Mức Đóng Vào Các Quỹ Thành Phần Bảo Hiểm Xã Hội

dung khác về chế độ tiền lương, chế độ lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội, tuổi nghỉ hưu, bình đẳng giới … Về chế độ sinh hoạt phí và trợ cấp, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính quy định cụ thể mức sinh hoạt phí tối thiểu áp dụng đối với từng nước nơi cơ quan Việt Nam đóng trụ sở và quy định các bảng chỉ số sinh hoạt phí đối với 5 nhóm gồm: cán bộ, công chức ngoại giao; cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp; cán bộ, công chức quốc phòng, công an; cán bộ, công chức kỹ thuật, hậu cần và phu quân, phu nhân. Về quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại CQĐD Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số những bất cập trong công tác phối hợp liên ngành thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao. Đối với quá trình thực hiện các quy định về tuyển dụng trong nội bộ Bộ Ngoại giao, mặc dù thực hiện đúng quy trình thủ tục, nhưng thời gian của một kỳ tuyển dụng của Bộ thường kéo dài 6-7 tháng, gây tâm lý mệt mỏi và áp lực đối với thí sinh. Từ thực tiễn kết quả phỏng vấn do tác giả Luận án thực hiện trong 2 năm 2020, 2021 đối với người dự thi và cán bộ tổ chức các kỳ thi tuyển vào Bộ, đa số các ý kiến của chủ thể thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức vào Bộ đều có nhận định là thi tuyển vào Bộ còn rườm rà, có thể rút gọn được các bước nhưng vẫn bảo đảm đúng các quy định tuyển dụng của Chính phủ như: đổi mới cách thức ra đề thi, chú trọng kiểm tra tư duy, hạn chế kiểm tra kiến thức học thuộc lòng; kết hợp thi ngoại ngữ và chuyên ngành vào một đề thi…

Đồng thời, việc phối hợp trong thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho nhân lực ngành Ngoại giao, thực trạng thực hiện chính sách cho thấy một số nội dung như sau: Về chính sách BHXH, nhìn chung đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao không có sự khác biệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao được thực hiện như sau: Đối với cán bộ, công chức thì tham gia đóng góp và thụ hưởng các chế độ gồm ốm đau, thai

sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Đối với viên chức thì tham gia đóng góp và thụ hưởng các chế độ gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng bảo BHXH được xác định trên mức tiền lương theo tỷ lệ đóng góp.

Hình 3.3: Mức đóng vào các quỹ thành phần bảo hiểm xã hội


Năm

Người lao động

Người sử dụng lao động

Tổng đóng NLĐ & NSDLĐ

Hưu trí tử tuất

Thất nghiệp

Ốm đau thai sản

TNLĐ &BNN

Hưu trí, tử tuất

Thất nghiệp

2007

5%


3%

1%

11%


20%

2008

5%


3%

1%

11%


20%

2009

5%

1%

3%

1%

11%

1%

22%

2010

6%

1%

3%

1%

12%

1%

24%

2012

7%

1%

3%

1%

13%

1%

26%

2014

8%

1%

3%

1%

14%

1%

28%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 11

Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 2020

* Ghi chú: NLĐ = Người lao động, NSDLĐ = Người sử dụng lao động

Cán bộ, công chức, viên chức được thụ hưởng các chế độ BHXH như sau:

Hình 3.4: Tổng hợp mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội


Chế độ

Mức hưởng

Người lao động (so với lương)

Chế độ ốm đau

75%

Chế độ thai sản

100%

Chế độ TNLĐ-

BNN

Tùy thuộc vào số năm đóng và tỷ lệ suy giảm khả năng LĐ người lao

động được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Chế độ hưu trí

Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%

Chế độ tử tuất

Trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp hàng tháng bằng 0,5 hoặc 0,7 tháng

lương cơ sở

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp 60%;

Hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề;

Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 2020

* Ghi chú: TNLĐ – BNN = Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp

Ngoài ra, đối với đặc thù riêng của ngành Ngoại giao, CBCCVC là thành viên CQĐD ở nước ngoài thì phu nhân/phu quân là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan ở nước ngoài cũng được tham gia 02 chế độ bảo hiểm xã hội là hưu trí và tử tuất.

Hình 3.5: Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với phu nhân/phu quân của thành viên cơ quan ở nước ngoài mà trước đó chưa từng tham gia BHXH

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

2.780.000

2.980.000

2.980.000

(ĐVT: đồng)


Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 20201 Cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao nằm trong nhóm CBCCVC nói chung và theo cách thống kê phục vụ quản trị hệ thống thì được gộp chung vào một nhóm đối tượng tham gia đó là nhóm Hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể. Vì vậy, CBCCVC ngành Ngoại giao được đánh giá chung thông qua việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với nhóm CBCCVC thuộc nhóm Hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về đối tượng tham gia BHXH. Tình hình thực hiện chính sách BHXH đối với khu vực này đảm bảo tỷ lệ tuân thủ ở mức cao. Tuy nhiên, số người tham gia bảo hiểm xã hội ở nhóm này hiện đang có xu hướng giảm dần theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2014 trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện chính sách tinh giảm biên chế trong giai đoạn này. Mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH của nhóm này có xu hướng tăng theo từng năm, do tác động của việc tăng lương tự nhiên và điều chỉnh mức tăng lương cơ sở. Mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của nhóm này trong năm 2019 là 5,2 triệu đồng [10]. Về việc thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người lao động trong khu vực này thụ


1 Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

hưởng chủ yếu là 02 chế độ: thai sản, hưu trí. Việc thực hiện chính sách BHXH, các chế độ BHXH đối với nhân lực ngành Ngoại giao nhìn chung đều được đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; đây là đặc điểm chung của khu vực Nhà nước (khối hành chính sự nghiệp). Tuy nhiên, công tác thống kê về việc thực hiện chính sách BHXH đối với CBCCVC nói chung và ngành Ngoại giao nói riêng còn một số điểm hạn chế như: trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành bảo hiểm xã hội hiện nay chưa phân nhóm đối với cán bộ, công chức, viên chức theo ngành và lĩnh vực, từ đấy dẫn đến một số các chỉ tiêu khác cũng chưa phân định được chính xác. Ví dụ: số lượt hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, số người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức theo ngành, lĩnh vực. Do vậy, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay sẽ chưa cho phép trích xuất, đưa ra các con số đánh giá cụ thể và chi tiết hơn, từ đó làm cơ sở đánh giá việc thực hiện chính sách BHXH đối với đối với cán bộ, công chức, viên chức theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

Việc thực hiện chính sách BHXH đối với phu nhân/phu quân là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan ở nước ngoài trong giai đoạn 2015-2019 như sau:

Hình 3.6: Thực hiện chính sách BHXH đối với phu nhân/phu quân (2015-2019)


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Số người

120

-

120

119

-

Mức tiền lương làm căn cứ

đóng BHXH

3.716.964

3.828.473

4.548.624

4.617.893

-

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2020

Qua các số liệu trên có thể thấy rằng, mặc dù mức tiền lương làm căn cứ đóng tăng lên qua các năm nhưng số người tham gia đóng giảm đi, từ 3.716.964 VNĐ với số lượng 120 người trong năm 2015 đến 4.617.893 VNĐ

với 119 người trong năm 2018. Đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với phu nhân/phu quân là vợ hoặc chồng của thành viên CQĐD ở nước ngoài, số lượng đối tượng tham gia không nhiều, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cũng ở mức trung bình; hiện nay cơ quan bảo hiểm xã hội cũng chưa thống kê được nhóm đối tượng hưởng chế độ hưu trí, tử tuất đối với nhóm đối tượng này.

Về thực tiễn thực hiện chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với nhân lực ngành Ngoại giao: Ở trong nước, hàng năm cấp mới BHYT cho gần 2.000 trường hợp; duy trì thăm, khám, cấp phát thuốc tại chỗ; tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho hơn 1.000 lượt cán bộ, nhân viên. Ở ngoài nước, hàng năm đều thực hiện cấp mới, gia hạn BHYT cho khoảng 900 trường hợp. Bộ đã đôn đốc Bảo Việt thực hiện các chế độ bảo hiểm y tế ngoài nước; một số trường hợp ốm đau, tử tuất đặc biệt được quan tâm xem xét, hỗ trợ. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, chế độ bảo hiểm cho nhân lực Ngành trong hệ thống các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các phái đoàn nước ta tại các tổ chức khu vực, quốc tế đang áp dụng bảo hiểm Bảo Việt còn rất hạn chế và hầu như không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cán bộ công tác tại địa bàn ngoài nước. Do chế độ hưởng theo định mức từ NSNN, mặc dù đã có tính toán điều chỉnh hệ số theo địa bàn, nhưng thực tiễn các mức hưởng cho thấy 2 khía cạnh: Trong khi đa số cán bộ ngoại giao ở trong nước được phỏng vấn bày tỏ sự hài lòng thì đại đa số cán bộ thuộc địa bàn ngoài nước phản ánh chưa hài lòng về chế độ an sinh xã hội (ASXH). Ở các địa bàn nước ngoài, mặc dù nước ta đã có hệ số điều chỉnh hỗ trợ nhưng do “nền mức hưởng quá thấp”, “chênh lệch giữa điều kiện của nước ta và các nước bạn”, “những khác biệt về văn hóa, thói quen, tập tục” … đã tạo ra khoảng cách rất lớn về chế độ hưởng ASXH. Trong kết quả phỏng vấn đã thu được ý kiến cho rằng “Đây thực sự là một vấn đề cần lo nghĩ để nhà ngoại giao đảm bảo thể chất và tâm lý, yên tâm tập trung làm nhiệm vụ”.

Về phối hợp với địa phương theo phân cấp, hiện nay, cơ quan Bộ xây dựng chính sách và ban hành văn bản phân công các cơ quan ở Trung ương, các Sở ngoại vụ địa phương và cơ quan đại diện phối hợp thực hiện theo chức năng các hợp phần chính sách phát triển nhân lực ngành; quy định rõ vai trò của khối các đơn vị sự nghiệp công lập trong Bộ là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức ngoại giao. Các Vụ, Cục chức năng và Văn phòng Bộ thực hiện các chế độ và đảm bảo điều kiện lao động cho nhân lực ngành. Công tác phát triển nhân lực ngoại giao ở địa phương được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa các Đề án, chương trình, kế hoạch của Bộ ngành chung cho các tỉnh thành trên cả nước và các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể của từng địa phương. Triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới và mở cửa, Bộ Ngoại giao đã đẩy mạnh nhiều hoạt động hỗ trợ các địa phương Việt Nam nâng cao năng lực tổng hợp, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thương mại quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ, lao động…, góp phần thành công vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, nâng cao vai trò của địa phương nói riêng và đất nước nói chung trên trường quốc tế. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, về khả năng phân cấp cho các trung tâm bồi dưỡng cấp tỉnh/thành, hiện nay 18/46 Sở Ngoại vụ của các tỉnh/thành phố đã thành lập các Trung tâm dịch vụ đối ngoại, cung cấp phiên dịch cho các Sở, ngành tại địa phương. Tuy nhiên, các trung tâm này chủ yếu bồi dưỡng ngoại ngữ ở trình độ cơ sở, sử dụng các giảng viên đến từ các trường đại học đóng tại địa phương; chưa đủ năng lực và trình độ tổ chức các lớp bồi dưỡng biên phiên dịch hay tham gia vào hệ thống các cơ sở bồi dưỡng của Bộ Ngoại giao. Do vậy, để đảm bảo chất lượng ĐTBD, hiện chưa tính đến khả năng phân cấp cho các cơ sở bồi dưỡng khác.

Về phối hợp với các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, trong công tác ĐTBD nghiệp vụ ngành Ngoại giao cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành, hợp tác quốc tế được tích cực đẩy mạnh để huy động và vận dụng hợp lý sự hỗ trợ từ các nguồn lực quốc tế, cụ thể như các chương trình đào tạo thạc sỹ với Đại học Wellington, Niu Di-lân; các chương trình nghiệp vụ biên phiên dịch hợp tác với Úc năm 2021 v.v. Từ tháng 7/2018, Chính phủ Việt Nam và Xinh-ga-po thống nhất nâng cấp VSTC thành Trung tâm Hợp tác Việt Nam - Xinh-ga-po (VSCC) nhằm tạo nền tảng và cơ sở pháp lý để VSCC mở rộng các hoạt động, không chỉ tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho khu vực công mà còn tổ chức các hoạt động, dự án khác. Dưới sự điều phối trực tiếp của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Singapore, VSCC sẽ thúc đẩy các hoạt động tăng cường năng lực do các cơ quan Singapore tổ chức, tập trung vào những hoạt động thế mạnh của 2 bên nhằm phát triển kỹ năng nguồn nhân lực nói chung và nhân lức ngoại giao nói riêng trong thời đại số, chính phủ điện tử, an ninh mạng và quản lý tri thức v.v..

Về tổng thể, khâu phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao đã được chú trọng thực hiện bài bản, từng bước; công tác điều phối, hỗ trợ hoạt động đối ngoại của các địa phương, tổ chức, đoàn thể có nhiều tiến bộ thông qua các biện pháp phối hợp liên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của nhiều địa phương và cả nước, củng cố uy tín của ngành Ngoại giao.

3.2.4. Thanh tra, kiểm tra

Nội dung hợp phần thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao bao gồm thanh tra hoạt động ngành Ngoại giao, thanh tra hoạt động giáo dục đại học (đối với Học viện Ngoại giao), kiểm tra thực hiện các dự án, đề án Chính phủ v.v. Nguyên tắc chung là Thanh tra Bộ xây dựng văn bản hướng dẫn hoạt động và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại, đồng thời đôn đốc thanh tra các Sở thực hiện kế hoạch thanh tra hàng

năm đúng định hướng do Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ đề ra. Đối với thanh tra chuyên ngành Ngoại giao, về cơ bản, công tác thanh tra chuyên ngành Ngoại giao đang ngày càng được củng cố, cải thiện về phương pháp và cách thức triển khai, phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình của các địa phương. Các cơ quan ngoại vụ địa phương đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhằm đưa công tác thanh tra, kiểm tra trở thành một khâu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại [2]. Xây dựng lực lượng là một trong các nội dung trong công tác thanh tra ngoại giao thực hiện theo Nghị định số 17/2014/NĐ-CP ngày 11/03/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao và Thông tư số 06/2016/TT-BNG của Bộ Ngoại giao nhằm đánh giá về công tác xây dựng lực lượng. Theo quy định tại Điều 70 của Luật Giáo dục đại học, thanh tra giáo dục đại học bao gồm thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục đại học; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục đại học; xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục đại học [35], [109].

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả công tác phân cấp tuyển dụng và ký hợp đồng lao động trong năm 2021, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm các đơn vị sự nghiệp triển khai đúng quy định và lộ trình đề ra.

Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách phát triển nhân lực Ngành được thực hiện nghiêm túc và công bằng, nghiêm minh. Trong 10 năm qua, số lượng cán bộ vi phạm không nhiều. Trung bình mỗi năm có 8 trường hợp (tương đương 0,36%). Những trường hợp phải xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo đến buộc thôi việc là 24/83 trường hợp, trung bình 2 trường hợp mỗi năm. Trong đó, 06/16 trường hợp buộc thôi việc do vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, 10/16 trường hợp còn lại do vi phạm pháp luật hoặc quy định của Ngành2.



22 Theo số liệu của Vụ Tổ chức cán bộ cung cấp trong tài liệu cập nhật ngày 13/10/2021.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí