Kết Quả Thực Hiện Một Số Nội Dung Cơ Bản Của Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Ngành Ngoại Giao Ở Nước Ta Hiện Nay

3.2.5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm

Việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các nội dung chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao được tổ chức triển khai trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch theo tháng, quý, 6 tháng, hàng năm và theo chu trình thực hiện sơ kết, tổng kết các chương trình, dự án, đề án cụ thể. Hình thức chủ yếu được vận dụng là thông qua cơ chế họp, hội nghị chuyên đề, hội nghị công chức, viên chức, người lao động của ngành, các hội nghị trực tuyến, các kênh thông tin nội bộ ngành từ các cơ quan đại diện báo cáo về trong nước. Hoạt động tổng kết được triển khai tại các Hội nghị giao ban và Hội nghị tổng kết, Hội nghị công chức, viên chức tập trung vào xác định những kết quả đã đạt được, những nhiệm vụ chưa hoàn thành, nguyên nhân, trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân đối với từng nhiệm vụ, đồng thời làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Các chính sách, biện pháp giám sát đánh giá thực hiện các kế hoạch trong từng hợp phần của chính sách phát triển nhân lực (tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, đãi ngộ trọng dụng nhân tài…) chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức các báo cáo sơ kết, tổng kết năm, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ. Qua đó cho thấy khâu tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, các nội dung đánh giá tổng kết chủ yếu dựa trên những yêu cầu được đặt ra trong các kế hoạch, chưa dựa nhiều trên các chỉ báo, chỉ số đánh giá thực theo khung chỉ số đánh giá thực hiện công việc.

3.3. Kết quả thực hiện một số nội dung cơ bản của chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở nước ta hiện nay

3.3.1. Quy hoạch, kế hoạch

Căn cứ khoản 3 Điều 68 Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, Bộ Ngoại giao đã thực hiện nghiên cứu, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành Ngoại giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo và thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong phạm vi chức năng nghiệm vụ. Do đặc thù công tác, nhân lực ngành Ngoại giao chủ yếu tập trung

tại các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao và mạng lưới CQĐD Việt Nam ở nước ngoài. Quy hoạch PTNL ngành Ngoại giao giai đoạn 2011-2020 tập trung hướng đến 3 nhóm đối tượng là: (i) Cán bộ, công chức công tác tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao; (ii) Nhân lực thuộc các Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các địa phương trên toàn quốc; (iii) Cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế của các Bộ, Ban, Ngành khác. Về chất lượng thực hiện quy hoạch, do đặc thù công tác, nhân lực của ngành Ngoại giao trải dài ở trong nước và trên nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới nơi có các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự, đại diện của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế. Công tác quy hoạch nhân lực ngành Ngoại giao thực hiện đảm bảo các tiêu chí hàng đầu là bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng và chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh lớp cán bộ ngoại giao trưởng thành, thông qua lập kế hoạch xây dựng đội ngũ, chất lượng tuyển dụng đầu vào và công tác đào tạo tại chỗ đã chuẩn bị được nguồn quy hoạch cán bộ cho các vị trí lãnh đạo trong ngành và các Trưởng đại diện cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các phái đoàn của Việt Nam tại địa bàn nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Cán bộ quy hoạch nguồn vào vị trí quản lý, lãnh đạo đều vững nghiệp vụ, gắn bó với ngành, và ngày càng được trẻ hóa, được đào tạo chính quy, năng động, tự tin, dám nghĩ dám làm, có trình độ và kỹ năng xử lý công việc tốt, mang lại sức trẻ và nhiệt huyết cho ngành Ngoại giao. Về kết quả thực hiện quy hoạch, quy hoạch phát triển nhân lực ngành Ngoại giao tập trung hướng đến 3 nhóm đối tượng như đã nêu trên: (i) Cán bộ, công chức công tác tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao; (ii) Nhân lực thuộc các Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các địa phương trên toàn quốc; (iii) Cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế của các Bộ, ban, ngành khác. Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã triển khai công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bài bản, chặt chẽ theo đúng quy trình, quy định của Đảng và Nhà nước, có tính tới đặc thù của Bộ Ngoại giao là thường xuyên luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị ở trong và ngoài nước.

Về các nguồn cung cấp, bổ sung nhân lực cho Ngành, căn cứ nhu cầu sử dụng lao động trên thực tế, trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được Bộ Nội vụ giao hàng năm và theo quy chế, quy định Nhà nước, Bộ Ngoại giao tiếp nhận nguồn bổ sung nhân lực cho Ngành qua 3 hình thức chính: (i) Tổ chức kỳ thi tuyển dụng đại trà hàng năm; (ii) Tiếp nhận công chức, viên chức từ các Bộ, ngành, cơ quan khác; (iii) Ký hợp đồng lao động. Nhìn chung, nguồn cung cấp cán bộ đã và đang được đa dạng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Việc xây dựng quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Bộ ngoại giao được thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm vừa “động”, vừa “mở”, góp phần tạo nguồn cán bộ lãnh đạo kế cận các cấp ngày càng được trẻ hóa, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng quản lý, không để xảy ra tình trạng bị động, hẫng hụt trong công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu công tác của Bộ. Trong đề bạt, bổ nhiệm, Bộ đặc biệt chú trọng và luôn thực hiện nghiêm các quy định, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ các cấp, phù hợp với đặc thù, mô hình tổ chức của Bộ và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, nhất là vận dụng trong bối cảnh ngành Ngoại giao “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái..” [119]. Xét về lực lượng nhân lực ngoại giao nước ta trên bình diện quốc tế, Bộ Ngoại giao đã tiến cử thành công nhân sự vào các vị trí quan trọng như thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế của Liên hợp quốc 2 nhiệm kỳ (2017-2021 và tới đây là 2023-2027), Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Chính trị-An ninh (2018-2021), Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Quản trị-Cộng đồng (2021-2024)...

3.3.2. Thu hút, tuyển dụng

Về thu hút, tuyển dụng, xét hình thức và tiêu chuẩn và đối tượng thu hút, tuyển dụng, thực hiện Kế hoạch của Bộ Ngoại giao về việc tuyển dụng công chức theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, Bộ Ngoại giao tuyển dụng nhân lực có tài dự nguồn. Đối tượng dự tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP gồm sinh viên đại học, thạc sỹ, tiến sĩ đáp ứng các tiêu chuẩn. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Bộ

Ngoại giao đã và đang áp dụng chính sách tuyển dụng với xu hướng tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ với số lượng tương đối lớn để thay thế số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu, dẫn đến thực tế là nhiều cán bộ trẻ mới vào Ngành, tuy có trình độ nhưng thiếu kiến thức và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, chưa kịp tiếp nhận kiến thức từ các thế hệ đi trước nhưng nhiều khi buộc phải tiếp nhận và xử lý những vấn đề đối ngoại phức tạp vượt quá khả năng. Đặc biệt, đối với người có trình độ tiến sĩ trong độ tuổi sẽ vận dụng theo Điều 23 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

(2) nêu trên. Đối với đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng thực hiện theo Điều 5, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Về mức độ công khai, minh bạch trong tuyển dụng, năm 2021, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tiên phong trong khối các Bộ/ngành tổ chức công khai tuyển dụng với chương trình “Open Day 2021” với mức độ minh bạch cao, tương tác giao tiếp tốt với toàn bộ đối tượng tham gia dự tuyển. Đối với ứng viên đạt, niêm yết công khai các điểm thành phần, công bố đầy đủ các nguyên tắc và tiêu chí tuyển dụng, phúc khảo các vòng. Đối với ứng viên chưa đạt, cán bộ của Bộ trực tiếp gọi điện thoại thông báo và trao đổi thẳng thắn về các tiêu chí ứng viên chưa đạt, cho ứng viên cơ hội được tương tác và giao tiếp, tìm hiểu thêm thông tin liên quan. Đây là một bước đột phá về công khai minh bạch trong tuyển dụng lần đầu tiên áp dụng ở nước ta, khởi đầu từ Bộ Ngoại giao. Về chất lượng tuyển dụng, nhìn chung, chất lượng đầu vào được nâng cao do công tác tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng đại trà của Bộ được triển khai minh bạch, bài bản, hiệu quả. Trong các đợt tuyển dụng đại trà trong giai đoạn từ 2016-2018, ngoài các tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước, Bộ vẫn tiếp tục áp dụng hiệu quả quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL, DELF, DALF …) khi nộp hồ sơ, cũng như áp dụng quy trình đăng ký tuyển dụng trực tuyến. Ngoài ra, Bộ đã có thêm một số điều chỉnh và cải tiến như: (i) Đơn giản hóa thủ tục hành chính: không yêu cầu nộp văn

