Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Ngành Ngoại Giao

cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chương trình hoặc dự án cần phải được ban hành hoặc phê duyệt. (ii) Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính sách; xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chương trình, dự án thực thi chính sách. (iii) Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành được các văn bản, chương trình, dự án có chất lượng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả.

Bước 2 - Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách: Trong quá trình tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công, sau khi xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành văn bản, hoặc lập kế hoạch thực hiện chương trình sẽ đến khâu tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản, chương trình, chính sách.

Bước 3 - Phân công, phối hợp thực hiện chính sách: Trong giai đoạn này, các chủ thể thực thi được giao trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản và triển khai thực hiện chương trình, dự án cụ thể hóa chính sách. Tập huấn văn bản, bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai văn bản, chương trình. Đồng thời, các chủ thể thực hiện chính sách, theo chức năng và nhiệm vụ được phân công, phối hợp bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản, thực hiện chương trình, dự án.

Bước 4 – Tổ chức thực hiện nội dung chính sách: Trong bước này, các chủ thể chính sách tổ hức thực hiện 5 nội dung chính của chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao gồm quy hoạch, kế hoạch; thu hút, tuyển dụng; sử dụng, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ, trọng dụng nhân tài.

Bước 5 - Thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách: Trong bước này, các chủ thể thực hiện chính sách chủ yếu thực hiện các hoạt động như chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản, việc thực hiện chương trình. Thực thi chính sách diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng, miền, địa phương không giống hau, cũng như trình độ,

năng lực tổ chức, điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều. Do vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.

Bước 6 - Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện: Sơ kết, tổng kết việc thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi CSC là khâu quan trọng đảm bảo hiệu quả, chất lượng thực hiện chính sách công. Theo định kỳ, các chủ thể thực thi chính sách công tiến hành sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện. Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách được tiến hành theo trình tự từ dưới lên. Trước hết, các cơ quan, tổ chức được giao thi hành văn bản thực thi chính sách công nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó và báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện các chương trình, dự án nào thì tiến hành đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc chương trình, dự án đó và báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. Trong báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo cáo đánh giá kết thúc cần thể hiện rõ quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị đối với cấp trên để xử lý những vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Tiếp theo, trên cơ sở các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo cáo kết thúc của các cơ quan, tổ chức thực thi chính sách cấp dưới, cơ quan, tổ chức thực thi chính sách cao nhất tổng hợp thành báo cáo sơ kết, tổng kết thực thi chính sách. Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách cuối cùng này báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính sách trước cơ quan hoạch định chính sách và nhân dân; đồng thời, có thể kiến nghị với cơ quan hoạch định chính sách điều chỉnh, sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn.

Trong bối cảnh ngành Ngoại giao, quy trình thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao là quá trình chính sách đi vào thực tiễn hoạt

động của bộ máy tổ chức trong Bộ, ngành Ngoại giao và công việc, đời sống của người cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành ở trong nước và nước ngoài. Thực hiện chính sách phát triển nhân lực hướng tới kết quả, theo Werner Meier (2003), có vai trò quan trọng trong cách tổ chức hoạt động với định hướng trung tâm là cải thiện kết quả [150]. Thông qua tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực, tăng cường hiệu quả hoạt động của cá nhân và các nhóm sẽ đạt được tăng cường thực thi chính sách [185]. Về cơ bản quy trình thực hiện chính sách bao gồm 5 bước cơ bản như trên. Đó là (i) Xây dựng văn bản và kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; (ii) Tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách; (iii) Tổ chức, phân công, phối hợp thực hiện chính sách; (iv) Thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao; và (v) Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện chính sách.

Trong ngành Ngoại giao, các biện pháp cơ bản thường được vận dụng để thực hiện CSC, trong đó có chính sách PTNL ngành Ngoại giao, là biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, biện pháp thuyết phục, giáo dục và biện pháp cưỡng chế. Các biện pháp tổ chức thực hiện chính sách thuộc về cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) các cấp để triển khai, phối hợp thực hiện chính sách. Thông thường biện pháp thực hiện chính sách mang tính quy định, giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực hiện và môi trường thực hiện. Bên cạnh đó, ngành Ngoại giao duy trì hình thức thực hiện chính sách đặc thù, đó là các Hội nghị Ngoại giao. Hội nghị Ngoại giao, từ góc độ thực hiện chính sách PTNL ngành Ngoại giao, là cơ chế tham vấn về chất lượng nhân lực cử đi nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện; phối hợp đào tạo cán bộ giữa trong và ngoài nước trong đó chú trọng đào tạo tại chỗ; tôi luyện phẩm chất chính trị và chuyên môn cho cán bộ ngoại giao trên mặt trận thực tiễn; kết nối mạng lưới các Trưởng cơ quan đại diện tại các quốc gia Việt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nam có quan hệ ngoại giao; tổng kết đánh giá thực hiện và đề ra phương hướng xây dựng đội ngũ... Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 94 cơ quan đại diện ngoại giao (CQĐD) tại các nước trên thế giới. Đây chính là 94 đơn vị sử dụng nhân lực của Ngành có tính đặc thù động theo nhiệm kỳ công tác 3 năm của cán bộ, nhân viên ngoại giao ở nước ngoài, đồng thời cũng là môi trường thực tiễn cọ sát chuyên môn phong phú nhất đối với tất cả ai chọn nghề ngoại giao. Theo đó, các CQĐD là nơi “thụ hưởng” và phản ánh chất lượng chuyên môn, bản lĩnh chính trị của cán bộ, nhân viên ngoại giao Việt Nam được cử đi công tác ở nước ngoài; mặt khác CQĐD cũng chịu trách nhiệm phối hợp giữa trong và ngoài nước nhằm tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân sự qua công việc hàng ngày. Chính vì thế Bộ đã tranh thủ triệt để cơ chế các Hội nghị Ngoại giao được tổ chức thường kỳ 2 năm để tham vấn các Trưởng CQĐD về chính sách phát triển nhân lực cho đơn vị mình nói riêng và cho toàn ngành nói chung, cả trong ngắn, trung và dài hạn. Hầu hết các Hội nghị Ngoại giao đều có các phiên thảo luận chuyên biệt về vấn đề xây dựng ngành và phát triển nhân lực. Các Trưởng CQĐD sẽ góp phần đưa ra những đánh giá khách quan và cụ thể về chất lượng cán bộ, nhân viên đang công tác tại đơn vị mình; việc triển khai đào tạo tại chỗ và sự trưởng thành của đội ngũ cũng như những hạn chế, bất cập cần có giải pháp giải quyết. Trải qua chiều dài 77 năm hình thành và phát triển Ngành, đến nay đã có 31 Hội nghị ngoại giao. Hình thức thực hiện chính sách đặc thù này của ngành Ngoại giao đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Ngành nói chung và thực hiện chính sách PTNL ngoại giao nói riêng.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 8

2.3.1. Hệ thống chính sách quốc gia về phát triển nhân lực ngành Ngoại giao

Hệ thống chính sách quốc gia về PTNL ngành Ngoại giao là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao.

Hệ thống chính sách nước ta về PTNL ngành Ngoại giao được xây dựng trên cơ sở các quan điểm định hướng của Đảng, thể hiện trong nhiều văn bản khác nhau, do nhiều cơ quan xây dựng, trong đó chủ yếu là văn bản pháp luật. Quán triệt các quan điểm của Đảng trong thực hiện chính sách của Nhà nước, luận án đã rà soát, thống kê và nghiên cứu chính sách về PTNL ngành Ngoại giao. Hệ thống chính sách quốc gia ban hành đề cập trực tiếp đến PTNL quốc gia, xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức, xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại v.v. Từ trong tổng thể hệ thống chính sách đó, luận án đã chọn lọc và tổng hợp lại các chính sách cơ bản về chính sách PTNL ngành Ngoại giao của Nhà nước và văn bản hướng dẫn thực hiện các hợp phần chính sách PTNL ngành của Bộ Ngoại giao và các Bộ ngành ban hành theo chức năng, nhiệm vụ.

Về cơ bản, hệ thống chính sách quốc gia về phát triển nhân lực ngành Ngoại giao tập trung trong 4 văn bản Luật cơ bản đóng vai trò “xương sống” của hệ thống chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao, gồm Luật Cơ quan đại diện nước CHXNCN Việt Nam ở nước ngoài năm 2017 (gọi tắt là Luật Cơ quan đại diện 2017), Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ban hành ngày 13/11/2008 (sau đây gọi tắt là Luật Cán bộ, Công chức 2008) và Luật Viên chức 58/2010/QH12 ban hành năm 20120 (gọi tắt là Luật Viên chức 2010) và Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi số 52/2019/QH14 do Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12 (gọi tắt là Luật CBCCVC sửa đổi 2019). Đây là khung quy định cơ bản về phát triển nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và nhân lực ngành Ngoại giao nói riêng; về quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, trọng dụng người có tài, quy định về xếp loại, nâng ngạch, xếp ngạch công chức, viên chức, thẩm quyền tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức v.v.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nhân lực ngành Ngoại giao còn bao gồm: Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và Bộ, ngành ban hành: 4 Chiến lược quốc gia; 9 Nghị định Chính phủ;

4 Quyết định Thủ tướng Chính phủ; 3 Đề án Chính phủ là Đề án “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025”, Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2021-2025”, và Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025”; 3 chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 3 Thông tư liên tịch; 4 Thông tư. Chính sách PTNL ngày càng hướng đến chất lượng đào tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ. Tinh thần này thể hiện rõ nét trong Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 và Quyết định số 749/QĐ-TTg ban hành chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Trong hệ thống văn bản trên, bên cạnh các phẩm chất truyền thống, một số nội dung mới mang tính thời đại đã được bổ sung trong phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030, đó là: Xây dựng “nhân lực số” trong chính phủ điện tử để “đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” được nhấn mạnh. Đồng thời, an sinh xã hội phục vụ phát triển nhân lực cũng đã được xác định gắn phát triển toàn diện nguồn nhân lực với “chăm sóc con người”, nhấn mạnh trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước hiện đại song hành với ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo. PTNL ngành ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nằm trong bối cảnh thực hiện cải cách hành chính nhà nước. Quan điểm, mục tiêu và các nội dung chính về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 được chỉ rõ tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Trong nội dung số 4 về cải cách chế độ công chức công vụ, mục tiêu đặt ra là xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài.

2.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách

Hệ thống bộ máy thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp. Trong đó, Học viện Ngoại giao là cơ sở giáo dục đại học đầu mối duy nhất trong Bộ Ngoại giao đào tạo hệ cử nhân và đào tạo sau đại học chương trình thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành ngoại giao theo Quyết định số 07/2019/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/2/2019. Bên cạnh đó còn có cơ sở bồi dưỡng thực hành gồm các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao như Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Vụ Thông tin báo chí, Trung tâm Biên phiên dịch Quốc gia. Các cơ sở bồi dưỡng của Ngành đều có khả năng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về các nghiệp vụ đặc thù của ngành Ngoại giao như công tác lãnh sự, lễ tân đối ngoại, biên giới lãnh thổ, vận động kiều bào, thông tin đối ngoại, phát ngôn và phỏng vấn báo chí, biên phiên dịch đối ngoại...

2.3.3. Nhân lực thực hiện chính sách

Nhân lực thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao là đội ngũ CBCCVC trong ngành Ngoại giao và của các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Nhân lực thực hiện các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành, chủ yếu là nhân lực trong Học viện Ngoại giao. Bên cạnh đó là các giảng viên trong Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia. Đồng thời, nhân lực tham gia vào quá trình thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao là CBCCVC đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức trong bộ máy thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao bao gồm cán bộ, công chức làm việc trong các Vụ, Cục chức năng của Bộ ở cấp Trung ương, các Sở Ngoại vụ địa phương và cán bộ phụ trách công tác tổ chức nhân sự trong các CQĐD của Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay, cả nước có 47/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Sở Ngoại vụ (chiếm

tỷ lệ 74,6%), 16 địa phương bố trí tổ chức và nhân sự làm công tác ngoại vụ thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh (tương đương 25,4%).

2.3.4. Nguồn tài chính thực hiện chính sách

Kinh phí thực hiện chính sách do Ngân sách nhà nước (NSNN) bố trí theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành và các nguồn huy động hợp pháp khác như đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Đối với khối các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của ngành Ngoại giao, nguồn kinh phí xác định theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Theo đó, nguồn tài chính bao gồm: (i) Nguồn Ngân sách nhà nước cấp; (ii) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; (iii) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật; (v) Nguồn tài chính thu được từ những giao dịch tài chính theo quy định của pháp luật như vốn vay, vốn huy động, lãi tiền gửi ngân hàng…; (vi) Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật; (vii) Nguồn hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Trong đó, nguồn thu từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ lệ huy động sự đóng góp của người học và gia đình thông qua học phí ở mức cao [36]. Nguồn kinh phí Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2019 và năm 2020 của Bộ Ngoại giao là 2 tỷ đồng mỗi năm. Mức đầu tư này chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu kinh phí thực tế. Để tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng các nhu cầu đặc thù của Ngành, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, cần bổ sung thêm kinh phí tương xứng với nhiệm vụ.

2.3.5. Điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ quản lý thực hiện chính sách

Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành Ngoại giao chú trọng đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023