Cơ Sở Của Việc Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Dân Sự

án, quyết định được tổ chức thi hành thành công trên thực tế, bảo đảm tối đa quyền lợi hợp pháp cho người được thi hành án thì không thể thiếu sự phối hợp của các chủ thể này.

- Ba, bảo đảm bằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án như: nguyên tắc, trình tự, thủ tục, các biện pháp bảo đảm, các biện pháp cưỡng chế, … Các quy định của luật pháp là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho việc thi hành án đạt kết quả mong muốn. Với đặc thù là biện pháp mang tính chất quyền lực nhà nước, có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội, các quy định pháp luật về THADS sẽ tạo nên hành lang pháp lý cho công tác tổ chức thi hành án. Một hệ thống pháp luật ưu việt, đầy đủ là điều kiện hoàn hảo để cho ra đời những bản án, quyết định đúng đắn; để tạo nên sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình thi hành án; … qua đó bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người được thi hành án.

- Bốn, bảo đảm bằng việc xã hội hóa, đẩy nhanh việc xã hội hóa thi hành án dân sự (mở rộng và phát huy vai trò của thừa phát lại). Theo quan điểm truyền thống thì thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước và được bảo đảm thực thi bằng pháp luật. Tuy nhiên, một thực tế trong thời gian qua cho thấy, rất nhiều bản án, quyết định có hiệu lực bị tồn đọng, không được thực thi trên thực tế. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơ quan thi hành án bị quá tải với số lượng bản án, quyết định phải thi hành khổng lồ. Một giải pháp được đề ra nhằm giải quyết tình trạng này là thực hiện xã hội hóa công tác thi hành án. Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tiếp thu quan điểm này với mô hình thừa phát lại. Tuy nhiên qua một thời gian thực hiện thì hiệu quả hoạt động của mô hình này chưa được như mong muốn, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

1.3. Cơ sở của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự

1.3.1. Xuất phát từ đường lối của Đảng về cải cách tư pháp

Nước ta là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, các quyền công dân được Nhà nước công nhận và ghi nhận trong các văn bản có tính pháp lý cao như Hiến pháp, các đạo luật,… Việc thiết lập, bảo đảm các quyền dân sự, kinh tế của công dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện thông qua những chủ trương, chính sách trên mọi phương diện. Trong đó, vấn đề cải cách, hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp được xem là biện pháp hữu hiệu để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân. Vấn đề này đã một lần nữa được tái khẳng định trong nghị quyết của Bộ Chính trị, theo đó nhiệm vụ trọng tâm trong việc hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp là phải “bảo đảm tính đồng bộ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo đảm quyền con người”.

1.3.2. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về việc bảo đảm quyền cơ bản của công dân

Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó bao gồm cả người được thi hành án dân sự đã được đề cập tới trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định:

1. Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật;

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [19, Điều 14].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Bộ Luật Dân sự của nước ta cũng đã quy định nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền dân sự của các chủ thể, theo đó tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo đảm. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo đảm theo quy định của pháp luật hoặc có thể yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc bồi thường thiệt hại [17].

Như vậy, việc ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án trong pháp luật tố tụng dân sự là sự cụ thể hóa các quy định chung của pháp luật nhằm mục đích bảo đảm tốt hơn quyền của người được thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 3

1.3.3. Xuất phát từ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự

Các bản án và quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các cá nhân có liên quan tôn trọng và thi hành [28, tr.27]. Chính vì vậy, quyền lợi hợp pháp của đương sự đã được ghi nhận trong phán quyết của Tòa án cần được pháp luật bảo đảm trong quá trình THADS. Trong đó, vai trò của cơ quan thi hành án trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự là vô cùng quan trọng. Cách thức và nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự được quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án [29, tr.25]. Cơ quan Thi

hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tổ chức thi hành án, nếu phát hiện bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành thì có quyền yêu cầu Tòa án giải thích, đính chính hoặc bản án, quyết định có vi phạm pháp luật thì có quyền kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật [18]. Đây là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự. Quy định này là rất cần thiết, không những là nhiệm vụ, quyền hạn mà còn là trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự đối với bản án, quyết định mình có trách nhiệm tổ chức thi hành.

1.3.4. Xuất phát từ quyền bình đẳng của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh thường nhật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng nhưng độc lập về tài sản và tổ chức, có địa vị pháp lý bình đẳng, không phụ thuộc vào các yếu tố: thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Trong quan hệ này, các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách tự giác bằng tài sản của mình, trường hợp vi phạm nghĩa vụ thì phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra [27, tr.20]. Xuất phát từ những nguyên tắc bình đẳng này, người được thi hành án dân sự là người có quyền lợi bị xâm phạm trong quan hệ dân sự đương nhiên cần được tôn trọng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thi hành án nhằm bù đắp thiệt hại của họ.

1.4. Các yếu tố bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự

Như đã phân tích ở trên, việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người

được thi hành án là vấn đề quan trọng, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, thông qua hoạt động này, các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự được thực thi nghiêm minh trong thực tiễn. Trong THADS, vấn đề bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án được bảo đảm bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:

1.4.1. Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án

Như đã trình bảy ở trên, cơ quan thi hành án là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động thi hành án, hiệu quả hoạt động của cơ quan này là yếu tố quyết định việc quyền lợi của người được thi hành án được bảo đảm ở mức độ nào. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này, chúng ta cân bảo đảm một số yếu tố sau:

- Đảm bảo sự độc lập của cơ quan thi hành án trong quá trình thi hành án dân sự. Theo đó, cơ quan thi hành án trong quá trình thực thi nhiệm vụ không chịu sự chi phối, tác động của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; chỉ tuân theo các quy định của pháp luật nhà nước.

- Đảm bảo hệ thống pháp luật quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án cũng như thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên - đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cơ quan này chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật, không chịu sự can thiệp của tổ chức cá nhân khác.

1.4.2. Tổ chức và hoạt động của các tổ chức, cơ quan, cá nhân hỗ trợ thi hành án

Tuy đóng vai trò trung tâm, nhưng để tổ chức thi hành án thành công cơ quan thi hành án cần phải phối hợp chặt chẽ với nhiều chủ thế khác. Để một bản án, quyết định được tổ chức thi hành thành công trên thực tế, bảo đảm tối đa quyền lợi hợp pháp cho người được thi hành án thì không thể thiếu sự phối hợp của các chủ thể liên quan. Để sự phối hợp diễn ra tiện lợi thì việc

xây dựng cơ chế có ý nghĩa vô cùng quan trọng.


1.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án theo hướng bảo đảm hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Các quy định của luật pháp là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho việc thi hành án đạt kết quả mong muốn. Với đặc thù là biện pháp mang tính chất quyền lực nhà nước, có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội, các quy định pháp luật về THADS sẽ tạo nên hành lang pháp lý cho công tác tổ chức thi hành án. Một hệ thống pháp luật ưu việt, đầy đủ là điều kiện hoàn hảo để cho ra đời những bản án, quyết định đúng đắn; để tạo nên sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình thi hành án; … qua đó bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người được thi hành án.


1.4.4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của chấp hành viên

Trong tất cả các chủ thể thì chấp hành viên là người đóng vai trò trung tâm trong quá trình thi hành án, quyết định tới hiệu quả của hoạt động này. Do đó, bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật thi hành án, hoàn thiện cơ chế phối hợp tác nghiệp giữa các cơ quan đơn vị thì việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của chấp hành viên là không thể thiếu. Hoạt động áp dụng pháp luật là một quá trình với đa dạng các tình huống đòi hỏi kiến thức cũng như sự linh hoạt của chấp hành viên. Dù hệ thống pháp luật có đầy đủ tới đâu nhưng chấp hành viên không nắm được thì cũng không thể vận dụng để đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn. Đó là chưa kể đến trong nhiều trường hợp, pháp luật không thể dự liệu được thực tiễn, lúc này đòi hỏi chấp hành viên phải vận dụng luật linh hoạt và có sự nhạy cảm trong phán đoán tình huống – điều này sẽ được tích lũy kinh nghiệm

trong quá trình công tác, và phụ thuộc vào năng lực của chấp hành viên.

Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động thi hành án chính là đạo đức nghề nghiệp của chấp hành viên. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp chấp hành viên vì lợi ích cá nhân mà cố tình sách nhiễu các đương sự, cố tình vi phạm các nguyên tắc trong quá trình thi hành án, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi hành án, gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Tóm lại, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự nói chung, của người được thi hành án nói riêng là nguyên tắc cơ bản và có tầm quan trọng lớn trong pháp luật thi hành án dân sự nước ta hiện nay. Tất cả các nguyên tắc còn lại đều có quan hệ gắn bó mật thiết với nguyên tắc trên, ngoài việc tạo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động thi hành án thì còn đều hướng tới bảo vệ quyền lợi cho người được thi hành án.

Kết luận Chương 1

Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hành nghiêm chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Chính vì thế, việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự có vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tế lớn lao.

Trên đây, luận văn đã đưa ra và luận giải được một số quan điểm lý luận cơ bản về khái niệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, tìm hiểu đặc điểm, bản chất của hoạt động bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án và làm phong phú thêm cho hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật thi hành án.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí