đến mức chi phí trích lập dự phòng luôn không thể cảnh báo trước được. Phản ánh cụ thể qua số liệu “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng” trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức Ernst & Young Việt Nam như sau:

- Năm 2012 là 80.949 triệu đồng

- Năm 2013 là 76.533 triệu đồng

- Năm 2014 là 77.632 triệu đồng

- Năm 2015 là 243.615 triệu đồng

- Năm 2016 là 481.998 triệu đồng

- Năm 2017 là 520.687 triệu đồng


3.1.8 Lợi nhuận

Liên tiếp nhiều năm trong giai đoạn 2010-2017, NamABank đã liên tục cải thiện và nâng cao lợi nhuận đạt được. Tuy nhiên, lợi nhuận không đạt được như chỉ tiêu đề ra và nguyên nhân chủ yếu đến từ chi phí, cụ thể: trích lập dự phòng do nợ xấu tăng cao, chi phí cho các chương trình khuyến mãi,…Và yếu tố cạnh tranh khốc


liệt giữa các NHTM khiến lợi nhuận thuần túy đến từ lãi suất của các khoản cho vay tín dụng cũng bị thu hẹp từ việc giảm lãi suất và khách hàng chuyển sang các Ngân hàng khác. Ta có thể dễ dàng nhận thấy qua số liệu “Lợi nhuận sau thuế” trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức Ernst & Young Việt Nam như sau:

- Năm 2012 là 180.645 triệu đồng

- Năm 2013 là 134.826 triệu đồng

- Năm 2014 là 187.165 triệu đồng

- Năm 2015 là 243.615 triệu đồng

- Năm 2016 là 32.863 triệu đồng

- Năm 2017 là 239.243 triệu đồng


3.2 Vấn đề hạn chế rủi ro thẻ tín dụng

Trong nghiên cứu này, vấn để về hạn chế rủi ro thẻ tín dụng là vấn đề trọng tâm được đề cập. Như đã nói ở trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy thẻ tín dụng đang là sản phẩm được các NHTM muốn chào mời nhất bên cạnh các khoản vay truyền thống và NamABank cũng không ngoại lệ, bởi đây là sản phẩm ưu việt kết hợp nhiều yếu tố mà NamABank mong muốn, cụ thể:

- Lợi nhuận ổn định và đều đặn từ việc thu phí và lãi. Lãi thu được do khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không thực hiện thanh toán toàn bộ dư nợ và dư nợ còn lại sẽ được tính lãi như một khoản vay thông thường. Các loại phí thu được như: phí thường niên, phí phạt do chậm thanh toán, phí đăng ký trả góp, phí tăng giảm hạn mức,…Việc thiết lập thu phí rất dễ dàng và đồng loạt cho nhiều khách hàng cùng một lúc chứ không phải từng khách hàng như các khoản vay thông thường.

- Việc ứng dụng các phần mềm hiện đại giúp việc quản lý thông tin của chủ thẻ tín dụng rất dễ dàng, thuận tiện và khi cần thiết thay đổi một thông số kỹ thuật nào đó cho tất cả chủ thẻ thì có thể thực hiện đồng loạt cùng một lúc thay vì từng khách hàng một như các sản phẩm truyền thống khác.


- Việc quảng bá thương hiệu cũng rất dễ dàng, nhanh chóng bởi khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng thì việc trình thẻ ra cũng là một cách thức đưa hình ảnh của NamABank thông qua logo đến với các đối tượng xung quanh.

- Thẻ tín dụng có khả năng đáp ứng rất cao nhu cầu của khách hàng đặc biệt là về tiêu dùng. Bởi thẻ tín dụng không bị hạn chế về không gian, thời gian hay loại tiền tệ, dễ nhận thấy qua ví dụ sau: chủ thẻ hoàn toàn có thể đặt mua một món hàng online bên nước ngoài vào lúc 12h đêm thông qua thẻ tín dụng và việc đó rất khó hoặc không thẻ thực hiện với phương thức bằng tiền mặt. Cùng với ưu thế được miễn lãi lên đến 45 ngày, khách hàng hoàn toàn không cần lo lắng phải hoàn trả ngay. Hiện nay, thông qua việc liên kết với các điểm bán hàng, khách hàng hoàn toàn có thể mua hàng bằng thẻ tín dụng và thực hiện đăng ký trả góp 12 tháng và không chịu lãi suất.

- Phân tán rủi ro tín dụng tốt cũng là một ưu thế mà thẻ tín dụng mang lại cho NamABank, do hạn mức tín dụng nhỏ với một lượng khách hàng lớn và thị trường còn rất tiềm năng nhưng việc cấp thẻ tín dụng vẫn được kiểm soát đầy đủ theo quy trình như một khoản vay thông thường.

Và do không thể tách rời bản chất, thẻ tín dụng vẫn là một khoản vay mà NamABank cấp cho khách hàng, đứng từ góc độ cho vay và rủi ro phát sinh từ thẻ tín dụng nếu không kiểm soát tốt thì gây ra những thiệt hại cao hơn nhiều so với các khoản vay truyền thống bởi hầu hết các thẻ tín dụng được cấp là những khoản vay tín chấp.

Hiện tại, NamABank đang cung ứng 03 sản phẩm thẻ tín dụng chính, bao gồm: thẻ tín dụng quốc tế Mastercard, thẻ tín dụng quốc tế JCB và thẻ tín dụng nội địa Cashcard. Trong vòng 5 năm từ 2013 đến năm 2018 với chiến lược chủ yếu là “phát triển nóng” nhằm chiếm lĩnh thị phần, NamABank đạt được những thành tựu sau trong việc phát triển thẻ tín dụng:

- Số lượng thẻ (cái): từ 516 lên 56.461

- Tổng dư nợ (triệu đồng): từ 18.396 lên 333.221, trong đó:


+ Dư nợ tiêu chuẩn (triệu đồng): từ 18.396 lên 313.461 (chiếm tỷ trọng 94,07%)

+ Dư nợ quá hạn (triệu đồng): từ 52 lên 19.760 (chiếm tỷ trọng 5,93%)

Việc chọn vấn đề này là trọng tâm của nghiên cứu bởi như đã đề cập ở trên, thẻ tín dụng được các NHTM tập trung phát triển mạnh trong những năm gần đây không riêng gì NamABank bởi các lợi ích mang lại từ nhiều mặt như: lợi nhuận ổn định từ phí và lãi, hiệu quả trong quảng bá thương hiệu nhanh chóng, phân tán rủi ro so với khoản vay thông thường vì hạn mức thấp nhưng vẫn được thẩm định đầy đủ như một, quản lý dễ dàng nhờ yếu tố công nghệ và khả năng đáp ứng nhu cầu cao đối với khách hàng cùng với việc duy trì mở rộng lượng khách hàng ngày một nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do quá tập trung vào việc phát triển về số lượng bởi NamABank là ngân hàng thực hiện sau nên NamABank hạ thấp chuẩn cấp thẻ khá nhiều so với các NHTM khác và về lâu dài nếu vẫn duy trì việc này thì nợ xấu phát sinh ngày càng nhiều là điều khó tránh khỏi. Nhận thấy điều đó, Tác giả chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng và từ đó tìm ra giải pháp thích hợp để hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tốt hơn song song với việc phát triển sản phẩm này tại NamABank.


Tóm tắt chương 3

Trong chương này, tác giả trình bày nội dung về giới thiệu tổng quan Ngân hàng TMCP Nam Á về các mặt như: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, quy mô, thương hiệu, cơ cấu nhân sự,…vấn đề hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng này và lý do tại sao chọn vấn đề này làm nội dung trọng tâm của nghiên cứu.


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN RỦI RO THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á

4.1 Thực trạng thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á

4.1.1 Sản phẩm thẻ tín dụng

Hiện tại, NamABank có 02 dòng thẻ tín dụng chính phân theo yếu tố lãnh thổ là: Thẻ tín dụng quốc tế và thẻ tín dụng nội địa. Trong đó:

- Thẻ tín dụng quốc tế là thẻ tín dụng liên kết với tổ chức thẻ quốc tế Mastercard và JCB, gồm các hạng thẻ: Standard (chuẩn), Gold (vàng), Platinum (Bạch Kim) và Infinity (Không giới hạn). Việc hạng thẻ được cấp sẽ tùy thuộc vào hạn mức thẻ được cấp và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ:

+ Hạng Standard: áp dụng với mọi hạn mức.

+ Hạng Gold: áp dụng đối với hạn mức tối thiểu là 50 triệu đồng.

+ Hạng Platinum: áp dụng với hạn mức tối thiểu là 100 triệu đồng.

+ Hạng Infinity: áp dụng với hạn mức tối thiểu là 300 triệu đồng.

- Thẻ tín dụng nội địa: do riêng tổ chức tín dụng phát hành và chỉ sử dụng được tại hệ thống ngân hàng liên kết trong nước mà hiện tại là hệ thống liên ngân hàng NAPAS và tính năng duy nhất có thể thực hiện dược là rút tiền mặt từ ATM. NamABank phát hành dòng thẻ này nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiền mặt của khách hàng với mức phí thấp.Đối với dòng thẻ này thì NamABank không phân hạng và áp dụng cho mọi hạn.


