Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 2

3.3.6. Tăng cường công tác quản lí giáo dục 110

3.3.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục 112

KẾT LUẬN 117

KIẾN NGHỊ 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 126

MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài‌


Tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho các bậc học khác. Vì vậy, tiểu học chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục, hình thành nền tảng cho sự phát triển lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp bậc trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Nhà nước ta coi việc phổ cập giáo dục tiểu học là một trong những mục tiêu lớn của phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, giáo dục tiểu học cần được quan tâm đầu tư tạo mọi điều kiện nhằm phát triển vững chắc. Mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi phải được thụ hưởng đầy đủ một nền giáo dục tiểu học.

Giáo dục tiểu học ở tỉnh Tây Ninh đã đạt được một số thành quả nhất định về phát triển qui mô, số lượng, chất lượng. Trường, lớp tiểu học đã được qui hoạch và phát triển đến tận vùng nông thôn sâu, biên giới đáp ứng được yêu cầu học tập của con em nhân dân lao động. Năm 1997, toàn tỉnh đã hoàn thành phố cập giáo dục tiểu học và đã được Bộ GD - ĐT quyết định công nhận 6 trường tiểu học của tỉnh đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, giáo dục tiểu học ở Tây Ninh phát triển không đồng đều về số lượng và chất lượng giữa các vùng trong tỉnh. Giáo dục tiểu học ở các xã biên giới còn nhiều mặt hạn chế, cần phải được ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện phát triển nhằm nâng cao trình độ dân trí; giữ vững thành quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, xóa bỏ tận gốc nạn mù chữ; đặc biệt quan tâm đến các yếu tố vật chất, tinh thần tác động đến quá trình phát triển. Đây là cơ sở thực tiễn làm điểm xuất phát cho việc đề ra các giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở Tây Ninh.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 2

Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km trải dài qua 5 huyện, tiếp giáp với Campuchia. Từ ngày giải phóng miền Nam 30/04/1975, đất nước thống nhất, các địa phương trong tỉnh và cả nước nói chung, tập trung khôi phục phát triển


kinh tế xã hội; nhưng riêng các xã biên giới ở Tây Ninh phải tiếp tục đấu tranh chống lại bọn Khơ-me đỏ. Đến tháng 01/1979, các địa phương này mới thực sự ổn định, xây dựng cuộc sống mới. Do điểm xuất phát thấp, hạ tầng cơ sở thiếu thốn, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế xã hội các xã biên giới còn nhiều khó khăn đã làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển giáo dục tiểu học. Nhằm bảo đảm sự công bằng trong giáo dục, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về phát triển giáo dục ở các địa phương trong tỉnh. Vấn đề tìm ra giải pháp để khắc phục những yếu kém về giáo dục tiểu học các xã biên giới là yêu cầu cáp bách cần được quan tâm giải quyết.

Từ trước đến nay, việc phát triển giáo dục tiểu học ở Tây Ninh chỉ đầu tư ở mức độ dàn đều. Sở GD - ĐT Tây Ninh chưa có kế hoạch đầu tư trọng điểm cho các xã biên giới, chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng kém phát triển. Vì vậy nghiên cứu đề ra các giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình chính trị hiện nay, đáp ứng yêu cầu của Tỉnh Đảng bộ đang đặt ra cho ngành Giáo dục- Đào tạo.

2. Mục tiêu nghiên cứu‌


Làm rõ thực trạng phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh.

Xây dựng những giải pháp để giữ vững thành quả phổ cập, phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu‌


Khách thể nghiên cứu: Sự phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở

tỉnh Tây Ninh.


Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố tác động đến quá trình phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu‌


Nghiên cứu lí luận về giáo dục và giáo dục tiểu học.


Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh.

Xây dựng giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây

Ninh


Đề xuất những điều kiện thực thi các giải pháp.


5. Giả thuyết khoa học‌


Giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh sẽ khả thi nếu chúng được xây dựng trên những căn cứ đặc thù sau:

- Thực trạng phát triển chung của giáo dục phổ thông trong tỉnh và ở các xã biên giới.

- Quan niệm cụ thể về con đường phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới như là những địa bàn thiệt thòi về kinh tế xã hội.

- Có những điều kiện hợp lí để thực thi giải pháp.


6. Nội dung nghiên cứu‌


6.1. Tổng quan


6.2. Xác định một số khái niệm cơ bản


- Phát triển và phát triển giáo dục tiểu học.


- Giải pháp.


- Chất lượng.


- Hiệu quả giáo dục.


6.3. Xác định những căn cứ thực tiễn để đề xuất giải pháp phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới


6.4. Đề xuất các giải pháp và những điều kiện tiến hành


7. Giới hạn đề tài‌


Nghiên cứu giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh từ 1997 đến

nay.


8. Phương pháp nghiên cứu‌


- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu, tập hợp thông tin.


- Điều tra:


+ Bằng phiếu lấy ý kiến các đối tượng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+ Phỏng vấn trực tiếp.


+ Đi thực tế địa phương tìm hiểu về thực trạng kinh tế xã hội và giáo dục.


+ Tiếp xúc các cấp lãnh đạo địa phương, giáo viên, học sinh, nhân dân.


-Phương pháp chuyên gia: trao đổi ý kiến các chuyên gia tâm lí giáo dục

học.


- Phương pháp thống kê xử lí số liệu.


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN‌


1.1. Tổng quan về giáo dục và giáo dục tiểu học‌


1.1.1. Giáo dục và giáo dục tiểu học các nước trên thế giới‌


1.1.1.1. Tình hình giáo dục các nước


Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước công nghiệp phát triển, giáo dục sơ cấp được thực hiện rộng rãi, người học không phải tốn kinh phí đào tạo, khuynh hướng giáo dục thường tách biệt nam, nữ.

Hệ thống giáo dục công cộng được tiến hành theo hai truyền thống: Giáo dục- đào tạo nhân tài, giáo dục cho quảng đại quần chúng nhân dân. Theo truyền thống đầu tiên, giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có học vấn cao, xuất thân từ các tầng lớp được ưu đãi trong xã hội, hình thành ở họ khả năng lí giải và tài hùng biện, phương pháp toán học, khoa học và những năng lực khác, được gọi là kiểu tư duy cao. Còn hệ thống giáo dục cho quảng đại quần chúng nhân dân chỉ nhằm cung cấp cho người học những năng lực tối thiểu, tập trung vào việc hình thành những kĩ năng đọc, viết, nói, nghe tính toán, giữ gìn vệ sinh, làm nhiệm vụ của người công dân. Những trường học này coi trọng việc hình thành khả năng tái hiện và ghi nhớ cho trẻ, ít chú trọng đến việc phát triển tư duy sáng tạo độc lập.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã khẳng định "Mọi người đều có quyền về học tập". Lúc này các nước trên thế giới đã có những cố gắng nhằm đảm bảo quyền học tập cho mọi người, nhưng thực tế giáo dục các nước vẫn còn nhiều tồn tại. Theo đánh giá tại diễn đàn giáo dục thế giới họp tại Đa-ca, Xê-nê-gan tháng 4/2000 đã nhận định:[8] "Sự đánh giá giáo dục cho mọi người năm 2000 vẫn còn hơn 113 triệu trẻ em chưa được đến trường tiểu học, 880 triệu người lớn mù chữ. Sự phân biệt giới vẫn lan tràn trong các hệ thống giáo dục, chất lượng học tập và sự lĩnh hội các giá trị nhân


văn cùng các kĩ năng đã không đáp ứng đầy đủ những mong muốn về nhu cầu cá nhân và xã hội".

Đồng thời thế giới đang đứng trước những vấn đề gay gắt. Đó là sự đình đốn và suy thoái về kinh tế, dân số tăng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế ngày càng tăng giữa các nước và trong từng nước, chiến tranh, sự chiếm đóng, xung đột dân sự, tội ác nghiêm trọng, cái chết của hàng triệu trẻ em lẽ ra có thể phòng ngừa được và sự suy thoái ngày càng rộng của môi trường. Tất cả những vấn đề này đã kiềm hãm những nỗ lực nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập cơ bản.

Ngày nay, thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI đầy triển vọng, có sự tiến triển về hợp tác giữa các quốc gia, các quyền cơ bản và những khả năng của phụ nữ đã được cải thiện, văn hóa khoa học đạt những thành tựu mới phục vụ đắc lực cho con người, xu thế toàn cầu hóa đang mở ra. Trước những đổi thay của thế giới, giáo dục với tư cách là yếu tố quyết định cho sự phát triển xã hội cần phải đáp ứng những xu thế đó. Qua nghiên cứu, giáo dục các nước trên thế giới đang phát triển dựa trên bốn trụ cột chính đó là: Học để biết - Học để làm - Học để làm người - Học để chung sống.

Với 4 trụ cột nêu trên, đòi hỏi con người trong thế giới hiện đại cần nhận thức được, việc học suốt đời gắn liền với xã hội học tập mà ở đó mọi thứ đều có khả năng tạo ra cơ hội học tập và làm giàu tiềm năng của mọi người. Việc học liên tục đảm bảo cho sự tiếp thu kiến thức mới trong suốt cuộc đời: Học ở trường, học ở ngoài nhà trường, học ở nơi làm việc và trong cuộc sống xã hội. Nhà Giáo dục Nhật Bản Makiguchi trong tác phẩm của mình - Soka Kyoikugaku [22] (Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo) đã thể hiện ý tưởng: "Học không phải là chuẩn bị để sống, đúng hơn người ta học trong khi sống, và sống trong khi học. Học tập và đời sống không những song hành với nhau mà còn giao thoa vào nhau, trao đổi thông tin cho nhau, người ta học bằng cách sống và sống bằng cách học suốt cả đời người".


Trong bối cảnh chung của thế giới hiện đại, các quốc gia dân tộc đã và đang cần có sự lựa chọn chiến lược kinh tế xã hội mang tính sống còn bằng mô hình phát triển độc đáo của mình. Tính chất độc đáo trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia càng được tăng lên trong quá trình chuyển biến của thế giới trong mối liên hệ của các quốc gia và sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống cộng đồng thế giới bằng con đường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục.

Về quan điểm đầu tư cho giáo dục, nhiều nước trên thế giới luôn chủ trương coi giáo dục là nhân tố hàng đầu trong việc thực hiện chiến lược kinh tế xã hội. Giáo dục đóng vai trò trụ cột trong việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân lực tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh nền công nghiệp của đất nước, điển hình như một số quốc gia dưới đây:

Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình phát biểu: “Phải tìm mọi cách để giải quyết tốt vấn đề giáo dục, cho dù ở các mặt khác phải nhẫn nại một chút, thậm chí hy sinh một chút về tốc độ", "Kế hoạch lớn trăm năm phải lấy giáo dục làm gốc" và "Giáo dục phải phục vụ xây dựng Chủ nghĩa Xã hội", "Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội phải dựa vào giáo dục"[l 1].

Năm 1985, trong dự án phát triển giáo dục tương lai của Trung Quốc đã nêu ra 7 quan điểm về cải cách giáo dục nhấn mạnh: Đầu tư kinh phí cho giáo dục phải được coi là chính sách quốc gia hàng đầu. Sau khi dự án này được công bố các tỉnh và thành phố đều đặt trọng điểm công tác vào việc tăng cường và phát triển giáo dục cơ sở, vận dụng nhiều biện pháp khêu gợi tính tích cực của toàn xã hội để huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.

Nhật Bản đã nhiều lần cải cách giáo dục theo hướng hiện đại hóa và nhân

văn được xếp vào những nước hàng đầu về chất lượng và hiệu quả giáo dục.


Nước Nhật sớm nhận ra vai trò giáo dục, coi giáo dục là nhân tố quyết định phục hưng đất nước. Cùng với những giải pháp cải cách xã hội, Nhật Bản đã

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí