Giáo Dục Và Giáo Dục Tiểu Học Ở Việt Nam


bằng giáo dục và thông qua giáo dục thực hiện hai mục tiêu: Phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập quốc dân, mức sống của xã hội. Đồng thời bằng giáo dục làm thay đổi, thiết lập một quan hệ xã hội tốt đẹp. Nhờ tập trung đầu tư cho giáo dục, hệ thống giáo dục ở Nhật Bản đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng của quần chúng, cơ cấu hệ thống giáo dục buộc thế hệ trẻ phải học tập không ngừng thì mới đáp ứng được những đòi hỏi của sản xuất xã hội. Tri thức học tập trong trường gắn liền với kiến thức cần có của thực tiễn xã hội và hoạt động xã hội làm cho giáo dục ngày càng gắn liền với cuộc sống. Giáo dục ở Nhật Bản coi trọng tính thực tế và đã cố gắng tìm các giải pháp tạo ra sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt gắn liền với sản xuất xã hội.

Hàn Quốc: năm 1985, trong chiến lược giáo dục đã khẳng định phải nâng cao hơn nữa mức đầu tư cho giáo dục, đảm bảo cho chiến lược phát triển trí tuệ, đào tạo nhân tài có hiệu quả.

Singapore định hướng đất nước phát triển thành một trung tâm công nghệ cao với một nền giáo dục kết hợp những tinh thần phương Đông (Khổng giáo) và các giá trị tiến bộ của văn hóa công nghệ trong đời sống của một xã hội hiện đại.

Ngay những nước chậm phát triển như Philippin đã thức tĩnh với chiến lược phát triển hướng ngoại và đa dạng, đẩy mạnh xuất khẩu nhân lực lao động ra thị trường nhân lực thế giới. Thích ứng với chiến lược phát triển này là việc triển khai chương trình giáo dục cho mọi người giai đoạn 1995-2000, nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực có khả năng hòa nhập nhanh.

Ở Pháp, trong công bố dự thảo kế hoạch tương lai của nền giáo dục đã ghi rõ: Nước Pháp chỉ có thể chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI, tồn tại được trong cuộc


cạnh tranh kinh tế và văn hóa của thế giới với một điều kiện là làm tăng giá trị

trí tuệ văn hóa, đầu tư vào việc đào tạo thế hệ trẻ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trước những biến đổi của nhận thức và thực tiễn phát triển của thế giới, Hoa Kỳ đã xác định giáo dục hướng vào việc khai thác tiềm năng con người không chỉ quan tâm tới khai thác tài nguyên trí tuệ mà còn đặc biệt chú ý tới giáo dục rèn luyện thể chất, tính năng động, hoạt động hòa nhập của cá nhân với cộng đồng xã hội. Quan tâm tới phát triển tư duy sáng tạo thể hiện ở khả năng tính toán và ra quyết định hợp lí.

Hoa Kỳ cũng đang thực thi một chiến lược giáo dục mới nhằm khắc phục những yếu kém của mình, nâng cao trình độ học vấn, mở rộng cửa các trường đại học, đào tạo đội ngũ giáo viên tốt nhất, coi giáo dục là vấn đề an ninh quốc gia tối quan trọng.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 3

Rõ ràng trước những cơ hội và thách thức của lịch sử, mỗi quốc gia dân tộc đều phải lựa chọn và định hình một chiến lược phát triển của mình một cách thực tiễn và thích ứng với xu thế chung của thế giới. Chiến lược phát triển quốc gia một mặt đặt ra những yêu cầu, tạo điều kiện phát triển giáo dục nói chung và mặt khác chính quá trình phát triển giáo dục đã tạo điều kiện và cơ hội thành công cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tính chất quốc tế, quốc gia dân tộc trở thành đặc trưng đậm nét của mô hình phát triển giáo dục ở các nước khác nhau.

1.1.1.2. Giáo dục tiểu học các nước


Cho đến những năm cuối thế kỉ 20, mức phấn đấu để phổ cập giáo dục ở hầu hết các nước vẫn là phổ cập giáo dục tiểu học, quan niệm về bậc tiểu học của nhiều nước, đặc biệt là quan niệm về trình độ học vấn cơ bản của từng khu vực có những nét tương đồng. Trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, cũng còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với các nước chậm phát triển.


Khuyến cáo của Hội nghị quốc tế về giáo dục họp tại Thụy Sĩ (tháng 10/1984) gởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục các nước đã đề xuất con đường đổi mới giáo dục tiểu học theo những đặc điểm riêng của bậc học này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất phổ cập và sự nâng cao chất lượng giáo dục trong quá trình phổ cập bậc tiểu học, nhấn mạnh trách nhiệm của từng quốc gia với việc không ngừng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. Vì vậy, trong quản lí giáo dục, nhiều nước trên thế giới đã tập trung sự quan tâm vào chất lượng giáo dục tiểu học, coi tiểu học là nền móng của toàn bộ hệ thống giáo dục. Thấy rằng cần phát triển, hoàn thiện toàn bộ hệ thống giáo dục của mình, đặc biệt là giáo dục tiểu học để tạo nguồn nhân lực thích nghi với thời đại.

Để thực hiện có chất lượng về giáo dục tiểu học, các nước đã và đang xem xét lại mục tiêu giáo dục tiểu học. Công việc này thực sự khó khăn vì qui mô rộng lớn của giáo dục tiểu học, vì tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các vùng khác nhau trong đất nước và vì nhiều nguyên nhân khác.

Đa số các nước đều nhấn mạnh đến các vấn đề sau:


- Hình thành những kĩ năng cơ sở. Đó là những kĩ năng viết, đọc, tính toán.

Nhiều nước cùng nhấn mạnh đến kĩ năng nói.


- Cung cấp cho trẻ những kiến thức, thái độ và kĩ năng cần thiết để sống hằng ngày và để học tiếp lên bậc trên.

- Hình thành tính cách của đứa trẻ, quan tâm đến phẩm chất như tính thật thà, tính cần cù, biết tự đánh giá, thị hiếu thẩm mĩ, thói quen sáng tạo.

- Khả năng tự điều chỉnh về xã hội và văn hóa.


Một số nước nhấn mạnh thêm một số yếu tố, ví dụ như Trung Quốc nhấn mạnh đến lòng yêu khoa học và Chủ nghĩa Xã hội, đạo đức Cộng sản. Ấn Độ nhấn mạnh đến sự hiểu biết nền văn hóa nhiều dân tộc của Ấn Độ, đến thái độ không khoan nhượng đối với vấn đề phân biệt chủng tộc.


Nhìn chung, các nước trên thế giới đang tìm cách hiện đại hóa nền giáo dục bằng cách xác định một cách phù hợp mục tiêu của giáo dục tiểu học. Càng ngày người ta càng chú trọng đến việc hình thành óc tư duy, khả năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên việc hình thành một nền giáo dục tiểu học vừa đem lại cho trẻ em những kĩ năng học tập cơ bản, vừa hình thành ở trẻ tư duy sáng tạo, những kĩ năng giải quyết vấn đề, điều này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: Trình độ nghề nghiệp của giáo viên, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách dùng cho giáo viên, cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở trường học và các yếu tố xã hội khác, đây là một trong những khó khăn trở ngại lớn đối với các nước chậm phát triển. Nghèo nàn lạc hậu dẫn đến không đủ tài lực để thực hiện một nền giáo dục tiểu học vừa mang tính phổ cập vừa có chất lượng. Sự gia tăng dân số quá nhanh kéo theo sự gia tăng nhu cầu học tập, phổ cập giáo dục tiểu học, và các nhu cầu xã hội khác ngày càng lớn, làm cho giáo dục tiểu học chậm phát triển. Nhằm khắc phục tình trạng này, các nước tham dự hội nghị quốc tế về giáo dục tại Đaca Xênêgan tháng 4/2000 đã cam kết đạt được 5 mục tiêu sau đây:

- Mở rộng và cải thiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ em một cách toàn diện,

đặc biệt đối với những trẻ khó khăn bị thiệt thòi.


- Vào năm 2015, tất cả trẻ em, đặc biệt trẻ em gái và trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn, trẻ em các dân tộc thiểu số được đi học bậc tiểu học bắt buộc và hoàn toàn miễn phí với chất lượng tốt.

- Bảo đảm nhu cầu học tập cho tất cả thanh niên và người lớn sẽ được đáp ứng thông qua các chương trình giáo dục công dân, các chương trình kĩ năng sống và các chương trình học tập thích hợp.

- Đạt mục tiêu tăng thêm 50% số người lớn được xóa mù chữ vào năm 2015, nhất là đối với phụ nữ và sự nhập học bình đẳng vào các chương trình giáo dục cơ bản và giáo dục thường xuyên.


- Xóa bỏ sự phân biệt giới trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2005, đạt được sự bình đẳng trong giáo dục, với trọng tâm đặt vào cơ hội học tập cùng kết quả học tập bình đẳng và toàn diện đối với trẻ em gái trong giáo dục cơ bản với chất lượng tốt. Cải thiện tất cả các khía cạnh của chất lượng giáo dục sao cho mọi người học đạt được kết quả học tập, đặc biệt về sự biết đọc, biết viết, tính toán và các kĩ năng sống chủ yếu.

Để xây dựng một bậc tiểu học có chất lượng, các nước đang tập trung giải quyết các vấn đề:

- Lựa chọn và xác định một chính sách giáo dục tiểu học hợp lí, những yêu cầu thay đổi ở bậc tiểu học phải phù hợp đặc điểm và khả năng của đất nước.

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục tiểu học về nhân lực, vật lực trên cơ sở ổn định của ngân sách Nhà nước.

- Từng bước nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên tiểu học về trình độ văn hóa chung, khả năng nghề nghiệp sư phạm, đồng thời có những biện pháp để nâng cao động lực cho giáo viên.

- Đổi mới quản lí giáo dục tiểu học.


Giáo dục tiểu học đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Thành tựu lớn nhất là mở rộng nhanh chóng qui mô giáo dục tiểu học, đã thực hiện được phổ cập tiểu học và giữ vững thành quả này, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, đặc biệt có chính sách đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng sâu, xa ở các địa phương. Những kết quả trên đã tạo điều kiện nâng cao trình độ học vấn trung bình của người dân, góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực có học để thực hiện các kế hoạch phát triển quốc gia.

1.1.2. Giáo dục và giáo dục tiểu học ở Việt Nam‌


1.1.2.1. Sơ lược vẽ phát triển giáo dục nói chung


Giáo dục là một trong các lĩnh vực xã hội được quan tâm và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam kể từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, thời điểm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc đó Việt Nam đang ở trong tình trạng một quốc gia kém phát triển và trình độ dân trí còn thấp. Tỉ lệ dân mù chữ hơn 95%. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ phát triển nền giáo dục dân tộc trở thành một trong ba nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là diệt dốt, diệt giặc đói và diệt giặc ngoại xâm, ưu tiên hàng đầu trong cương lĩnh giáo dục là xóa nạn mù chữ. Giáo dục trong thời kỳ này đã góp phần đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến và cứu nước.

Tháng 7/1950, đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất đã được Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua và bắt đầu thực hiện trong cả nước với các nội dung cơ bản là: Xây dựng nền Giáo dục Dân chủ Nhân dân theo nguyên tắc Dân tộc- Khoa học- Đại chúng. Mục tiêu đào tạo là giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân trung thành với chế độ Dân chủ Nhân dân, có phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. Cơ cấu nhà trường cải cách bao gồm hệ phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học. Nội dung giáo dục chú trọng giáo dục lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tình yêu lao động, ý thức học tập, tôn trọng của công, phương pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học. Tuy nhiên, do khó khăn về giáo viên và cơ sở vật chất nên một số môn ở trường phổ thông như nhạc, vẽ, nữ công- gia chánh... chưa được đưa vào chương trình giảng dạy.

Nền giáo dục dân tộc Việt Nam tiến lên một bước phát triển mới với cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai được bắt đầu từ tháng 3/1956. Cuộc cải cách này, bên cạnh việc xác định mục tiêu giáo dục theo yêu cầu phát triển nhân cách toàn diện, kiên trì phương chăm giáo dục lí luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội... Nội dung giáo dục đã thể hiện 4 mặt cơ bản: Đức - Trí - Thể -


Mỹ, coi trọng việc thực hành và giảng dạy tri thức khoa học có hệ thống. Đặc biệt, cơ cấu hệ thống giáo dục mới được xây dựng với mô hình giáo dục phổ thông 10 năm gồm 3 cấp: cấp I: 4 năm; cấp II: 3 năm và cấp III: 3 năm.

Chiến thắng mùa xuân năm 1975, với sự ra đời của một nước Việt Nam thống nhất đánh dấu một bước phát triển mới của nền giáo dục Việt Nam. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 14- NQ/TW về cải cách giáo dục đã đề cập đến toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam thống nhất từ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đến cơ cấu hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục mới bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông 12 năm, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học được hoàn chỉnh. Giáo dục trong thời kỳ này phát triển mạnh về qui mô đào tạo.

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1986 với nội dung cơ bản là thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ tập trung kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường, với nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa đã đặt ra cho hệ thống giáo dục Việt Nam những thách thức mới đồng thời cũng tạo tiền đề, cơ hội cho sự phát triển, xây dựng nền giáo dục thích ứng với giai đoạn mới của đất nước. Sau những năm thực hiện đổi mới với tư tưởng chỉ đạo coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện công bằng và tạo cơ hội giáo dục cho mọi người...", hệ thống giáo dục Việt Nam đã từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và đạt được những thành tựu. Hệ thống giáo dục quốc dân mới được hình thành theo Nghị định 90/CP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hệ thông giáo dục mới đã tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục được tổ chức đa dạng với nhiều loại hình phong phú, tập trung và không tập trung, hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới.

Có thể nói trong những điều kiện khó khăn với nhiều biến động của lịch sử, nền giáo dục Việt Nam đã từng bước được củng cố và không ngừng vững mạnh. Đây là một nền giáo dục cách mạng và tiến bộ đã và đang góp phần to lớn vào


sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tể quốc Việt Nam, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hòa nhập với tiến trình phát triển chung của thế giới và ở các nước trong khu vực.

1.1.2.2. Giáo đúc tiểu học ở Việt Nam


Hệ thống giáo dục tiểu học đã và đang được củng cố về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Nhiều trường tiểu học được đầu tư cho xây dựng và trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học từ nguồn đóng góp của nhân dân, của địa phương, của ngân sách Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Các hoạt động giáo dục ở bậc tiểu học được đổi mới toàn diện cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy - học cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương và dân tộc, đã xây dựng và thực hiện chương trình phổ cập tiểu học rút gọn 100 tuần cho các khu vực miền núi dân tộc, vùng sâu, xa. Các phương pháp đào tạo mới như ứng dụng công nghệ dạy học ở tiểu học được nghiên cứu và thử nghiệm từng bước, và đã triển khai thực hiện tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chun quốc gia giai đoạn (1996-2000), đến nay cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.

Mặc dù được quan tâm nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và của nhân dân, nhưng giáo dục tiểu học ở nước ta hiện đang đứng trước thử thách và còn chứa đựng nhiều nhược điểm. Phần lớn các trường tiểu học chỉ mới đạt được những chỉ số tối thiểu của mục đích giáo dục tiểu học như bảo đảm cho trẻ có được những kĩ năng cơ bản: Đọc, viết, nói, tính toán. Chưa phát triển ở trẻ năng lực tư duy độc lập và sáng tạo.

Ở nhiều vùng khó khăn, số học sinh lớp 4, 5 hầu như rất ít, ở nhiều nơi

không có lớp 4, lớp 5, học sinh bỏ học, lưu ban chiếm tỉ lệ đáng lo ngại.


Giáo viên tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu số lượng theo tỉ lệ qui định 1,15 giáo viên/lớp, trình độ đào tạo thấp, còn nhiều giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, phần lớn không có khả năng dạy các môn như nhạc, họa, thể dục, thủ công... Đời sông vật chất khó khăn, đời sống tinh thần lại càng

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí