H Ạn Chế Và Nguyên Nhân Thực Hiện Vai Trò Của Giáo D Ục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất L Ượng Cao

78

Nội. Truyền thống hiếu học này là một động lực tinh thần to lớn thúc đẩy giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Người Việt Nam không những hiếu học mà còn có những tố chất và phẩm chất tốt đẹp. Tuy tầm vóc còn nhỏ, nhưng khả năng chịu đựng khó khăn, gian khổ, lao động nặng nhọc với cường độ cao khá tốt; có sức bền bỉ dẻo dai, đáp ứng được yêu cầu hoạt động, lao động trên các lĩnh vực của xã hội hiện đại. Đặc biệt, con người Việt Nam khá thông minh , có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Việc các sinh viên, học sinh Việt Nam đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi toán, lý, hóa... quốc tế, được bạn bè đánh giá tốt đã cho thấy tố chất thông minh của con người Việt Nam. Những phẩm chất này được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục - đào tạo khá thuận lợi, đã tạo nên những ưu điểm, thế mạnh của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta thời gian qua.

Điều kiện kinh tế - xã hội đòi hỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân l ực.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; kinh tế tăng trưởng, bộ mặt xã hội ngày càng khởi sắc, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện; tình hình chính tr- xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, nhân dân ta ngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hăng say lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nước ta đã tranh thđược thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới, đạt được những thành tựu rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát

79

triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình [43, tr.91]. Những thành tựu kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện căn bản cho phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự nỗ lực của các nhà trường, của đội ngũ giảng viên và quản lý giáo dục - đào tạo.

Các trường đại học, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt về cơ sở vật chất , về kinh phí..., thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu. Có nhiều cố gắng khắc phục tình trạng dạy chay, thiếu tài liệu; chú trọng đưa công nghệ thông tin vào phục vụ giảng dạy; bám sát sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới để nâng cao chất lượng. Đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ trong các trường đại học có nhiều cố gắng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Quản lý giáo dục đại học đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa. Đội ngũ quản lý giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

* Hạn chế:

Thứ nhất, việc trang bị và bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tự duy, phương pháp làm việc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn có những hạn chế, bất cập.

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 11

Nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục còn có khoảng cách đối với thế giới, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quá trình thực hiện nội dung, chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong một số trường đại học vẫn còn tình trạng “dạy những gì mà nhà trường có, chưa chú trọng dạy những gì mà xã hội cần”. Nội dung, chương

80

trình và phương pháp giáo dục nước ta còn lạc hậu so với tình hình và yêu cầu, nhưng lại chậm được đổi mới, hoặc đổi mới không đến nơi đến chốn. Nội dung giáo dục ở các bậc học và trình độ đào tạo còn thiếu thống nhất, còn thiên về lý thuyết, chưa thực sự chú trọng đến kỹ năng thực hành, đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho các trường đại học, nhưng quá dài và mang tính áp đặt; cơ bản là bắt buộc, phần tự chọn của người học rất hạn chế.

Một số trường lại quá lạm dụng phương châm “dạy cái mà xã hội cần

chứ không dạy cái mà trường có”, nên đã dẫn tới việc chạy th eo những nhu cầu học tập “thời thượng”, khiến cho người học chỉ đổ xô vào những ngành nghề đang được coi là “mốt”, dễ kiếm tiền sau này. Điều đó đã làm cho các chuyên ngành khoa học cơ bản, các bộ môn khoa học xã hội nhân văn và một số chuyên ngành kỹ thuật ở các trường đại học đang trong tình trạng giảm sút về số lượng và hạn chế về chất lượng. Có tình trạng là, người học sau khi học xong không làm được việc, hoặc làm việc với chất lượng thấp, họ lúng túng, hoặc không tìm được việc làm, hoặc lại phải học t hêm nhiều về những điều mà thị trường lao động thực tế đang đòi hỏi.

Việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

ở một số trường đại học còn hình thức, hiệu quả thấp và còn nhiều bất cập, chưa gắn chặt với thị trường, với thực tiễn, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội; chậm được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, chưa tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đại hội XI của Đảng nhận định: “Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học lạc hậu, đổi mới chậm” [43, tr.167]; “Cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [43, tr.167- 168]. Phương pháp dạy học ở các trường đại học hiện nay vẫn cơ bản là truyền thụ một chiều từ thầy đến trò, sinh viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Lí

81

thuyết giờ lên lớp vẫn chiếm thời gian lớn so với tự học và các hình thức học tập khác. Máy chiếu, màn hình thay thế phấn trắng, bảng đen, nhưng phương pháp truyền đạt vẫn không có sự thay đổi là bao.

Sự bất cập và hạn chế về phương pháp dạy học thể hiện trên những vấn đề: thứ nhất, giảng dạy theo phương pháp cũ thầy đọc, trò ghi còn khá phổ biến; thứ hai, việc giảng dạy theo phương pháp môdull chưa được triển khai rộng rãi, có biểu hiện hình thức; thứ ba, việc vận dụng công nghệ, phương tiện hiện đại chưa nhiều, chưa hiệu quả, tính thiết thực chưa cao; thứ tư, phương pháp dạy học chưa phát huy tốt tính năng động và tích cực của người học; thứ năm, đổi mới phương pháp dạy học đã thực hiện nhiều, nhưng chưa chuyển biến tốt, còn lúng túng trong vận dụng các phương pháp cũ và mới.

Quan tâm trang bị và bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao còn bất cập và hạn chế. Trong thực tiễn giáo dục - đào tạo, có lúc, có cơ sở đào tạo chỉ chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, chưa chú ý đúng mức đến trình độ tư duy và phương pháp làm việc của người học. Tính chỉnh thể để tạo nên trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tốt, còn hạn chế. Có không ít cơ sở đào tạo còn chạy theo kinh tế thị trường, dạy không đảm bảo chất lượng, chỉ chú trọng mở rộng quy mô, phát sinh tiêu cực, xuất hiện hiện tượng mua bán bằng cấp, học giả nhưng bằng thật.

Đây là một thực trạng đáng báo động phản ánh những hạn chế trong giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, làm tha hoá không ít giảng viên. Đại hội XI của Đảng nhận định:

Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao vẫn còn hạn chế, chưa chuyển biến mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người [43, tr.167].

82

Việc trang bị và bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm việc cho người học của đội ngũ giảng viên, quản lý giáo dục còn hạn chế. Đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đang đứng trước một mâu thuẫn rất khó giải quyết giữa việc đảm bảo cuộc sống bình thường với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nếu tập trung cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu tập trung tìm cách giải quyết cuộc sống thì lại ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và nâng cao trình độ. Đây là vấn đề mà các cấp lãnh đạo, quản lý, các cơ quan chức năng cần lưu tâm giải quyết cải thiện tình hình. Tình trạng cán bộ, công chức, giáo viên bỏ việc, chuyển sang làm kinh tế hoặc ở những nơi có thu nhập cao hơn có chiều hướn g gia tăng; tình trạng “chạy bằng cấp” không giảm, tác động tiêu cực đến chất lượng và môi trường giáo dục. Không ít giảng viên chỉ chú trọng dạy chữ, chưa thực sự quan tâm đến bồi dưỡng, rèn luyện trình độ tư duy, phương pháp cho người học. Người học chưa tiếp thu được tốt từ chính trình độ tư duy, phương pháp làm việc của giảng viên trong quá trình dạy - học. Trình độ tư duy, tư duy lý luận, phương pháp của không ít giảng viên còn hạn chế, đặc biệt là giảng viên trẻ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo để trang bị và bồi dưỡng tri

thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều trường còn thiếu và lạc hậu. Ở nhiều trường đại học, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn thiếu, lạc hậu, hoặc không đồng bộ, sử dụng không hiệu quả. Có trang thiết bị hiện đại như máy trình chiếu, phòng thí nghiệm, phòng phương pháp, thư viện điện tử …, nhưng chất lượng thấp, sử dụng kém hiệu quả, chưa thiết thực phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chưa tạo điều kiện tốt cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Tình trạng học chay, giảng chay vẫn còn khá phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập. Điều kiện bảo đảm cho thực tập, thực hành còn hạn chế, nhiều trường chưa quan tâm đúng mức. Việc thực tập,

83

thực hành tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chưa được các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất chú trọng, đánh giá cao, hiệu quả còn thấp.

thế, sngười có tay nghề, c ó trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học,

chuyên gia giỏi, cán bộ có trình độ lãnh đạo, quản lý giỏi còn ít, thiếu, chất lượng còn nhiều hạn chế. Từ năm 1980 đến năm 2011, số lượng người được công nhận chức danh giáo sư là 1.459 và phó giáo sư là 8.048 [21, tr.56]. Đây là một nhân tố dẫn đến n ăng xuất lao động nước ta còn thấp hơn các nước trong khu vực từ 2 đến 15 lần. Tại nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh hóa), tổng quỹ lương của 20 người Nhật làm việc ở đây bằn g tổng quỹ lương của gần 2.000 người Việt Nam làm việc trong nhà máy; các ngành dịch vụ ngân hàng, y tế… có tới 40% người có thu nhập từ 14.000 USD/năm trở nên thuộc về người nước ngoài, người lao động Việt Nam thu nhập rất thấp [117, tr.1]. Thực trạng này cho thấy hạn chế, yếu kém về trình độ tri thức, tư duy, phương pháp làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta. Đồng thời phản ánh những hạn chế của giáo dục - đào tạo trong vấn đề này.

Năng lực chuyên môn, hoạt động thực tiễn của nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả số có học vị, học hàm khoa học cao còn nhiều hạn chế. Chất ợng thấp biểu hiện cụ thể ở năng lực tư duy, trình độ chuyên môn thực tế, phương pháp và kỹ năng làm việc, hoạt động thực tiễn… của nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn, kể cả một số không nhỏ nhân lực có học vị, học hàm khoa học cao. Theo số liệu công bố năm 2012, có khoảng 2/3 số người có học vị tiến sĩ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý, số bài báo khoa học được công bố hàng năm bằng ¼ của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số tiến sĩ của Việt Nam hàng năm nhận bằng thưởng nhiều hơn Thái Lan, có năm cao hơn gấp đôi [152, tr.53]. Không ít tiến sĩ dù đã được công nhận chức danh phó giáo sư nhưng cũng chưa thực sự thông thạo, sử dụng được một ngoại ngữ nào để có thể làm việc được với đối tác nước ngoài; hợp tác với giới khoa học nước ngoài còn hạn chế.

84

Theo kết quả điều tra trên 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh, thành do Bộ Kế hoạch và Đầu tư , nhân lực chất lượng cao Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu [7, tr.5]. Có đến 75% số người có học vị tiến sĩ không làm khoa học mà làm quản lý [69, tr.47]. Nhiều chuyên ngành thiếu nhân lực chất lượng cao trầm trọng. Chuyên ngành hạt nhân có 5 trường đại học tham gia đào tạo: Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gi a Hà Nội), Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực; cả 5 trường đại học đó chỉ có 3 PGS, 9 tiến sĩ, 21 thạc sĩ, 15 kỹ sư, cử nhân chuyên ngành hạt nhân [7, tr.5].

Thứ hai, việc giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục rèn luyện thể chất còn nhiều bất cập, hạn chế.

Nội dung, chương trình giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục rèn luyện thể chất chưa được ch ú trọng đúng mức . So với việc trang bị tri thức, trình độ chuyên môn... tức là về trí lực cho người học, thì giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, tức là về tâm lực, còn rất hạn chế. Nhiều nội dung, chương trình giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp b ị cắt xén, giảm bớt, đặc biệt là các môn khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, ảnh ởng rất tiêu cực đến phát triển nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người học. Việc xem nhẹ và cắt giảm này đã trực tiếp làm hạn chế sự phát triển nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người học, và do đó, sẽ cản trở sự phát triển , dẫn đến nhiều tiêu cực về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp nguồn nhân lực chất lượng cao sau này. Đây cũng là một yếu tố làm gia tăng tình trạng “chảy máu chất xám”, “chạy bằng”, “chạy nơi công tác” … của người lao động.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục rèn luyện thể chất chưa thực sự tương xứng. Quan điểm thì đúng và luôn được nhấn mạnh, nhưng sự quan tâm lại chưa đủ độ. Tính quy hoạch, kế hoạch trong giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tốt, chất lượng còn nhiều hạn chế. Các nhà trường còn đào tạo tràn lan, thụ động theo cơ chế thị trường, nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều

85

bất cập về cơ cấu. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ là khá trầm trọng, không phù hợp với xu thế ưu tiên phát triển đào tạo công nhân có trình độ kỹ thuật tay nghề cao của thế giới; hầu hết các lĩnh vực còn thiếu người tài, thiếu chuyên gia giỏi. Trong giai đoạn 2005 - 2010, số lượng các trường đại học tăng hai lần, trong khi đó số lượng các trường dạy nghề lại giảm mạnh; số lượng sinh viên đại học lớn gấp ba số học viên học nghề. Đây là một bất cập khá lớn của giáo dục - đào tạo nước ta [69, tr.42].

Tình trạng thiếu ý chí quyết tâm vươn lên, ngại khó, ngại khổ, thiếu quyết tâm cống hiến của sinh viên và nhân lực chất lượng cao còn diễn ra phức tạp. Định hướng ngành nghề chủ yếu hiện nay của người học là tìm học những ngành, nghề kiếm được nhiều tiền, dễ xin việc làm, dễ sống còn tồn tại. Một bộ phận sinh viên các trường đại học thiếu ý chí quyết tâm vươn lên, còn ngại khó, ngại khổ, lười học, thích chơi bời, chưa chú ý tích lũy kiến thức và rèn luyện phương pháp tư duy, kỹ năng làm việc, chất lượng họ c tập còn thấp; tình trạng chạy điểm, xin điểm, bệnh thành tích còn diễn ra trong nhiều trường đại học, kể cả ở bậc sau đại học. Có không ít sinh viên đặt chỉ tiêu đạt điểm cao trong các môn chính: tin học, ngoại ngữ, chuyên ngành, còn các môn triết học, lịch sử Đảng và các môn khoa học xã hội và nhân văn khác thì chỉ cần đạt yêu cầu. Một bộ phận thiếu tin vào một số chủ trương, việc làm cụ thể, như chống tham nhũng, khắc phục suy thoái... Một số ít sinh viên thiếu niềm tin đối với chế độ, thờ ơ các vấn đề chính trị - xã hội, không phấn đấu vươn lên; ý thức dân tộc và ý thức xã hội chủ nghĩa trong họ còn chưa thống nhất, thậm chí có biểu hiện tách rời.

Còn thiếu những điều kiện và chưa quan tâm tốt giáo dục thể lực, nâng cao thể chất cho người học. Các trưng đại học nước ta còn thiếu những điều kiện, cơ sở vật chất và chưa quan tâm tốt việc giáo dục thể lực và trí lực cho sinh viên. Ở nhiều trường đại học, các điều kiện về thư viện, không gian dành cho tập luyện thể chất, nơi ở như ký túc xá còn nhiều hạn c hế, thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thể lực và học tập. Ký túc xá của các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022