Phân Công, Phối Hợp, Tổ Chức Thực Hiện

vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Bộ Ngoại giao; Các chương trình hành động, kế hoạch, đề án tác động tích cực đến tuyển dụng, sử dụng, đánh giá nhân lực ngành Ngoại giao [13].

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nội dung căn bản, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao. Do vậy, triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng là vấn đề then chốt trong khâu xây dựng văn bản và kế hoạch thực hiện. Triển khai Quyết định số 163/QĐ- TTg phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025”, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn liên quan nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ. Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được triển khai bài bản, toàn diện, có kế hoạch cụ thể, thực hiện theo đúng kế hoạch, lộ trình và liên tục được cải tiến, đổi mới phù hợp với tình hình mới và đã nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực của Ngành, tạo sự chuyến biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đã xây dựng hệ thống văn bản và kế hoạch triển khai chính sách của Nhà nước bảo đảm sức khỏe lao động, phát triển thể chất và đảm bảo điều kiện làm việc cho nhân lực ngành Ngoại giao. Ở trong nước, Bộ Ngoại giao đã ban hành hệ thống quyết định, thông tư, văn bản hướng dẫn để từng bước sắp xếp lại trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các đơn vị một cách hợp lý. Trong đó, Bộ đã phê duyệt văn bản cho phép triển khai những dự án đầu tư, cải tạo lớn nhằm hoàn thiện thêm cơ sở vật chất của ngành như dự án đầu tư xây dựng Nhà làm việc của Bộ tại số 2 Lê Quang Đạo; xây dựng mới trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài khang trang hiện đại; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở làm việc, nghiên cứu và đào tạo của Học viện ngoại giao…

Trong quá trình sử dụng, quản lý nhân lực Ngành, xuất phát từ tình hình thực thế, chỉ tiêu biên chế viên chức hàng năm của Bộ chưa sử dụng hết trong khi các đơn vị sự nghiệp ký quá số lượng hợp đồng lao động theo Nghị định số 68 để thực hiện một số công việc chưa phù hợp với vị trí việc làm theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ đã mạnh dạn kiến nghị và lần đầu tiên ban hành văn bản phân cấp của Bộ về: (i) tuyển dụng viên chức một số vị trí đặc thù như phóng viên, biên tập viên, giảng viên cho các đơn vị sự nghiệp như Nhà khách chính phủ, Học viện Ngoại giao, Báo Thế giới và Việt Nam, Trung tâm CEAFAL của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tuân thủ quy trình tuyển dụng của Bộ để bảo đảm chất lượng đầu vào tuyển dụng; (ii) phân cấp ký hợp đồng lao động cho các đơn vị sự nghiệp, đưa ra các giải pháp để giảm dần số lượng hợp đồng lao động ký với Bộ, ký đúng loại hình công việc theo Nghị định số 68 và đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động.

3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền

Thực hiện CSC gồm nhiều hoạt động, trong đó truyền thông chính sách, phổ biến, tuyên truyền triển khai chính sách có ý nghĩa then chốt. Hình thức chủ yếu được sử dụng để phổ biến nội dung và kế hoạch thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp, hội nghị như giao ban của lãnh đạo đơn vị, các cuộc họp theo từng đơn vị, họp báo cáo tổng kết. Ngoài hình thức họp trực tiếp còn kết hợp công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang web của Bộ, các đơn vị trong ngành và trang web của UBND tỉnh, thành phố trên cả nước. Nội dung thông tin được đăng tải trên web bao gồm thông tin về tuyển dụng, thông tin công bố bổ nhiệm chức danh, trình Quốc thư tại các nước có CQĐD.

Hệ thống thông tin báo cáo được triển khai tương đối toàn diện, kịp thời cung cấp các thông tin tổng thể và thông tin sâu, đa chiều, cập nhật, trở thành nguồn tin quan trọng, tin cậy trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nhân lực của ngành Ngoại giao nước ta trong bối cảnh hiện nay. Các ứng dụng như thư điện tử, hệ thống hội nghị trực tuyến hoạt động thông suốt, ổn

định, là phương tiện quan trọng trong các hoạt động của Bộ, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua.

Thực tiễn triển khai chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao gắn liền với việc phổ biến, tuyên truyền xây dựng văn hóa tổ chức và hệ giá trị của ngành Ngoại giao. Hệ giá trị ngoại giao của nước ta gắn liền với nền ngoại giao Hồ Chí Minh, đặt trong bối cảnh cách mạng khoa học-công nghệ và chuyển đổi số. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống được quan tâm đẩy mạnh thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập và tổng kết lịch sử của ngành Ngoại giao, đa dạng hóa hình thức giáo dục phát huy các giá trị truyền thống, nâng cao hiểu biết và khơi dậy lòng tự hảo của các cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ trẻ mới vào Ngành.

Phát triển nhân lực ngành Ngoại giao đi đôi với việc xây dựng nền nếp, văn hóa công sở, kỷ cương kỷ luật lao động. Do vậy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thực hiện các quy chế, quy định nội bộ, chấp hành pháp luật trong thực thi công vụ là nội dung được chú trọng, qua đó góp phần tích cực xây dựng môi trường làm việc hiện đại, nhân văn, bám sát định hướng “trong sạch, liêm chính, kiến tạo, phát triển” của Chính phủ. Công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách PTNL của Ngành được thực hiện khá thường xuyên tại Bộ và từng cơ quan, đơn vị trong Bộ dưới nhiều hình thức. Nội dung này còn được thể chế hóa thông qua các văn bản, quy chế nội bộ về văn hóa công sở, ứng xử và phát ngôn. Hình ảnh và uy tín của ngành Ngoại giao được quan tâm xây dựng và giữ gìn, bảo vệ. Trong tháng 8/2021, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe tinh thần, nâng cao năng lực thích ứng của cán bộ ngành Ngoại giao trong tình hình mới. Tham dự có các diễn giả là các chuyên gia đầu ngành về tâm thần, tâm lý học của Việt Nam, một số Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài và hơn 300 cán bộ, nhân viên đang công tác tại các đơn vị trong nước và CQĐD Việt Nam ở nước ngoài. Tọa đàm không chỉ khẳng định quan điểm nhất quán của Bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Ngoại giao coi nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất và ưu tiên công tác bồi dưỡng và chăm lo cho cán bộ, nhân viên, phát huy truyền thống luôn quan tâm chăm sóc, bảo đảm chế độ chính sách cho CBCC mà còn thể hiện cách thức mới trong truyền thông, bồi dưỡng nhận thức, chăm lo phát triển sức khỏe tinh thần trong hệ sinh thái công sở. Một điểm nhấn tiếp theo trong thực tiễn triển khai khâu phổ biến, truyền thông thực hiện chính sách PTNL ngành Ngoại giao là các nỗ lực kết nối các thế hệ nhân lực ngoại giao, truyền trao kinh nghiệm và vun đắp các giá trị cốt lõi của nhà ngoại giao Việt Nam. Tháng 3/2022, Bộ đã tổ chức chương trình đối thoại giữa Bộ trưởng với thanh niên Ngoại giao năm 2022 về chủ đề “Xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao trẻ: Bản lĩnh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”. Tại hoạt động này, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện Đảng ủy Bộ, lãnh đạo một số đơn vị, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao và đặc biệt là hơn 500 sinh viên, cán bộ ngoại giao trẻ trong và ngoài nước đã tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thông qua các chương trình đối thoại giữa các thế hệ cán bộ ngoại giao, nhiều thế hệ nhân lực của Ngành đã chia sẻ thẳng thắn và chân thành về quá trình đào tạo một người cán bộ Ngoại giao trong giai đoạn hiện nay. Hình thức đối thoại, tọa đàm cởi mở, kết hợp trực tiếp và trực tuyến thuận tiện cho rộng rãi nhiều cán bộ, công chức của Ngành ở trong nước và các địa bàn ngoài nước. Việc sử dụng đa dạng hóa các kênh truyền thông để thúc đẩy quá trình lắng nghe tích cực, giao tiếp hiệu quả giữa các chủ thể thực hiện chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách PTNL của Ngành đã mang lại hiệu quả đáng kể.

Bên cạnh những thành tựu, thực tiễn triển khai khâu phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách PTNL trong nội bộ ngành Ngoại giao cho thấy ở một số đơn vị trong Ngành, việc xây dựng đội ngũ có những giai đoạn còn thiên về số lượng, chưa thực sự gắn với việc xây dựng và bảo vệ văn hóa tổ chức, hệ giá trị của ngành Ngoại giao. Một số cán bộ, đơn vị chưa thực sự

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 10

nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của người cán bộ Ngành trong tham gia truyền thông mạng xã hội, thiếu quan tâm xây dựng hình ảnh nhà ngoại giao Việt Nam.

Khi không chú trọng, công tác tuyên truyền về chính sách phát triển nhân lực Ngành mặc dù vẫn được thực hiện nhưng đạt hiệu quả kém sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Thực tế cho thấy, trong công tác nội bộ, đặc biệt tại CQĐD ở nước ngoài, do tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách kém dẫn đến có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng mất đoàn kết, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chỉ đạo, phối hợp trong triển khai nhiệm vụ chính trị. Một số cơ quan, đơn vị chưa chú trọng đảm bảo dân chủ trong quá trình xây dựng và triển khai các quy định. Có trường hợp người đứng đầu chưa gương mẫu, không xem xét thấu đáo, giải quyết kịp thời, thỏa đáng quyền lợi, chính sách cho CBCCVC.

3.2.3. Phân công, phối hợp, tổ chức thực hiện

Về tổng quát, phương thức làm việc trong ngành, thể chế quản lý đối ngoại, cơ chế phối hợp ngoài ngành đã được quan tâm, cập nhật theo tiêu chuẩn chung của Chính phủ, phù hợp với đặc thù của ngành Ngoại giao.

Quy trình chỉ đạo điều hành nhìn chung vận hành trong-ngoài thông suốt, bám sát kế hoạch. Các cơ chế phục vụ chỉ đạo điều hành được triển khai đồng bộ, bao gồm giao ban Bộ hàng ngày, các cơ chế trao đổi, phối hợp nhanh về thông tin đối ngoại, bảo hộ công dân, các nhóm đặc trách bao gồm cả các cơ chế bên trong APEC, ASEAN, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc … để kịp thời ứng phó và xử lý hiệu quả những nhiệm vụ mới, phức tạp. Công tác lập kế hoạch, xây dựng các nhiệm vụ ưu tiên, phương án triển khai, bố trí nguồn lực đã được chú trọng, đặc biệt là trong các vấn đề, tình huống ngoại giao phức tạp, xây dựng các kịch bản ứng phó, đề cao việc dự phòng và quản lý rủi ro.

Trong thực tiễn triển khai thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao, việc phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm của Thủ

trưởng đơn vị đã được thực hiện, qua đó phát huy vai trò chủ động của các đơn vị. Thực tiễn phân công, phối hợp thực hiện chính sách đã phản ánh lập trường kiên trì, kiên quyết xử lý dứt điểm đối với một số công việc chồng lấn về chức năng thực thi chức trách được giao giữa các đơn vị trong Bộ. Một trong những căn cứ hữu hiệu được vận dụng tại Bộ là đẩy mạnh liên tục hoàn thiện tài liệu Hướng dẫn các biện pháp phân cấp xử lý công việc, xây dựng Danh sách đầu mối đôn đốc công việc tại các đơn vị; góp phần giảm tải trong xử lý công việc hàng ngày cho một số chủ thể chính trong thực hiện chính sách, huy động sự tham gia của các bên phối hợp.

Về phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và cơ quan ngang Bộ, do thể chế quản lý đối ngoại thống nhất nên cơ chế phối hợp giữa Bộ Ngoại giao với các bộ, ban, ngành từng bước được hoàn thiện giúp cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các kênh đối ngoại và đạt được nhiều kết quả quan trọng của ngành Ngoại giao nói chung, các kết quả đáng kể về phát triển đội ngũ cán bộ ngoại giao nói riêng. Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành và địa phương cả nước trong xây dựng và thực hiện ưu tiên mũi nhọn về công tác ngoại giao. Cụ thể trong các hoạt động phục vụ xây dựng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai hội nhập quốc tế. Những văn bản nêu trên hình thành lên khung chính sách đối ngoại của cả nước, điều chỉnh toàn diện hoạt động nhân lực ngành Ngoại giao. Khung chính sách này đã tạo cơ sở để các Bộ, ban, ngành và địa phương triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại và đạt được những kết quả quan trọng.

Triển khai Chương trình hành động của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 năm 2018, và Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 năm 2021, trong thời gian 5 năm vừa qua, Bộ Ngoại giao đã tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi kinh

nghiệm với các bộ, cơ quan cũng như với Bộ Ngoại giao một số quốc gia trên thế giới để xây dựng và bắt đầu đưa vào vận hành “Chiến lược Hiện đại hoá Bộ Ngoại giao” trong đo cụ thể hóa từng bước việc xây dựng “nền ngoại giao toàn diện, hiện đại”. Chiến lược Hiện đại hoá Bộ Ngoại giao dựa trên 4 trụ cột: (i) Hiện đại hoá nguồn nhân lực - xây dựng đội ngũ cán bộ bản lĩnh, chuyên nghiệp, sáng tạo và kỷ luật; (ii) Hiện đại hoá tổ chức bộ máy - xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, linh hoạt thích ứng; (iii) Chuẩn hóa quy trình, áp dụng các phương thức mới để triển khai công tác đối ngoại (như ngoại giao số, ngoại giao công chúng, ngoại giao trực tuyến…); và (iv) Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Liên quan đến tổ chức ban hành văn bản và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học, quy chế tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng … và thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực của ngành Ngoại giao, Bộ Ngoại giao và cơ sở giáo dục đại học của Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, trong công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ngành, Bộ Ngoại giao (cụ thể là Vụ Tổ chức cán bộ) đã tích cực bám sát, trao đổi, chủ động đóng góp ý kiến vào các Nghị định về tuyển dụng do Bộ Nội vụ soạn thảo trình Chính phủ trong thời gian qua, nhất là các quy định về tuyển dụng. Thông qua hệ thống văn bản hướng dẫn dưới Luật đồng bộ, các quy định hợp lý, Bộ Ngoại giao đã chủ động đóng góp bảo đảm tối đa quyền lợi, trách nhiệm và đảm bảo được tính đặc thù của nhân lực ngoại giao trong công tác tuyển dụng như Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ban hành ngày 25/9/2020; Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 01 về ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức; góp ý Đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức do Bộ Nội vụ xây dựng.

Trong quá trình thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức giai đoạn 2021-2025 của Bộ Ngoại giao theo Quyết định số 163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao tích cực cung cấp thông tin, báo cáo tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Ngoại giao với Bộ Nội vụ. Thực hiện báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng năm 2020 và tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg, ngày 29/3/2021 theo Công văn số 120/BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ hướng dẫn, Bộ Ngoại giao đã tổng hợp báo cáo kèm theo Công văn số 960/BNG- TCCB về công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2021 và kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mặc dù có một số khó khăn khách quan về dịch bệnh Covid-19, kinh phí eo hẹp nhưng trong năm 2020, Bộ Ngoại giao đã đạt tổng số lượt cán bộ được đi đào tạo nhiều nhất trong 5 năm (2016-2020), tăng 26% so với năm 2019. Đối với các lớp bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng – an ninh và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh. Triển khai các quy định mới của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch, nhất là Chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/9/2018 về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Ngoại giao đã chủ động rà soát danh sách cán bộ cần bổ sung chứng chỉ và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để cử tuyển cán bộ. Tính đến tháng 3/2021, 100% cán bộ đang công tác trong nước đã được bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý. Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, trong năm 2020, Bộ Ngoại giao mới chỉ cử được 17 cán bộ đi đào tạo nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo đủ các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong các chương trình sau đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Bên cạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ chức năng (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính), cơ quan thuộc Chính phủ (Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam - VSS) thực hiện chính sách đảm bảo phát triển nhân lực về các nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023