Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lí Các Cấp Về Sự Cần Thiết Phải Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Thcs

Bên cạnh đó, các yếu tố khác như văn hóa học tập, sự sẵn sàng chia sẻ cũng có vai trò quan trọng đến việc học tập của giáo viên.

Một môi trường nhà trường tích cực, nền nếp chuyên môn tốt, các thành viên luôn hỗ trợ, cộng tác cùng nhau, ban giám hiệu tạo điều kiện, động viên, khích lệ giáo viên học tập nâng cao trình độ ngay tại trường hoặc ngoài trường… sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

1.5.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lí các cấp về sự cần thiết phải phát triển năng lực cho giáo viên THCS

Đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng có vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết phải phát triển năng lực cho giáo viên THCS, mỗi CBQL cần xác định quản lý hoạt động phát triển năng lực cho giáo viên THCS là một trong các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý, bao gồm việc xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS, tổ chức, chỉ đạo hoạt động này sao cho có hiệu quả. Ở địa phương nào có được sự quan tâm đồng bộ của các cấp quản lý giáo dục thì năng lực GV ở đó sẽ phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.

1.5.2.4. Năng lực tự học, tự bồi dưỡng

Có nhiều hình thức để phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, song khả năng tự học, tự bồi dưỡng vẫn là thiết thực hơn cả đặc biệt là khả năng tự học qua mạng internet, ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác, quản lý, xử lý và sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin, phù hợp với quá trình dạy học, phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân. Đó là: Năng lực sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng; Năng lực khai thác, tra cứu, sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin; Năng lực dạy học trên diễn đàn, chia sẻ tài nguyên, bài giảng lên website…

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài trên quan điểm đề tài và phân tích lý luận về quản lý phát triển năng lực giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận trên cơ sở làm rõ nội hàm các khái niệm cơ bản sau: Giáo viên; Giáo viên THCS; Phát triển; Năng lực; Phát triển năng lực giáo viên THCS; Quản lý; Quản lý phát triển năng lực giáo viên THCS.

Nội dung quản lý Phát triển năng lực giáo viên bao gồm: Lập kế hoạch Phát triển năng lực giáo viên; Xây dựng tổ chức Phát triển năng lực giáo viên; Lãnh đạo, chỉ đạo Phát triển năng lực giáo viên; Tạo động lực cho Phát triển năng lực giáo viên; Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển năng lực giáo viên.

Nêu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Phát triển năng lực giáo viên THCS, đó là những yếu tố chủ quan tác động từ bên trong nhà trường bao gồm: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý (hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn); Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý (giáo viên); Các yếu tố thuộc về điều kiện cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và tài chính. Những yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài nhà trường gồm: Xu thế đổi mới giáo dục trong nước và quốc tế; Cơ chế quản lý của ngành giáo dục để định hướng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Đó là quá trình chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Vấn đề đặt ra là cả chủ thể và đối tượng quản lý cần có những biện pháp để tận dụng những điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của phát triển năng lực giáo viên trong tình hình mới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,‌

QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG


2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh

2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội

Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nằm ở tọa độ: 20058’10’’ - 21012’ vĩ độ bắc, 107010’ - 107023’50’’ kinh độ đông, cách thành phố Hạ Long 30 km, Bắc giáp thành phố Ba Chẽ, Đông giáp thành phố Vân Đồn, Tây giáp thành phố Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Vùng vịnh thuộc Thành phố Cẩm Phả là vịnh Bái Tử Long. Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623 ha. Địa hình đồi núi với núi non chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,3%, đồng bằng 15,0% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Về dân cư, theo số liệu thống kế đến ngày 30/7/2010, thành phố Cẩm Phả có số dân 176.005 người, xấp xỉ số dân của thành phố Hạ Long, hầu hết là người Kinh (95,2%), còn lại là người Sán Dìu (3,9%), người Dao, người Hoa, mật độ dân số xấp xỉ 517 người/km2. Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ. Dân số thành phố Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59% và 47%).

Cẩm Phả là một thành phố trẻ, thành phố công nghiệp khai thác than lớn nhất của cả nước (chiếm 65-70% sản lượng khai thác than toàn quốc), là thành phố có vị trí quan trọng về địa lý, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh. Trải qua các thời kỳ cách mạng, nhân dân các dân tộc thành phố Cẩm Phả đã phát huy truyền thống đoàn kết đấu tranh giành chính quyền làm chủ hầm mỏ, nhà máy từ tay chủ mỏ. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với cả nước, Cẩm Phả tự hào là địa phương luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cẩm Phả đang nỗ lực phấn đấu xây dựng Cẩm Phả trở thành phố công nghiệp, cảng biển hiện đại, văn minh.