4.1.2 Đối tượng khách hàng

Đối tượng khách hàng được NamABank chú trọng phát triển chủ yếu là phân khúc khách hàng cá nhân bởi lợi nhuận đem lại tính trên từng chiếc thẻ nên việc phát hành cho cá nhân mới đem lại nguồn lợi hiệu quả hơn so với khách hàng doanh nghiệp. Tuy vậy, NamABank vẫn hoàn thiện để có thể khai thác sang đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới.


4.1.3 Hệ thống công nghệ áp dụng

- Từ năm 2012 cho đến trước tháng 09/2016, hệ thống thẻ NamABank quản lý dữ liệu bằng chương trình ELECTRA.

- Sau 09/2016, NamABank chuyển sang quản lý dữ liệu thẻ bằng hệ thống tiên tiến hơn là chương trình WAY4.


4.1.4 Số lượng, dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng

Căn cứ vào bảng số liệu chi tiết về số lượng, dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn trong quá trình kinh doanh thẻ tín dụng tại NamABank trong giai đoạn 2013 – 2018 tại Phụ Lục 1, chúng ta dễ dàng nhận thấy quy mô phát triển thẻ tín dụng của NamABank tăng theo thời gian trong giai đoạn 2013-2018, cụ thể như sau:

- Số lượng thẻ tín dụng tăng từ 516 lên 56.461 cái.

- Dư nợ thẻ tín dụng đạt mức 333.221.756.081 đồng.

Tuy nhiên, chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn thẻ cũng tăng dần theo thời gian, cụ thể:

- Cuối tháng 12/2018, dư nợ quá hạn (nợ nhóm 2 trở lên) đạt mức 19.760.050.136 đồng, chiểm tỷ trọng so với tổng dư nợ là 5,93%, đây là mức báo động mà NamABank cần xử lý kịp thời.


4.1.5 Chính sách phát hành thẻ tín dụng

Việc cấp thẻ tín dụng tại NamABank ngoài việc đối tượng khách hàng là cá nhân thì yếu tố tài sản đảm bảo chủ yếu cũng là tín chấp thay vì thế chấp. Và đây cũng là vấn đề rủi ro thẻ tín dụng cần được quan tâm vì phương án xử lý nợ trong tình huống xấu nhất là tài sản đảm bảo hoàn toàn không có.

Căn cứ theo quyết định số 284/2018/QĐ-NHNA-16 ban hành ngày 27/04/2018 về việc cấp thẻ tín dụng tại NamABank thì gồm nhóm khách hàng thẻ tín dụng cá nhân và thẻ tín dụng doanh nghiệp được phân thành 4 nhóm lớn chính sau:

- Các mã chính sách nhóm A: quy định cụ thể về việc phát hành thẻ tín dụng tín chấp cho đối tượng khách hàng là cá nhân.


- Các mã chính sách nhóm B: quy định cụ thể về việc phát hành thẻ tín dụng thế chấp cho đối tượng khách hàng là cá nhân.

- Các mã chính sách nhóm C: quy định cụ thể về việc phát hành thẻ tín dụng tín chấp cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

- Các mã chính sách nhóm D: quy định cụ thể về việc phát hành thẻ tín dụng thế chấp cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

Chi tiết về các chính sách phát hành thẻ tín dụng tại NamABank được tác giả đề cập cụ thể tại Phụ Lục của nghiên cứu này.


4.1.6 Quy trình phát hành thẻ tín dụng

4.1.6.1 Tư vấn và thu hồ sơ

Căn cứ theo quy định cấp thẻ tín dụng cho các đối tượng nêu trên, chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ tiếp cận khách hàng và tư vấn về các tiện ích của dịch vụ thẻ NamABank. Sau đó đối với khách hàng có nhu cầu thì chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thu thập các loại hồ sơ sau:

- Hồ sơ nhân thân: Chứng Minh Nhân Dân, Căn Cước Công Dân, Passport, Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú hoặc các chứng từ tương đương.

- Hồ sơ tài chính: Hợp đồng lao động, sao kê lương, quyết định nâng lương,… Các chứng từ trên phải thỏa quy định đối với từng chính sách cấp thẻ cụ thể

theo quy định hiện hành của NamABank như đã nêu trên.


4.1.6.2 Thẩm định và tái thẩm định

Định kỳ hàng năm, các khách hàng được cấp thẻ tín dụng sẽ được tiến hành tái thẩm định để xem xét có được NamABank cho phép tiếp tục duy trì việc sử dụng thẻ hay không dựa trên một số tiêu chí cụ thể như, khách hàng:

- Không phát sinh nợ nhóm 2 tại các tổ chức tín dụng khác trong vòng 12 tháng gần nhất kể từ thời điểm tái thẩm định.

- Không phát sinh nợ xấu.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí