DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trách nhiệm hữu hạn | |
XD-TM | Xây Dựng – Thương Mại |
NVL | Nguyên vật liệu |
CCDC | |
TSCĐ | Tài sản cố định |
DN | Doanh nghiệp |
GTGT | Giá trị gia tăng |
TK | Tài khoản |
SXKD | Sản xuất kinh doanh |
XDCB | Xây dựng cơ bản |
ĐKKD | Đăng kí kinh doanh |
BHXH | Bảo hiểm xã hội |
BHYT | Bảo hiểm y tế |
BHTN | Bảo hiểm thất nghiệp |
KPCĐ | Kinh phí công đoàn |
BP | Bộ Phận |
VT | Vật Tư |
ĐH | Đặt hàng |
QĐ-BTC | Quyết định-Bộ Tài Chính |
TSCĐ | Tài sản cố định |
TK | Tài khoản |
HĐ | Hóa đơn |
CSDL | Cơ sở dữ liệu |
DN | Doanh nghiệp |
PN | Phiếu nhập |
PC | Phiếu chi |
KVLAI | Khách hàng vãng lai |
PX | Phiếu xuất |
Cty | Công ty |
DNTN | Doanh nghiệp tư nhân |
CP TM & DV | Cồ phần Thương Mại và Dịch Vụ |
MS | Mã số |
ĐVT | Đơn vị tính |
QC | Quy cách |
P.KHVT | Phòng kế hoạch vật tư |
PX | Phân xưởng |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh - 1
- Vị Trí, Vai Trò Của Nvl – Ccdc Trong Sản Xuất Kinh Doanh
- Hạch Toán Tổng Hợp Nvl,ccdc Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên
- Hạch Toán Tổng Hợp Nvl,ccdc Theo Phương Pháp Kiểm Kê Kỳ
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh 29
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi của Công ty TNHH XD – TMCao Minh 30
Bảng 2.3: Doanh thu qua các năm của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh 31
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song 12
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư 14
Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên ...21 Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phương pháp kiểm kê kỳ 24
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM-XD Cao Minh 27
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 32
Sơ đồ 2.3: Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD-TM Cao Minh 35
Hình ảnh 2.1: Giao diện Phần mềm Kế toán Misa Công ty TNHH XD – TM Cao Minh36 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung. 38
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ phương pháp thẻ song song tại công ty TNHH Cao Minh 45
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp Nhập – Xuất nguyên vật liệu 62
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán tổng hợp Nhập – Xuất Công cụ dụng cụ 72
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Bước vào thời kỳ đổi mới, làm quen với môi trường cạnh tranh mới, cũng như các doanh nghiệp trong nước khác, công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Song, công ty đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn và vươn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đứng vững trên thị trường có sức cạnh tranh cao như hiện nay đòi hỏi công ty phải chú trọng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
Trong thời gian ngắn nghiên cứu và tìm hiểu về thực tế quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH XD – TM Cao Minh, với một khối lượng NVL lớn khác nhau nên ít nhiều công ty sẽ phải gặp những khó khăn trong quá trình theo dòi và quản lý trong công tác kế toán tại công ty như:
+ Việc sử dụng hệ thống tài khoản NVL – CCDC.
+ Về công tác kế toán NVL – CCDC.
+ Các báo cáo kế toán liên quan đến NVL – CCDC.
+ Trình độ nhân viên kế toán.
Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình thu mua, bảo quản dự trữ, hạch toán và sử dụng Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đứng trước yêu cầu đó thì kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức hạch toán chi phí Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ. Đây cũng là một vấn đề đáng được các doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay.
Nhận thức được điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác kế toán ở Công ty TNHH XD – TM Cao Minh nên em chọn đề tài: “Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực tế và hạch toán kế toán tại Công ty TNHH XD-TM Cao Minh và đặc biệt là kế toán Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ.
- So sánh giữa lý luận và thực tiễn tại công ty.
- Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
III. Phạm vi của đề tài
- Giới hạn về không gian: Công ty TNHH XD-TM Cao Minh.
- Giới hạn về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài là năm 2012.
- Giới hạn về nội dung: Kế toán Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
Phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu từ công ty tại phòng kế toán.
Thu thập thêm thông tin từ báo chí và Internet.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đánh giá.
- Phương pháp so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn.
V. Bố cục của đề tài
Nội dung đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận (lý thuyết chung) nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Cao Minh.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Cao Minh.
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong hoạt động xây lắp của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL
1.1.1.1 Khái niệm
Nguyên vật liệu trong hoạt động xây lắp của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo sản phẩm. Thông thường giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Do đó, việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả góp phần hạ giá thành và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.1.2 Đặc điểm
Sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng là các công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn. Do vậy, NVL dùng trong doanh nghiệp xây lắp rất đa dạng, phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật. Trong mỗi quá trình sản xuất, NVL không ngừng chuyển hóa về mặt hình thái và giá trị như sau:
- Về mặt hình thái:
+ Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ thi công công trình.
- Về mặt giá trị:
+ Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sản xuất vật chất của sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong trong toàn bộ chi phí sản xuất cũng như trong giá thành sản phẩm. Do vậy tăng cường công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo sử dụng có hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý CCDC
1.1.2.1 Khái niệm
- Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ (theo quy định hiện hành giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 triệu đồng, thời gian sử dụng từ một năm trở xuống). Những tư liệu lao động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là CCDC:
Các loại giàn giáo ván khuôn chuyên dùng cho hoạt động xây lắp
Các dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh sành sứ
Quần áo, dày giép chuyên dùng để làm việc
Các loại bao bì
1.1.2.2 Đặc điểm
- Về mặt hình thái:
+ CCDC tham gia vào nhiều chu kì hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, vẫn giữ nguyên cho đến lúc bị hỏng.
- Về mặt giá trị:
+ Trong quá trình sử dụng, giá trị công cụ dụng cụ chuyển dịch vào từng phần, vào chi phí sản xuất kinh doanh
+ Một số CCDC có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, cần thiết phải dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.3 Yêu cầu quản lý NVL – CCDC
- Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự trữ bảo quản và sử dụng.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất, bảo quản sử dụng vật liệu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán NVL – CCDC
- Lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết, phương pháp kế toán tổng hợp và phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp nhằm một mặt nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý, mặt khác tiết kiệm nhân công và giảm áp lực lên công việc của phòng kế toán.
- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí.
- Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế.
1.2 Phân loại và đánh giá NVL – CCDC
1.2.1 Phân loại NVL – CCDC
1.2.1.1 Phân loại NVL
Có rất nhiều tiêu thức phân loại NVL, nhưng thông thường kế toán chỉ sử dụng một số tiêu thức cơ bản để phân loại NVL.
Căn cứ vào tính năng sử dụng của NVL mà kế toán có thể phân thành các nhóm sau:
- NVL chính: Là loại nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình thi công xây lắp NVL chúng thường chiếm tỷ trọng lớn trong thông số nguyên vật liệu của doanh nghiệp sau quá trình thi công, hình thái của nguyên vật liệu chính thay đổi hoàn toàn để hình thành công trình.
- NVL phụ: là những loại NVL có tác dụng phụ trong quá trình thi công xây lắp, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm hoặc được dùng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý như dầu mỡ bôi trơn, dầu nhờn.
- Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất.
Ví dụ: Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng (xăng, dầu.v.v.), thể khí (ga, khí đốt.v.v), và ở thể rắn (các loại than.v.v).
- Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư, sản phẩm phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
Ví dụ: Các loại ốc, đinh vít, bu loong để thay thế sửa chữa các máy móc thiết bị; các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế các phương tiện vận tải.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản (gạch, đá, xi măng, sắt thép). Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả các thiết bị, phương tiện cần lắp, không cần lắp, CCDC và vật kết cấu dùng vào các công trình XDCB như các loại thiết bị điện, các loại thiết bị vệ sinh.
- Phế liệu: là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.