2.1.2. Tình hình giáo dục thành phố Cẩm Phả

Ngành Giáo dục thành phố Cẩm Phả hiện có 62 trường, trong đó có 16 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 17 trường THCS, 7 trường trường trung học phổ thông và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Những năm vừa qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng thành phố vẫn dành sự đầu tư thích đáng cho giáo dục. 5 năm qua, thành phố đã dành trên 560 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp các trường học trên địa bàn, đã có 60/62 trường cao tầng hoá, đạt tỷ lệ 96,77%; cơ sở vật chất trường lớp học đã từng bước được xây dựng theo hướng chuẩn hóa. Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm và đẩy mạnh, huy động các nguồn lực cho giáo dục một cách hiệu quả, thiết thực. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được Đảng bộ thành phố Cẩm Phả đặc biệt quan tâm chỉ đạo, coi là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Đến nay đã có 50/62 trường chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 80,64%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2011 - 2016) đề ra. Chính sự đầu tư đó đã làm thay da đổi thịt nhiều ngôi trường, từ đó động viên, thúc đẩy tinh thần giảng dạy của đội ngũ giáo viên, tinh thần học tập của học sinh, cũng như sự vui mừng, phấn khởi của nhân dân trên địa bàn, củng cố lòng tin của nhân dân khi gửi gắm con em vào theo học các trường.

Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được ngành đặc biệt quan tâm. Số giáo viên dạy giỏi đạt trên 50%; số CBQL giáo dục trên chuẩn đạt 100%; 100% cán bộ, giáo viên đã qua chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo được yêu cầu quản lý, chỉ đạo và điều hành các hoạt động trong nhà trường với đội ngũ nhà giáo ngày càng phát triển về số lượng, từng bước đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn. Đã chú trọng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn, tay nghề cho trên 1.100 lượt CBQL và giáo viên; thực hiện bồi dưỡng hè cho 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên; định kỳ tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi hàng năm; chú trọng việc giáo dục ý thức, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho học sinh; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tỉnh về chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm; đảm bảo các kỳ thi và công tác đánh giá xếp loại học sinh cuối năm được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Chính từ những nền tảng quan trọng đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường trên địa bàn thành phố, góp phần huy động học sinh ở các cấp học đến trường, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục phổ cập THCS; tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi là trên 70%. Bên cạnh đó, chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo ở các cấp học được củng cố rõ nét và nâng dần chất lượng.

Đặc biệt, công tác giáo dục toàn diện được nâng cao rõ rệt, trong năm học 2016

- 2017, tỷ lệ lên lớp thẳng cấp THCS đạt 97,15%, tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 99,76%. Công tác xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiếp tục được giữ vững. Công tác giáo dục mũi nhọn được tăng cường với việc chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đạt kết quả cao, thực sự trở thành đơn vị mạnh của tỉnh, trong 5 năm vừa qua giáo dục của thành phố Cẩm Phả đã có trên 2.600 học sinh đạt giải các kỳ thi cấp tỉnh và quốc gia. Đặc biệt số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp qua từng năm tăng cao, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Cẩm Phả, của tỉnh Quảng Ninh cũng như của đất nước.

Có thể nói, đạt được những thành tích trong sự nghiệp giáo dục, trước hết có sự quan tâm chăm lo của các cấp ủy đảng, các ngành các cấp, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ thành phố. Với trách nhiệm “trồng người”, ngành GD&ĐT thành phố Cẩm Phả liên tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhà trường; chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương. Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; lấy kỷ cương, trách nhiệm làm đòn bẩy để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm học, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn nhân cách, sống gương mẫu, lành mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, hết lòng thương yêu học sinh và được học sinh yêu quý, tôn trọng. Giáo dục TP đã từng bước đổi mới và thực hiện tốt Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, từng bước đưa sự nghiệp giáo dục phát triển vững chắc, đáp ứng ngày càng cao về yêu cầu nguồn nhân lực, dân trí và nhân tài cho thành phố Cẩm Phả và đất nước.

2.2. Giới thiệu khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực của giáo viên và quản lý phát triển năng lực giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng phát triển năng lực và quản lý phát triển năng lực giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

2.2.3. Địa bàn và quy mô khảo sát

- Địa bàn khảo sát: 17 trường THCS trên địa bàn thành phố (Trường THCS Cộng Hòa, Cẩm Hải, Dương Huy, Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Lý Tự Trọng, Cẩm Sơn, Ngô Quyền, Nam Hải, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Trọng Điểm, Bái Tử Long, Thống Nhất, Quang Hanh, Suối Khoáng)

- Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát CBQL trường THCS, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên ở các trường THCS, chuyên viên Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả. Số người khảo sát là 160 người, trong đó 60 người là CBQL (gồm 10 hiệu trưởng, 20 hiệu phó, 20 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và 10 chuyên viên giáo dục của Phòng GD&ĐT) và 100 giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả.

2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát

Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến CBQL nhà trường, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên các trường THCS và chuyên viên Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả. Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện với CBQL, giáo viên.

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của CBQL nhà trường THCS, giáo viên thông qua báo cáo tổng kết năm học.

2.2.5. Thời gian và tiến trình khảo sát

Phiếu điều tra được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 - 3 năm 2018. Tác giả trực tiếp gặp gỡ CBQL nhà trường, giáo viên, chuyên viên của Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả để trao đổi, trưng cầu ý kiến.

2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát

Các phiếu điều tra, các ý kiến của CBQL, giáo viên và các tài liệu có liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê để có nhận xét cụ thể.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính toán tỷ lệ % cho các câu hỏi, phiếu điều tra. Từ đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện, biện pháp quản lý phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

2.3. Thực trạng phát triển năng lực đội ngũ giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng về số lượng giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả

THCS là một bậc trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, thành phố Cẩm Phả có 17 trường THCS, với tổng số giáo viên là 503 người, được phân bổ cụ thể như sau.

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp THCS của Thành phố Cẩm Phả, năm học 2017-2018


TT

Tên Trường THCS

Tổng số Lớp

GV theo

định mức

Số GV

hiện có

Thừa/ thiếu

giáo viên

1.

THCS Cộng Hòa

8

17

16

- 1

2.

THCS Cẩm Hải

4

9

7

- 2

3.

THCS Mông Dương

26

50

48

- 2

4.

THCS Cửa Ông

22

43

45

+ 2

5.

THCS Cẩm Thịnh

13

26

23

- 2

6.

THCS Lý Tự Trọng

25

48

45

- 3

7.

THCS Cẩm Sơn

23

44

41

- 3

8.

THCS Ngô Quyền

10

20

21

+ 1

9.

THCS Nam Hải

13

25

25

0

10.

THCS Cẩm Bình

13

25

20

- 5

11.

THCS Cẩm Thành

20

39

42

+ 3

12.

THCS Trọng Điểm

25

49

42

- 7

13.

THCS Bái Tử Long

23

45

37

- 8

14.

THCS Thống Nhất

15

29

26

- 3

15.

THCS Quang Hanh

16

31

30

- 1

16.

THCS Suối Khoáng

12

23

22

- 1

17.

THCS Dương Huy

6

13

13

0

Cộng

273

536

503

- 38; + 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 6

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả tháng 2 năm 2017)

Từ bảng thống kê trên cho thấy giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả hiện nay có tỷ lệ giáo viên/lớp còn thiếu khá nhiều so với định mức cho phép là 1,9 giáo viên/lớp được quy định ở Thông tư liên bộ (Số 35 ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ). Thực tế hiện nay, các trường THCS thành phố Cẩm Phả còn thiếu 33 giáo viên (trường thiếu ít nhất 01 giáo viên, thiếu nhiều nhất 08 giáo viên, như trường THCS Bái Tử Long ), chỉ có 03 trường thừa giáo viên, cần được điều chuyển để bổ sung cho trường thiếu. Cùng với đó cần tuyển dụng thêm giáo viên để đảm bảo số lượng giáo viên từng trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển năng lực giáo viên từng trường. Mặ khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học hiện nay, cũng như sự tăng nhanh về số lượng học sinh THCS, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, để thích ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục, đào tạo. Đây chính là một trong những lý do cần bồi dưỡng phát triển năng lực cho giáo viên, để không còn, hoặc hạn chế đến mức tối thiểu số giáo viên chưa đạt chuẩn về tiêu chuẩn năng lực theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT.

Những năm vừa qua, giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả đã tích cực tham gia các lớp tập huấn hè, tập huấn chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo Cẩm Phả, các trường tổ chức để học tập, nâng cao về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Hàng năm, 100% giáo viên tham gia học bồi dưỡng thường xuyên, tiếp thu các chuyên đề đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy; đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, qua đó phát triển năng lực cho giáo viên.

2.3.2. Thực trạng năng lực của giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh

2.3.2.1. Thực trạng phẩm chất đạo đức, lối sống của giáo viên

Phẩm chất đạo đức, lối sống là thành tố quan trọng hàng đầu thể hiện bản lĩnh của nhà giáo trước những tác động của đời sống chính trị, xã hội; trước những thời cơ và thách thức của đất nước, khu vực, thế giới và thời đại. Tuy nhiên, đa số CBQL, giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, chỉ mới đạt trình độ sơ cấp lý luận chính trị mới có 4 CBQL trường học còn chưa có giáo viên nào đạt trình độ cao cấp về lý luận chính trị. Điều này cho thấy các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí