M Ột Số Mâu Thuẫn Cần Giải Quyết Trong Phát Huy Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ch Ất L Ượng Cao Ở Việt Nam Hiện

94

tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên của nhiều trường đại học rất hạn chế; số sinh viên “biết” nghiên cứu khoa học thực sự còn quá ít ỏi, chỉ chiếm khoảng 10 - 20%. Xu hướng nghiên cứu khoa học của sinh viên sau khi ra trường chưa phải là xu hướng chính, một mặt do họ không thấy được cái “lợi” khi đi vào con đường nghiên cứu khoa học đầy chông gai, khó khăn; mặt khác, họ không có đủ năng lực, trình độ và ý chí để dấn thân vào nghiên cứu khoa học. Đây cũng là một thực trạng khá phổ biến của sinh viên trong các trường đại học hiện nay.

Ngoài ra cần phải thấy rõ, những tác động mạnh mẽ của tình hình kinh tế

- xã hội đất nước, nhất là mặt trái của kinh tế thị trường. Nguyên nhân khách quan này hàng ngày, hàng giờ tác động rất mạnh đến mỗi người, trong mọi lúc, mọi nơi, nếu không có bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, thì sự sa ngã, suy thoái là điều khó tránh khỏi.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng diễn ra trong một bộ phận giảng viên đại học, kể cả trong một số giảng viên kiêm giữ các chức vụ quản lý và khoa học trong các trường đại học. Họ không dám thể hiện chính kiến, đúng không dám bênh vực, sai không dám đấu tranh; nghĩ một đằng, làm một nẻo; nói một đằng, làm một nẻo; nói không đi đôi với làm, thậm chí còn kéo bè kéo cánh, cục bộ. Số này tuy không nhiều, nhưng tác động rất tiêu cực đến môi trường sư phạm - giáo dục ở các trường đại học, ảnh hưởng tiêu cực đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.2. MỘT SỐ MÂU THUẪN CẦN GIẢI QUYẾT TRONG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có đội ngũ làm công tác giáo dục

- đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với những hạn chế của đội ngũ này trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động, cán bộ quản lý,

lãnh đạo giỏi, những chuyên gia, quản trị kinh doanh giỏi, cán bộ khoa học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

95

công nghệ đầu ngành có đủ đức và đủ tài, có trình độ chuyên môn cao, nắm chắc khoa học kỹ thuật, có trình độ làm chủ khoa học công nghệ, giỏi kinh doanh, giỏi lãnh đạo, quản lý, lao động và làm việc v ới chất lượng, hiệu quả cao, tiếp thu nhanh và theo kịp trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực và thế giới. Điều đó khách quan đòi hỏi phải có đội ngũ làm công tác giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu. Không thể có được sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tốt và hiệu quả nhất, nếu không có được đội ngũ làm công tác giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu.

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 13

Nhiều dự báo cho rằng, đến năm 2020, cơ cấu nhân lực của giáo dục đại học nước ta cần tăng tỷ lệ số giảng viên có trình độ sau đại học lên khoảng 80%, trong đó số có học vị tiến sĩ đạt 40%, số giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư từ 10% hiện nay lên tới 15%” [124, tr.166]. Trong khi đó, đội ngũ làm công tác giáo dục - đào tạo, đội ngũ người t hầy hiện tại tuy có nhiều ưu điểm, nhưng nhìn chung, còn khá nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu, yếu kém về chất lượng. Đây là một mâu thuẫn lớn trong g iáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2011 - 2012 quy mô đội ngũ giảng viên vẫn còn khiêm tốn so với tốc độ tăng quy mô đào tạo; tỉ lệ giảng viên có trình đtiến sĩ hoặc có chức danh khoa học còn thấp. Còn có sự thiếu hụt khá lớn về số lượng đội ngũ những người thầy - lực lượng chủ lực quyết định trong công tác giáo dục - đào tạo để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. Hơn nữa, người thầy còn phải là tấm gương cho sinh viên về khả năng sư phạm, năng lực nghiên cứu và thành tích hoạt động khoa học của mình, nhưng vấn đề này ở đội ngũ người thầy còn hạn chế, chưa đáp ứng thật tốt yêu cầu. Theo Tổ chức ISI, số bài báo quốc tế gửi đi từ địa chỉ Việt Nam trung bình trong 10 năm qua là 80 bài/năm; trong khi đó, tương tự được gửi đi từ Thái Lan là hơn 300 bài/năm [123, tr.215-216]. Điều đó một phần nói lên hạn chế của đội ngũ những người

96

thầy về năng lực nghiên cứu khoa học, khả năng hội nhập quốc tế, sự khép kín, bó hẹp không gian hoạt độn g của nền giáo dục - đào tạo Việt Nam.

Đây là một mâu thuẫn cần nhận thức đúng, thật sự thấu đáo và phải có chiến lược giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Đó là một tất yếu khách quan. Giải quyết mâu thuẫn này là yêu cầu đặc biệt quan trọng đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ làm công tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu. Đây phải được xem xét là một mũi “đột phá” quan trọng trong khâu “đột phá”: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta t hời kỳ mới.

3.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có môi trường giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với sự lạc hậu của chính môi trường giáo dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Môi trường giáo dục - đào tạo là vấn đề cơ bả n đối với bất cứ một nền giáo dục nào, đối với bất cứ nhà trường và trình độ đào tạo nào. Một môi trường dân chủ, lành mạnh, bình đẳng, nghiêm túc là đòi hỏi bức thiết của tình hình. Tại buổi Lễ chào mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields 2010 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Giáo sư nói: “Môi trường khoa học lành mạnh, nghiêm túc là vô cùng quan trọng để nuôi ỡng các tài năng”, “Phải có sự bình đẳng giữa già và trẻ và tôn trọng tự do tuyệt đối trong khoa học” [130, tr.5]. Một môi trường như thế là rất cần thiết cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, môi trường giáo dục - đào tạo hiện nay ở nước ta còn bó hẹp, khép kín, thiếu dân chủ, nhiều tiêu cực, thiếu bình đẳng, mang nặng dấu ấn bao cấp, không tạo điều kiện phát huy tốt trí tuệ và năng lực của người dạy và tích tự giác học tập, rèn luyện của người học. Giáo sư Piene Danrrulat - một trong 12 nhà vật lý hàng đầu của thế giới đã từng làm việc 9 năm ở Việt Nam đã có nhận xét đáng suy ngẫm về môi trường giáo dục - đào tạo, môi trường

97

khoa học của Việt Nam: “… bản thân nhiều nhà khoa học không có sự say mê và không hiểu làm khoa học có nghĩa là như thế nào. Tôi xin nhấn mạnh đây là vấn đề rất nghiêm trọng” [65, tr.73]. Đánh giá này cũng phù hợp với kết quả khảo sát bằng phiếu trưng cầu của tác giả luận án. C ó từ 45 đến 65% số sinh viên đại học được hỏi ở các trường Đại học Hàng hải, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội cho rằng, môi trường giáo dục đại học còn bất cập, hạn chế; hơn 60% cho rằng có tình trạng chảy máu chất xám, hơn 70% cho rằng chưa được đánh giá đúng, hơn 75% cho rằng chưa phát huy tốt trình độ chuyên môn, hơn 40% cho rằng không yên tâm gắn bó với công việc [4], [160], [15].

Môi trường giáo dục - đào tạo tác động thường xuyên, liên tục tới mọi hoạt động đào tạo, bao gồm cả đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên của các tổ chức đào tạo. Tổ chức nào, trường đại học nào có môi trường thực sự lành mạnh, dân chủ, chứ không phải là hình thức, thì mới tạo ra điều kiện, cơ hội cho mọi thành viên tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào công tác giáo dục - đào tạo của trường đó. Môi trường đó còn thể hiện ở các mối quan hệ giữa thầy và trò; giữa giáo dục và đời sống; giữa lý thuyết và thực hành, ứng dụng; giữa nhà trường và xã hội; giữa học với hành…. Toàn bộ các quan hệ đều cần được thực hiện tốt và hài hòa, nhưng hiện nay các quan hệ đó ở các trường đại học nước ta còn nhiều hạn chế và bấp cập. Đó là mâu thuẫn. Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao rứt khoát phải có được môi trường giáo dục - đào tạo thích ứng, để ở đó, tính tích cực, tự giác của người học được phát huy cao độ; niềm say mê khoa học và học tập được kích thích; năng lực sáng tạo của cả thầy và trò được thúc đẩy mạnh mẽ; kết quả học tậ p, thi cử, kết quả luận văn, luận án được đánh giá công bằng, khách quan; sau khi tốt nghiệp thì người học thấy rõ tương lai, nhanh chóng hòa nhập.

Mâu thuẫn trên cần phải nhận thức đúng, trên cơ sở đó thực thi giải pháp

cụ thể nâng cao chất lượng giáo dụ c - đào tạo nguồn nhân lực ở các trường

98

đại học nước ta trong thời gian tới. Giải quyết mâu thuẫn trên thực chất là vấn đề tạo dựng môi trường, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của toàn xã hội, của cả hệ thống giáo dục - đào tạo, mà trực tiếp là của các trường đại học trên nền tảng tư duy mới về giáo dục - đào tạo, hướng vào trực tiếp đáp ứng tốt nhất yêu cầu về môi trường giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của công tác giáo dục - đào tạo trong nền kinh tế thị trường với tính ổn định của công tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi rất cao công tác giáo dục - đào tạo để có thể có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Đặc điểm cơ bản c ủa kinh tế thị trường là tính năng động. Từ khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường, đặc điểm ấy đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến từng con ngươì và từng tổ chức. Trong điều kiện ấy, công tác giáo dục - đào tạo phải tạo dựng môi trường đào tạo để không những trực tiếp phát huy tính sáng tạo trong giáo dục - đào tạo, làm cho đội ngũ giảng viên yên tâm gắn bó với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thế nhưng, sự đòi hỏi đó vcông tác giáo dục - đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được.

Tình trạng thiếu dân chủ diễn ra còn khá phổ biến trong các bước, các khâu, các mặt, các hoạt động của quá trình giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tình hình đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn trong đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên ở các trường đại học là những nguyên nhân làm cho công tác giáo dục - đào tạo còn hạn chế, cản trở đến chất lượng đào tạo. Sự làm việc cầm chừng, thiếu ý chí vươn lên, thiếu tinh thần học hỏi, không say mê nghiên cứu khoa học, tình trạng “chảy máu chất xám” có một nguyên nhân quan trọng là do thiếu môi trường giáo dục - đào tạo hấp dẫn, do công tác giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, thiếu năng động. Xem nhẹ, không quan tâm đúng mức đến giáo dục - đào tạo, thì không thể có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu; trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề này càng trở nên cấp thiết.

99

Đặc tính năng động của kinh tế thị trường đòi hỏi, tạo điều kiện và thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động khác cũng phải năng động t heo. Đó là sự tác động khách quan, theo chiều hướng tích cực và phát triển. Giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng phải năng động. Điều đó có nghĩa là, giáo dục - đào tạo phải thích ứng và đáp ứng được yêu cầu của thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Thị trường lao động của nền kinh tế nước nhà đòi hỏi số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ra sao, thì giáo dục - đào tạo phải tạo ra nguồn nhân lực như thế ấy. Đó là mối quan hbiện chứng. Thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác giáo dục - đào tạo trong các trường đại học mang tính ổn định khá lâu dài, sức ỳ khá lớn. Nội dung, chương trình chậm đổi mới; phương pháp đào tạo và quản lý theo nếp cũ; cơ chế đánh giá, kiểm tra, chính sá ch đối với con người còn hạn chế; phương tiện, cơ sở vật chất trang bị lạc hậu… là những biểu hiện cụ thể về sức ỳ, hạn chế trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học nước ta, cần kiên quyết khắc phục.

Giải quyết mâu thuẫn này cần quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của Đảng. Yêu cầu giáo dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay là phải tập trung cao và quyết liệt với một lộ trình xác định nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ khoa học, trình độ l ý luận, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và khả năng hoạt động khoa học độc lập, khả năng phối hợp tập thể; đạo đức và tác phong khoa học; khả năng hội nhập quốc tế cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là hệ phẩm chất, năng lực toàn diện mà giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta trong tình hình mới cần hướng tới và thực hiện hiệu quả. Điều đó đòi hỏi phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục - đào tạo. Đó là: đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; đổi mới nhận thức, tư duy giáo dục - đào tạo; hoàn thiện thể chế phát triển, cơ chế quản lý giáo dục - đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hoàn thiện, phát triển hệ thống giáo dục; đổi mớ i nội dung,

100

chương trình, phương pháp; phát triển, nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; xây dựng môi trường giáo dục - đào tạo lành mạnh, dân chủ; đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; hoàn thiện cơ chế, chính sách, thực hiện tốt công bằng xã hội.

3.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu phải có nguồn nhân lực chất lượng cao với sự hạn chế của cơ chế, chính sách cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam hiện n ay

Sự phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi rất cao về nguồn lực chất lượng cao. Điều này vừa tạo ra cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa tạo ra những thách thức và nguy cơ lớn. Điều đó biểu hiện ở chỗ: thứ nhất, nếu không đào tạo được nguồn nhân lực tốt thì không thể hội nhập tốt, không thể tận dụng được cơ hội và tiếp thu trình độ khoa học công nghệ và quản lý tiến tiến, hiện đại của thế giới; thứ hai, sẽ diễn ra tình trạng “chảy máu chất xám”, sự xâm nhập của văn hoá, lối sống ngoại lai, nguy cơ thương mại hoá giáo dục - đào tạo. Không có được nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu, thì hai biểu hiện của thách thức trên sẽ trở thành thực tế, tác động mạnh mẽ, và do đó, nền kinh tế nước ta sẽ càng trở nên tụt hậu. Yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới đặt ra rất cao đối với giáo dục đại học, nhưng cơ chế, chính sách hiện tại lại không đáp ứng tốt yêu cầu. Trên thực tế, tốc độ tăng quy mô đào tạo hiện nay vẫn còn cao so với khả năng đáp ứng của các điều kiện bảo đảm, dẫn đến chất lượng đào tạo còn hạn chế, đặc biệt là đào tạo trình độ cao.

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF “có tới 90% học sinh muốn lên đại học, song chỉ có 10% đạ t nguyện vọng; 30% số thanh niên thành thị tốt nghiệp phổ thông trung học lên đại học, chỉ có 21,11% thanh niên nông thôn tốt nghiệp phổ thông trung học đạt điều đó; có khoảng 14% thanh niên thành thị tốt nghiệp đại học, trong khi con số này ở nông thôn là 1,5%” [123, tr.111]. Trong khi đó, “Cơ chế tài chính của giáo dục, trong đó có học phí, chậm được đổi mới, bất hợp lý kéo

101

dài, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát triển quy mô gắn với yêu cầu chất lượng ngày một cao hơn” [15, tr.11]. Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy, đa số ý kiến được hỏi (từ 60 đến hơn 70% số người được hỏi), kể cả thầy và trò, trong các trường đại học ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, về khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, hoặc các trường kỹ thuật, cho rằng cơ chế, chính sách còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện tốt cho giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực; chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, đặc biệt đối với giảng viên; chưa phát huy tốt các động lực giáo dục - đào tạo, các động lực dạy và học, động lực phấn đấu của nguồn nhân lực chất lượng cao [phlục, 5,9,13,16,19,22,25,28].

Có thể khái quát: ở nước ta trong khi cơ chế, chính sách phát triển giáo

dục - đào tạo trong thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp cao độ đã không còn thích hợp nữa, thì cơ chế, chính sách giáo dục - đào tạo mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế vẫn chưa được nhận thức rõ và đúng, chưa được xâ y dựng đồng bộ, phù hợp, hiệu quả. Chúng ta vẫn chưa chế định được thật rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các chủ thể giáo dục - đào tạo (Nhà nước, các cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ chế thị trường, người học, các cơ sở sử dụng nhân lực, các chủ thể đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, gia đình, xã hội…). Vì thế, đã làm hạn chế các động lực, các nguồn lực phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đặc biệt ở các trường đại học.

Giải quyết mâu thuẫn này cần phải đổi mới cơ chế quản lý, chính sách

giáo dục - đào tạo; các cơ chế, chính sách đối với giảng viên, nhà trường, đối với sinh viên… đáp ứng yêu cầu. Cần có ch iến lược nhân tài, “có cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài” [43, tr.192]; “Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ” [43, tr.219]. Chính sách trọng dụng nhân tài phải “trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến” [43, tr.242] của nhân tài; người nào có thực tài, có cống hiến nhiều thì phải trọng dụng, chứ không đơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022