nhân lực ngành. Về cơ sở vật chất, trong năm 2020-2021, với tổng mức đầu tư cho Dự án là 200 tỉ đồng, thực hiện trong giai đoạn từ tháng 9/2020-tháng 8/2021, "Dự án đầu tư xây dựng khu giảng đường mới và chỉnh trang khuôn viên" của Học viện Ngoại giao đã triển khai hoàn thiện, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu của sinh viên, học viên, giảng viên và cán bộ nhân viên Học viện, thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn Học viện Ngoại giao 2025-2030, theo quyết định phê duyệt dự án số 3447/QĐ-BNG ngày 30/10/2019. Đồng thời, trong các khóa đào tạo kỹ năng thực hành, trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực ngành cũng được bố trí đầy đủ và hiện đại, tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể như khóa học “Bồi dưỡng Kỹ năng biên-phiên dịch các ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Quốc, Lào và Khmer dành cho công chức, cán bộ các tỉnh, thành trong cả nước” do Học viện Ngoại giao phối hợp Trung tâm Biên-Phiên dịch Quốc gia tổ chức cùng sự tham gia của Cục Ngoại vụ, Báo Thế giới & Việt Nam, Ủy ban Biên giới quốc gia. 82 học viên của khóa học là cán bộ, công chức công tác tại các sở ngoại vụ và các đơn vị có nhiệm vụ đối ngoại thuộc 17 tỉnh thành và 12 đơn vị quốc phòng trong cả nước đã có đầy đủ trang thiết bị phiên dịch ngoại giao như dịch Hội đàm, dịch Họp báo, dịch Chiêu đãi và dịch Hội thảo; được bố trí thực hành phục vụ lãnh đạo tiếp khách quốc tế, hướng dẫn kỹ năng tiếp xúc báo chí, kỹ năng lễ tân đối ngoại…Trong công tác quản trị nhân lực Ngành, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong bối cảnh yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, Bộ Ngoại giao đã nghiên cứu và hướng tới việc triển khai quản lý tri thức trong công tác hàng ngày của mỗi cán bộ, công chức. Bộ Ngoại giao áp dụng các biện pháp sáng tạo để kết hợp hài hoà các yêu cầu về cải cách bộ máy công, đồng thời có những cải tiến thực chất về phương pháp làm việc. Công nghệ quản lý tri thức là công nghệ mới (thường được sử dụng trong khối tư nhân như các doanh nghiệp, tập đoàn lớn) với ưu điểm đáp ứng các quy định về bảo mật của ngành, các cơ chế khuyến khích chia sẻ thông tin, tri
thức, trao đổi nghiệp vụ…Thông qua hợp tác với Nhóm Công tác Chính phủ Anh về quản lý tri thức và sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia quản lý tri thức của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), kể từ năm 2018 đến nay, Bộ Ngoại giao đã xây dựng Chiến lược quản lý tri thức và bước đầu triển khai vận dụng công nghệ chia sẻ dữ liệu, tri thức trong nội bộ. Qua đó, nhân lực của Ngành có thể tiếp cận thông tin, tri thức, kinh nghiệm dễ dàng, phục vụ nâng cao hiệu quả công tác, giúp mỗi cá nhân và đơn vị đáp ứng tốt hơn các mục tiêu, nhiệm vụ thường xuyên cũng như công tác nghiên cứu chiến lược.
Tiểu kết Chương 2
Trong Chương 2, luận án đã làm rõ các khái niệm cơ bản và 5 bước trong quy trình thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao nói riêng. Đồng thời, các yếu tố trong môi trường thực hiện chính sách phát triển nhân lực Ngành đã được xác định và phân tích gồm: Hệ thống chính sách quốc gia về PTNL ngành Ngoại giao và các yếu tố liên quan đến thực hiện chính sách như tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, công nghệ quản lý phục vụ thực hiện chính sách. Trong đó, luận án nhấn mạnh nét đặc trưng của cơ chế Hội nghị ngoại giao trong thực hiện chính sách PTNL của Ngành.
Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NGOẠI GIAO Ở NƯỚC TA
3.1. Khái quát về nhân lực ngành Ngoại giao nước ta
3.1.1. Số lượng
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Về Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Ngành Ngoại Giao
- Phân Công, Phối Hợp, Tổ Chức Thực Hiện
- Mức Đóng Vào Các Quỹ Thành Phần Bảo Hiểm Xã Hội
- Kết Quả Thực Hiện Một Số Nội Dung Cơ Bản Của Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Ngành Ngoại Giao Ở Nước Ta Hiện Nay
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Xét tổng quát nhân lực Ngành, căn cứ dữ liệu chính thức có thể tiếp cận được, số lượng nhân lực Ngành ngoại giao khoảng 3.287 người, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ và ở cấp địa phương (Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2011). Căn cứ Báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Ngoại giao giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Ngoại giao có tổng số 2.387 công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Trong đó, 1.715 cán bộ đang công tác tại các đơn vị trong nước chiếm 71,8%; 672 cán bộ đang công tác tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, chiếm 28,2%. Ở cấp địa phương, hệ thống 63 Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ của các địa phương, tuy không trực thuộc Bộ Ngoại giao (trừ Sở Ngoại vụ tp. Hồ Chí Minh) nhưng là hệ thống chủ lực thực hiện công tác ngoại vụ tại địa phương. Về cơ bản hệ thống các cơ quan ngoại vụ tại địa phương đã hình thành tương đối ổn định, mở rộng trên khắp cả nước với khoảng 900 cán bộ, công chức thuộc 36 Sở và 27 Phòng/Bộ phận Ngoại vụ.
Theo số liệu cập nhật đến tháng 7/2021, Bộ Ngoại giao hiện có tổng số
2.200 công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là cán bộ) đang công tác tại các đơn vị trong nước và khoảng 750 cán bộ làm việc tại 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Độ tuổi trung bình của nhân lực ngành Ngoại giao làm việc tại các cơ quan ở trong nước là 40, ở nước ngoài là 42 tuổi. Số cán bộ dưới 35 tuổi chiếm 27%; từ 35-45 tuổi chiếm trên 45% và trên 45 tuổi chiếm 28%.
Về ngoại ngữ, đa số cán bộ sử dụng tốt ít nhất một ngoại ngữ, trong đó 70% cán bộ sử dụng tốt ngoại ngữ tiếng Anh; số lượng cán bộ bộ sử dụng tiếng Pháp là 10%, còn lại là các thứ tiếng khác như Nga, Trung, Nhật, Hàn, Lào, Căm-pu-chia, Tây Ban Nha, Bồ Đào nha, Đức, Ả rập … Khoảng trên 20% cán bộ sử dụng được từ 2 ngoại ngữ trở nên. Nền tảng ngoại ngữ của nhân lực ngành Ngoại giao ở mức độ cao hơn hẳn so với nhân lực các ngành, lĩnh vực khác trong nền hành chính nhà nước.
3.1.2. Chất lượng
Chất lượng nhân lực của ngành Ngoại giao được đánh giá qua các tiêu chí về trình độ đào tạo, ngoại ngữ, tin học như sau:
Về trình độ đào tạo, cơ cấu nhân lực ngành Ngoại giao phân theo trình độ đào tạo như sau: Ở cấp Bộ, Bộ Ngoại giao có: 70 CBCC có trình độ tiến sỹ (chiếm 2,9%), 468 CBCC có trình độ thạc sỹ (chiếm 19,6%), 1.338 CBCC có trình độ đại học và sau đại học (chiếm 56,19%), 174 CBCC có trình độ cao đẳng và trung cấp (chiếm 7,2%); và 337 CBCC có trình độ sơ cấp, chứng chỉ và trình độ khác thấp hơn (chiếm 14,11%) (Bộ Ngoại giao, 2011). Ở địa phương: Đối với nhân lực các Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ tại các địa phương: 81% có trình độ đại học và trên đại học; 19% có trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc thấp hơn.
Về trình độ ngoại ngữ, do đặc thù yêu cầu công tác đối ngoại, đại đa số cán bộ, công chức của Ngành đều biết ngoại ngữ ở các trình độ khác nhau. Cụ thể là 1.822 người sử dụng tốt ít nhất 1 ngoại ngữ (chiếm 77,3% tổng số CBCC), hơn 20% tổng số CBCC sử dụng được ít nhất 2 ngoại ngữ. Trong đó, 1.634 CBCC biết tiếng Anh (chiếm 69.3%), 397 người biết tiếng Pháp (chiếm 16,8%), 218 người biết tiếng Nga (chiếm 9,24%), 128 người biết tiếng Trung Quốc (chiếm 5,4%). Ngoài ra, 272 người (chiếm 11,5%) biết các ngoại ngữ khác, bao gồm các ngôn ngữ Ả rập, Anbani, Ba Lan, Bungary, Bồ Đào Nha, Hin-đi, Hungary, Mã lai/In-đô-nê-xi-a, Ý, Khơ me, Lào, Mi-an-ma, Mông Cổ,
Slovakia, Nhật, Rumani, Séc, Thụy Điển, Thái, Hàn/Triều, Tây Ban Nha, Đức…(Bộ Ngoại giao, 2011).
Về trình độ tin học, ngành Ngoại giao có 1.834 CBCC (chiếm 77,8%) có trình độ tin học cơ sở, về cơ bản phục vụ được yêu cầu công việc.
3.1.3. Cơ cấu
Cơ cấu nhân lực ngành Ngoại giao thể hiện qua các tiêu chí giới tính, độ tuổi, lĩnh vực hoạt động và dân tộc như sau:
Về giới tính và độ tuổi, xét theo giới tính, cán bộ ngoại giao nam là 843 người, chiếm 54,21% và cán bộ ngoại giao nữ là 712 người, chiếm 45,79 %. So với số liệu thống kê năm 2011, 1.472 nam (chiếm 62%) và 885 nữ (chiếm 38%), có thể thấy rằng, tính đến tháng 7/2021, khoảng cách giới trong tổng lực lượng nhân lực ngành Ngoại giao đã có những tiến bộ đáng kể. Xét theo độ tuổi: nhân lực dưới 30 tuổi có 482 người (chiếm 20,4%); từ 30 đến 580 tuổi có 1.241 người
(chiếm 52,6%); từ 51 tuổi trở nên có 634 người (chiếm 26,8%).
Về khối ngành hoạt động, nhân lực giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý: có tổng số 538 CBCC giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp Phòng đến Thứ trưởng (chiếm 22,8% tổng số cán bộ, công chức); trong đó, lãnh đạo cấp Phòng chiếm 30,2%; lãnh đạo cấp Vụ, Cục tương đương chiếm 67,4%. Nhân lực làm việc tại các đơn vị hành chính nhà nước: 1.319 người chiếm khoảng 56% tổng số nhân lực Ngành. Nhân lực làm việc tại các đơn vị sự nghiệp: 343 người, chiếm khoảng 16% tổng số nhân lực Ngành. Nhân lực đang làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài: 655 người, chiếm khoảng 28%.
Về lĩnh vực công tác, nhân lực làm việc tại đơn vị phụ trách quan hệ song phương với các nước: 198 người, chiếm khoảng 10% số CBCC công tác tại các đơn vị trong nước. Nhân lực làm việc tại các đơn vị về hoạch định chính sách đối ngoại và ngoại giao đa phương: 207 người, chiếm gần 10% số CBCC công tác tại các đơn vị trong nước. Nhân lực làm việc tại các đơn vị
nghiệp vụ: 460 người, chiếm gần 21% số CBCC công tác tại các đơn vị trong nước. Nhân lực làm việc tại các đơn vị phụ trách công tác văn phòng tổng hợp, nội bộ, quản trị - hậu cần - phục vụ: 344 người, chiếm 16% số CBCC công tác tại các đơn vị trong nước. Nhân lực làm việc tại các đơn vị khác: 353 người, chiếm 15% số CBCC công tác tại các đơn vị trong nước (Bộ Ngoại giao, 2011). Theo số liệu cập nhật sơ bộ đến tháng 7/2021, Về cơ cấu nhân lực theo chức vụ, vị trí việc làm và ngạch bậc của Ngành hiện nay như sau: Thứ trưởng (5), trợ lý Bộ trưởng (3), Tổng Cục trưởng (1), Phó Tổng cục trưởng (9), Vụ trưởng (48), Phó Vụ trưởng (109), Tập sự cấp vụ (57), Trưởng phòng (81), Phó phòng (36). Như vậy, trong khối lãnh đạo, số lượng nhân lực giữ chức vụ Phó Vụ trưởng là cao nhất, số lượng Tổng Cục trưởng là thấp nhất. Xem xét cơ cấu nhân lực từ góc độ ngạch công chức, thực tiễn số lượng nhân lực hiện nay như sau: chuyên viên Cao cấp (48), tương đương chuyên viên Cao cấp (10), chuyên viên Chính (296), tương đương chuyên viên Chính (10), chuyên viên (602), tương đương chuyên viên (187), cán sự và tương đương (87), nhân viên (259). Quan sát số liệu trên cho thấy, nhân lực tại ngạch chuyên viên và tương đương cao nhất, khoảng gần 800 người, xếp thứ hai là khối nhân viên 259 người, số lượng nhân lực giữ ngạch chuyên viên Cao cấp và tương đương khoảng 60 người, chưa bằng 10% số lượng nhân viên giữ ngạch chuyên viên Chính.
Về thành phần dân tộc, trong tổng số nhân lực ngành Ngoại giao, nhân lực là người dân tộc Kinh chiếm 99,4% và nhân lực thuộc các dân tộc khác chiếm 0,6% (Bộ Ngoại giao, 2011) .
Nhận xét chung về nhân lực ngành Ngoại giao có thể thấy khá rõ ưu điểm và hạn chế. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ ngoại giao được đào tạo cơ bản, có trình độ ngoại ngữ, năng lực, chuyên môn tốt, có phẩm chất và bản lĩnh chính trị phù hợp với yêu cầu đặc thù của công tác ngoại giao. Tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên chiếm 97%, trong đó tốt nghiệp thạc sỹ và
tiến sỹ chiếm 49%. Về chuyên ngành đào tạo, quan hệ quốc tế là chuyên ngành với số lượng lớn nhất chiếm 34,6%, ngành kinh tế chiếm 21%, ngành luật quốc tế chiếm 10%... Bên cạnh đó, ưu điểm của nhân lực Ngành thể hiện trong số lượng đội ngũ và diện bao phủ của mạng lưới cơ quan đại diện của nước ta đã tăng lên đáng kể so với thập kỷ trước; trình độ của đội ngũ đã có những bước tăng nhất định về chuyên môn, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, kỹ năng vi tính, ngoại ngữ v.v. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như tính thiếu đồng bộ do tuyển từ nhiều nguồn khác nhau, thiếu kinh nghiệm hoạt động tại các diễn đàn đa phương, trình độ ngoại ngữ tuy đã ở mặt bằng cao hơn các bộ ngành khác trong nước nhưng chưa thực sự đảm bảo thích ứng với tốc độ phát triển hiện nay trong các vấn đề chung của khu vực và quốc tế, tỷ lệ nữ còn thấp hơn trong so sánh cơ cấu về giới, tỷ lệ cán bộ là người dân tộc còn hạn chế… Quan sát cơ cấu độ tuổi có thể thấy số lượng nhân lực Ngành dưới 35 tuổi khá nhiều (chiếm khoảng 37% tổng số CBCC của Bộ) trong khi lứa tuổi trung niên 35-45 tuổi là lực lượng chủ lực của các đơn vị còn ít. Số lượng chuyên gia có trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ còn rất hạn chế. Tóm lại, nhân lực ngành Ngoại giao còn một số bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh có nhiều thay đổi và thách thức như hiện nay.
3.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao
3.2.1. Xây dựng văn bản và kế hoạch thực hiện
Trên cơ sở hệ thống chính sách quốc gia về phát triển nhân lực và ưu tiên của ngành Ngoại giao trong xây dựng, phát triển cán bộ ngoại giao, Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố và cơ quan đại diện ở nước ngoài đã xây dựng các văn bản và kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện chính sách.
Xét nội bộ ngành Ngoại giao, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khung chính sách quốc gia về phát triển nhân lực Ngoại giao không thể không kể đến các Nghị quyết, chương trình hành động, kết quả các Hội nghị
Ngoại giao và hệ thống các Chiến lược Ngành, các Đề án như: Chiến lược Đối ngoại đến năm 2030, Chiến lược xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao đến năm 2030, Đề án đưa người vào các Tổ chức quốc tế, Đề án đưa người vào các Cơ quan pháp lý quốc tế…
Văn bản điều chỉnh đối với khối CCVC đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao gồm: (i) Nghị định số 26/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao; Nghị định 29/2020/NĐ-CP ngày 03/3/2020 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định 26/2017/NĐ-CP bãi bỏ khoản 28 Điều 3 Nghị định 29/2020/NĐ-CP giải thể Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài dẫn đến cơ cấu tổ chức Bộ Ngoại giao còn 30 cơ quan, đơn vị; (ii) Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
(iii) Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005 nêu trên; (iv) Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 28/7/2017 về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trên cơ sở hệ thống chính sách quốc gia về các hợp phần chính sách phát triển nhân lực có phạm vi điều chỉnh bao gồm các đối tượng CBCCVC ngành Ngoại giao, Bộ Ngoại giao và các đơn vị chức năng trong ngành đã thực hiện xây dựng văn bản và kế hoạch triển khai.
Về chỉ đạo tổng thể, ngành Ngoại giao bám sát thực tiễn, các trọng tâm ưu tiên của Chính phủ và đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII [133]. Về các hợp phần chính sách tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân lực ngành Ngoại giao, Bộ Ngoại giao và toàn Ngành đã ban hành các văn bản triển khai như sau: Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết HNTW 6 của Ban Cán sự Đảng Bộ của Bộ Ngoại giao; Kế hoạch tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC giai đoạn 2015-2021; Đề án tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao trình Bộ Chính trị; Đề án xác định