Đánh Giá Chung Về Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng

mỗi khóa thực tập từ 45 đến 60 ngày. Tất cả các cán bộ trẻ trong chương trình này đều tham gia trực tiếp xử lý công việc hàng ngày như một nhà ngoại giao thực thụ, sau đó phải hoàn thành sản phẩm nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và viết thu hoạch cá nhân báo cáo kết quả. Tuy mang lại giá trị thực tiễn và hiệu quả đào tạo rất cao, nhưng do nguồn tài chính và tài trợ hạn chế, các chương trình này không được duy trì thường xuyên. Bộ Ngoại giao hiện tiếp tục phát huy các kênh hợp tác song phương với một số trung tâm, trường đại học nước ngoài, tổ chức quốc tế và khu vực để tranh thủ cử được nhiều hơn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng và thực tập ở nước ngoài, nhất là đối với các lĩnh vực chuyên môn về luật biển, kinh tế, năng lượng, môi trường ... theo yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ mới.

3.3.3.3. Số lượng người được đào tạo bồi dưỡng

Trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2018, Bộ đã tổ chức gần 80 khóa đào tạo, bồi dưỡng khác nhau tại Bộ với 4.403 lượt cán bộ tham dự; đã giới thiệu và làm thủ tục cho khoảng 400 lượt cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng chức danh (chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và quốc phòng an ninh) và 112 công chức, viên chức được cử đi học cao cấp lý luận chính trị. Song song với đào tạo trong nước, Bộ đã cử 269 lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài trong khuôn khổ các thỏa thuận, đề án và theo các chương trình học bổng quốc tế khác. Trong năm 2019, Bộ Ngoại giao chủ trì và phối hợp tổ chức 3 khóa đào tạo ở nước ngoài và 61 lớp đào tạo trong nước cho 8.534 lượt lãnh đạo, cán bộ địa phương trên cả nước, gồm 33 khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, 2 lớp tập huấn thanh tra chuyên ngành, 6 lớp cập nhật kiến thức về hội nhập quốc tế và 15 hội thảo, tọa đàm theo yêu cầu của các địa phương và hội nghị chuyên đề (Bùi Thanh Sơn, 2021); 16 khóa đào tạo, bồi dưỡng và 06 Tọa đàm chuyên đề; cử công chức, viên chức tham dự 10 chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh/ngạch/bậc tại các cơ sở

đào tạo theo quy định của Nhà nước với tổng số 1.589 lượt công chức, viên chức tham dự, tăng 30% so năm 2018.

Trong tổng số lượt công chức viên chức được đào tạo trong năm 2019, Bộ Ngoại giao đã cử 396 lượt cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng chức danh: cao cấp lý luận chính trị là 33; Trung cấp LLCT: 12; Lãnh đạo quản lý cấp Vụ: 93, cấp Phòng: 17; chuyên viên cao cấp: 15; chuyên viên chính: 28; chuyên viên: 192; bồi dưỡng quốc phòng an ninh: 06. Trong các năm gần đây, số lượng cán bộ được cử đi học lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý và lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên tăng đột biến để đáp ứng nhu cầu bổ sung chứng chỉ trước bổ nhiệm và quy định mới của Bộ Nội vụ về chương trình Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên [113].

Theo số liệu tổng hợp năm 2021, trung bình, hàng năm Bộ Ngoại giao tổ chức khoảng 16 khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và cử cán bộ đi học khoảng 10 lớp theo tiêu chuẩn, chức danh để phục vụ đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch, bậc. Cán bộ từ khi vào Ngành đã được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, trải dài và được phân tầng cụ thể theo độ tuổi, chức vụ, theo vị trí, việc làm, chuyên môn, ngoại ngữ. Đối tượng đào tạo bao gồm tất cả cán bộ trong Ngành từ ngoại giao cao cấp như Chương trình Đại sứ/Trưởng Cơ quan đại diện/Thủ trưởng đơn vị; cán bộ ngoại giao trung cấp như Chương trình bồi dưỡng cho cán bộ cấp Vụ triển vọng; chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ngoại giao; cán bộ ngoại giao sơ cấp như Chương trình tiền công vụ, đào tạo cơ bản về quan hệ quốc tế dành cho cán bộ mới vào Ngành. Riêng đối với cán bộ Ngoại giao trước khi lên đường công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan đại diện phải hoàn thành chương trình, khóa học riêng do Bộ tổ chức và đạt chứng chỉ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho vị trí tương ứng tại cơ quan đại diện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ luân chuyển, đáp ứng yêu cầu công việc tại địa bàn (như Chương trình cập nhật thông tin dành cho các đồng

chí Trưởng Cơ quan đại diện; Bồi dưỡng công tác nhiệm kỳ cho cán bộ luân chuyển theo đối tượng người thứ Hai (Phó trưởng CQĐD) và từ cấp Tham tán trở nên; cán bộ ngoại giao; nhân viên ngoại giao; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự ngoài nước; nghiệp vụ kế toán ngoài nước; công nghệ thông tin ở CQĐD; chương trình phu nhân/phu quân Trưởng CQĐD và phu nhân/phu quân cán bộ, nhân viên ngoại giao; chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ.

Đối với nhóm đối tượng nhân lực làm công tác hợp tác quốc tế trong các Bộ/ban/ngành khác, Bộ Ngoại giao chủ yếu thực hiện vai trò hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại và một số nghiệp vụ/kỹ năng ngoại giao cần thiết theo yêu cầu thực tế, cũng như triển khai chương trình bồi dưỡng kiến thức ngoại giao cho lãnh đạo chủ chốt của các cấp theo tinh thần Ngoại giao toàn diện.

Về đào tạo dự nguồn, đến năm 2021, đã có 11 khoá Nghiên cứu sinh Quan hệ quốc tế (QHQT), 4 khóa Nghiên cứu sinh Luật quốc tế (LQT), 21 khoá Cao học QHQT, 9 khóa Cao học LQT, 7 khóa Cao học Kinh tế quốc tế (KTQT), 47 khoá Đại học chính quy, 5 khoá Cao đẳng và 23 khoá Trung cấp. Hiện nay, Học viện đã dừng đào tạo hệ Cao đẳng và Trung cấp. Nhân lực ngành được đào tạo trong các chương trình của Việt Nam, chương trình hợp tác đào tạo thạc sĩ và cử nhân QHQT với Trường Đại học Lyon III của Pháp và Trường Đại học Victoria Wellington của New Zealand.

Về chính sách đào tạo đối với nhân lực ngoại vụ ở địa phương, trong 2 năm 2018-2019, Bộ Ngoại giao đã chủ trì và phối hợp tổ chức 29 lớp dành cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt các địa phương, phần lớn theo yêu cầu của các địa phương, trong đó có chương trình đào tạo – đối thoại “Phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập” do Bộ Ngoại giao chủ trì, Đại học Fullbright tham gia giảng dạy dành cho lãnh đạo nữ các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 với sự tham dự của hơn 100 đại biểu, trong đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

có 35 đồng chí Lãnh đạo nữ công tác tại tỉnh ủy, HĐND, UBND từ 28 tỉnh được đánh giá cao.

Song song với đào tạo trong nước, trong năm 2019, Bộ Ngoại giao đã cử 67 công chức, viên chức tham dự các khóa bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài (dưới 6 tháng), trong đó chủ trì tổ chức 1 khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý ngành đối ngoại cho 12 công chức lãnh đạo quản lý của Bộ tại vương quốc Anh từ nguồn kinh phí do Bộ Nội vụ cấp; 13 công chức, viên chức đi đào tạo dài hạn (thạc sĩ, tiến sĩ) theo các chương trình học bổng quốc tế; 06 cán bộ đi thực tập đa phương và chuyên môn tại Thái Lan, Nhật Bản và Luxembourg [15]. Chất lượng đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành không chỉ đáp ứng các chuẩn mức kiểm định trong nước mà đồng thời còn được các đối tác quốc tế công nhận.

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 13

3.3.3.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Xét trên tổng thể, Bộ Ngoại giao đã tích cực thúc đẩy, hoàn thiện quy trình và hệ thống hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng. Số lượng các khóa đào tạo nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng các nhu cầu khác nhau của công chức, viên chức ở các độ tuổi và cấp bậc khác nhau. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã chuyển từ đào tạo kiến thức trên “diện rộng” sang bồi dưỡng kỹ năng và đào tạo chuyên sâu, gắn với nhu cầu công tác thực tiễn của Bộ. Thực tiễn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đã áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” thay thế phương pháp truyền thống, tăng cường tương tác, trao đổi, tọa đàm chuyên đề, xây dựng nội dung chương trình các khóa học trên cơ sở nhu cầu của người học. Đồng thời, đã có sự gắn kết công tác đào tạo với các khâu khác của công tác cán bộ, với quyền lợi/trách nhiệm của cán bộ thông qua việc áp dụng hệ thống tín chỉ đào tạo và quy định số lượng tín chỉ tối thiểu bắt buộc, hướng tới phục vụ công tác đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân và đơn vị hàng năm. Ngoài ra, kết quả đào tạo, bồi dưỡng về cơ bản bảo đảm chất lượng kết quả kiểm tra ngoại ngữ và

gắn trình độ ngoại ngữ với công tác xét duyệt luân chuyển. Việc áp dụng hệ thống tín chỉ để tổng kết và đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng của cá nhân và đơn vị đã phần nào khuyến khích và nâng cao tinh thần tham gia các khóa ĐTBD của cán bộ, công chức, viên chức và đồng thời giúp chuẩn hóa dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng.

3.3.4. Sử dụng và đánh giá

Kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội, chế độ lao động và một số nội dung chính trong sử dụng và đánh giá nhân lực ngành Ngoại giao gồm các nội dung cơ bản như sau:

Cơ bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động hiện nay không có quy định riêng đối với khu vực Hành chính sự nghiệp của Nhà nước nói chung và cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực ngoại giao nói riêng. Trong đó, các hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao hiện nay không nằm trong 11 ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định [10]. Chính sách an toàn lao động và chính sách BHXH đối với phu nhân/phu quân của thành viên CQĐD ở nước ngoài, căn cứ trên mức tiền lương để đóng BHXH với mức cao nhất là vong trong quá trình lao động. Đảm bảo an toàn lao động, phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần cho CBCC trong quá trình lao động, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 như hiện nay.

Từ thực tiễn trên cho thấy, các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Ngoại giao chỉ phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản về việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Trong bối cảnh Covid-19, thực hiện chính sách an toàn lao động triển khai bám sát quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 [140].



Hộp 1: Một số ý kiến thu thập được qua phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành về hợp phần chính sách BHXH-BHYT cho cán bộ ngoại giao và phu quân/phu nhân trong

thời gian nhiệm kỳ ở các địa bàn ngoài nước thực hiện trong các năm 2019-2020

“Chế độ còn quá thấp không đủ nằm viện ở nước sở tại dù chỉ 2-3 ngày”.

(N12-TB, Nam, trong ngành, 42 tuổi) “…giai đoạn trước Covid-19 có ốm cũng không dám vào trong bệnh viện, chứ chưa kể điều trị Covid … đa số giá viện phí của nước ngoài đều cao hơn rất nhiều lần của Việt Nam”

(N13-TB Nữ, trong ngành, 34 tuổi) “Cầm sẵn thuốc từ nhà đi … Răng khám ở đây khám rất đắt, nếu có vấn đề về nha khoa, mắt thì tốt nhất khám trước ở nhà, sang đây không đủ điều kiện…”

(N14-TB, Nam, trong ngành, 43 tuổi) “Nội dung chi tiết hướng dẫn thực hiện về chế độ BHXH cho nhà ngoại giao và phu quân/phu nhân trong triển khai rất ít, chỉ có 1 vài dòng, và cũng ít cập nhật hơn so với chế độ cho các đối tượng khác”

(N15-NN, Nữ, 38 tuổi, ngoài ngành, cán bộ quản lý về BHXH, 2020)


Nguồn: Tác giả thực hiện, 2019-2020

Về vấn đề phong hàm: Thực tiễn cho thấy việc ánh xạ thực hiện chính sách sử dụng và phát triển nhân lực ngành Ngoại giao sang các ngành khác trong hệ thống công vụ, đó là việc phong hàm. Mặc dù trong hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức chưa có quy định về chức danh “hàm” lãnh đạo, quản lý (trừ Ngành Ngoại giao) nhưng trong thời gian từ 2015 đến 2020, việc phong chức danh hàm vẫn được thực hiện ở một số ngành khác không phải là ngoại giao mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến những tồn tại trong quá trình thực hiện.

Chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp; chế độ phu nhân/phu quân ngoại giao và một số chế độ khác đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị

định số 42/2012/NĐ- CP ngày 04 tháng 06 năm 2012 thay thế Nghị định 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005. Nguyên tắc áp dụng chế độ sinh hoạt phí gồm 2 nguyên tắc là chế độ sinh hoạt phí được áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức cùng công tác nhiệm kỳ lại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; người giữ chức vụ cao hơn được hưởng chỉ số sinh hoạt phí cao hơn. Trong thời gian công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ, công chức được Nhà nước được thanh toán tiền nhà ở, điện, nước, chất đốt; được hưởng sinh hoạt phí, một số khoản phụ cấp, trợ cấp và một số chế độ khác do ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại Nghị định. Về chế độ sinh hoạt phí, chỉ số sinh hoạt phí áp dụng cho các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được xác định theo hệ thống chức danh tiêu chuẩn và chức vụ ngoại giao của cán bộ, công chức tại cơ quan Việt Nam và hệ số mức lương trong nước. Về chế độ phụ cấp, trợ cấp thực hiện như sau: Đại sứ, Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước giao kiêm nhiệm công tác tại các nước khác hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm địa bàn không quá 15% mức sinh hoạt phí tối thiểu.

Chế độ đối với chuyên gia ngoại giao: Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện đối với chuyên gia Bộ Ngoại giao ở 2 mức là 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. Chuyên gia cấp Bộ thuộc Bộ Ngoại giao được áp dụng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung; còn chuyên gia cấp Vụ được hưởng phụ cấp mức 0,3. Phụ cấp trách nhiệm công việc được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chuyên gia cấp nào thì hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của chức danh đó kể từ tháng được công nhận chức danh chuyên gia cho đến tháng bị miễn nhiệm, nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Trường hợp được chuyển cấp chuyên gia thì chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm công việc cao hơn kể từ tháng được chuyển

cấp. Trường hợp đã hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Đánh giá, thi đua, khen thưởng là một khâu quan trọng trong sử dụng nhân lực, tạo động lực làm việc và cống hiến cho Ngành. Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các quy định về xếp loại chất lượng công chức. Công tác đánh giá, thi đua, khen thưởng thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các khóa học và năng lực cán bộ, đặc biệt là cán bộ chuẩn bị đi công tác nhiệm kỳ. Từ năm 2016 đến nay, Bộ đã tổ chức 5 đợt kiểm tra ngoại ngữ (gần 15 ngoại ngữ) cho gần 1.350 lượt cán bộ, công chức của Bộ và các cơ quan khác theo nhu cầu. Các lớp đào tạo nghiệm vụ, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức trước khi đi luân chuyển cũng được chú trọng, cải tiến về nội dung và phương pháp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc tại các Cơ quan đại diện.

Đối với cán bộ ngoại vụ địa phương, chính sách sử dụng cán bộ bộc lộ điểm yếu của nguồn nhân lực này là chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; do đó cần tập trung chủ yếu về đào tạo, bồi dưỡng. Gần 70% số cán bộ ngoại vụ chưa được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại; số cán bộ có khả năng biên phiên dịch còn hạn chế, không đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ các hoạt động đối ngoại tại địa phương. Do sự hạn chế về chuyên môn, công tác quản lý nhà nước về đối ngoại ở địa phương còn bộc lộ nhiều bất cập. Ở nhiều nơi, đội ngũ cán bộ ngoại vụ địa phương còn bị động, thiếu khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc phát sinh trên địa bàn quản lý. Cán bộ ngoại vụ ở nhiều nơi còn lúng túng trong thực hiện các hoạt động nghiệp vụ ngày càng tăng ở địa phương (như đón tiếp các đoàn khách quốc tế, hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài tới địa phương tác nghiệp, xử lý các tình huống nhạy cảm có liên quan đến yếu tố nước ngoài ...). Nhiều cán bộ ngoại vụ mới chỉ bó hẹp trong chức năng làm công tác lễ tân, sự vụ, khả năng tham mưu cho lãnh đạo địa phương chưa ngang tầm nhiệm vụ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023