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay - 12

bằng, chứng chỉ có công chứng, chỉ những người trúng tuyển mới phải cung cấp hồ sơ có công chứng; (ii) Tăng cường hoạt động hướng dẫn ôn tập, định hướng thông tin đầy đủ, hệ thống hóa kiến thức kỹ lưỡng, kịp thời cho thí sinh; (iii) Bổ sung nội dung thi thực hành và tăng điểm cấu phần thi thực hành đối với thí sinh dự thi kỹ sư Công nghệ Thông tin (CNTT) để kiểm tra sát hơn các kỹ năng phục vụ thực chất công việc; (iv) Mời chuyên gia ngoài Bộ ra đề và chấm thi đối với một số chuyên ngành đảm bảo chuyên môn và tính khách quan trong thi cử.

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Số lượng tuyển mới nhân lực vào Bộ theo chỉ tiêu trong các năm 2016 - tháng 9/2021

81

50

49

49

5

0

2021 2020 2019 2018 2017 2016

Năm

Số lượng chỉ tiêu tuyển dụng

Thông qua các biện pháp thu hút, tuyển dụng, ngành Ngoại giao hiện nay đã xây dựng được đội ngũ với số lượng công chức, viên chức mới tuyển dụng được các đơn vị tiếp nhận đánh giá cao về trình độ đào tạo cơ bản, năng lực ngoại ngữ, khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh nhạy với công việc.

Hình 3.2: Thực trạng tuyển mới nhân lực vào Bộ Ngoại giao theo chỉ tiêu trong các

năm 2016 - tháng 9/2021



Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 9/2021

* Ghi chú: Trong đó, số lượng tuyển mới trong giai đoạn 2016-2018 tính theo số bình quân năm trong giai đoạn 3 năm 2016-2018 trên tổng 148 chỉ tiêu căn cứ trên dữ liệu tổng 3 năm tiếp cận được.

Trong thời gian từ 2016 đến 2021, Bộ Ngoại giao đã tổ chức 4 đợt tuyển dụng. Năm 2021 tổ chức tuyển chọn nhân tài vào Bộ theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo

nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ với 05 chỉ tiêu. Năm 2020 Bộ Ngoại giao thực hiện kế hoạch tuyển dụng đối với 81 chỉ tiêu. Trong thời gian từ năm 2016 đến 2018, Bộ đã tiến hành 02 đợt thi tuyển dụng với 148 chỉ tiêu CCVC vào làm việc tại Bộ. Quan sát đồ thị cho thấy, số lượng tuyển dụng có giá trị bình quân trung vị giảm, phản ánh mức độ tuân thủ chính sách tinh giản biên chế của Bộ theo tinh thần Nghị quyết 30c của Chính phủ [29]. Tuy nhiên, giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất trong đồ thị trong 3 năm 2019- 2021 có khoảng cách lớn, đồ thị chạm đáy trong năm 2019, phản ánh việc tuyển dụng nhân lực chưa đều. Mặc dù tổng số nhân lực tuyển vẫn duy trì tăng trong trung hạn nhưng có những năm không tuyển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hẫng hụt dòng nhân sự, có những khoảng cách về độ tuổi chênh lệch trong trung hạn và dài hạn. Theo kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia trong ngành, “đa số lượng tuyển được hàng năm đều ưu tiên sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo đại học nước ngoài. Ngay số lượng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ cử nhân trong Học viện ngoại giao trúng tuyển vào ngành cũng hạn chế, ví dụ tuyển 500 người thì lấy từ nguồn trong nước khoảng 10%”. Mặt ưu của chính sách tuyển dụng ưu tiên sinh viên trẻ học ở nước ngoài về là giỏi về giao tiếp ngoại ngữ. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều khoảng trống từ chính sách tuyển dụng này. Chẳng hạn “kiến thức về quản lý nhà nước, về hệ thống chính trị, về thực tiễn lịch sử nước nhà... của các em sinh sống và học tập ở nước ngoài về vào làm trong ngành đa phần là chưa hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức, viên chức trong nước”; “các em ấy không lớn lên ở đất nước này; không hít thở bầu không khí này; không hàng ngày trải nghiệm những niềm vui, nỗi buồn, lo âu của người dân xứ này.. dẫn đến những khoảng trống trong thế giới quan, nhân sinh quan, dù có giỏi ngoại ngữ bao nhiêu đi chăng nữa”.

Do vậy, từ thực tiễn chính sách tuyển dụng trong giai đoạn kể từ khi có Luật cán bộ, công chức đến nay, có thể thấy những hạn chế như (i) chưa lấp đầy khoảng cách thế hệ, còn hẫng hụt trong dòng nhân sự giữa các thế hệ nhà

ngoại giao; (ii) chính sách “tuyển dụng tiềm năng” với số lượng lớn, chính sách “tuyển dụng kinh nghiệm” còn ít ỏi, dẫn đến nhân lực trong thời gian 2018-2021 nhiều nhưng chưa tinh, không đáp ứng được nhu cầu “thực chiến” trong đàm phán các vấn đề phản ánh lợi ích của quốc gia trong bối cảnh bản lề của ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị như hiện nay ...

3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng

3.3.3.1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Về đào tạo, bồi dưỡng trung hạn, dài hạn và thực tiễn triển khai hiện nay, Học viện Ngoại giao được giao chủ trì 3 Đề án Chính phủ là: Đề án “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025”, Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2021-2025”, và Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025”.

Bên cạnh các chương trình trung hạn và dài hạn, còn có đa dạng các chương trình ngắn hạn, chuyên đề chất lượng cao được các đơn vị Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức thường xuyên, bám sát chỉ đạo của Trung ương và nhu cầu chung của các địa phương. Trong đó, hình thức đào tạo, bồi dưỡng được áp dụng phổ biến trong ngành là đào tạo tại chỗ. Đào tạo theo yêu cầu là hình thức đào tạo bồi dưỡng áp dụng nhiều với đối tượng nhân lực ngoại vụ địa phương: Với mục tiêu hỗ trợ nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đối ngoại ở các địa phương kịp thời, hiệu quả, các chương trình hỗ trợ đào tạo cán bộ của Bộ Ngoại giao dành cho các địa phương được triển khai rất đa dạng ở dạng Đề án Chính phủ, Đề án ngành, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mục tiêu, các khóa thiết kế theo yêu cầu. Bên cạnh đó, các khóa đào tạo tiền công vụ đều đảm bảo thực chất và có chất lượng hơn: Bộ đã tiến hành nhiều cải cách về nội dung chương trình (tập trung vào rèn luyện kỹ năng, nhất là kỹ

năng viết), phương thức giảng dạy và bổ sung nhiều hoạt động khác (như điểm tin A đầu giờ, thăm quan, trao đổi với một số cơ quan đối ngoại trung ương và đơn vị của Bộ) nhằm tăng tính tương tác và thực tiễn khóa học. Về hình thức đào tạo tại chỗ, đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng đặc thù được chú trọng của Ngành.

3.3.3.2. Nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Hiện tại, Bộ đang triển khai tổ chức các lớp với nhiều nội dung phong phú, phục vụ các hoạt động phát triển nhân lực ngành về các nội dung:

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Các lớp đào tạo bồi dưỡng trong nước được triển khai chủ yếu trên 04 nhóm nội dung: (i) bồi dưỡng theo ngạch, bậc công chức, thăng hạng viên chức và theo chức danh lãnh đạo quản lý (Cao cấp lý luận chính trị; Trung cấp lý luận chính trị; Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng – an ninh cho các đối tượng; Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và cấp Phòng; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên cao cấp, Chuyên viên chính, và Chuyên viên); (ii) bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn; (iii) bồi dưỡng nghiệp vụ - kỹ năng công tác đối ngoại; (iv) nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ phổ thông và kỹ năng biên phiên dịch.

Các lớp phục vụ công tác luân chuyển: (i) các lớp cập nhật thông tin dành cho các đồng chí Trưởng CQĐD và các Tọa đàm chuyên đề về các khu vực dành cho các Trưởng CQĐD do Lãnh đạo Bộ phụ trách trực tiếp chủ trì, có sự tham gia của các đơn vị liên quan; (ii) lớp Cập nhật kiến thức chung cho cán bộ chuẩn bị đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện; (iii) lớp nghiệp vụ lãnh sự ngoài nước; (iv) lớp nghiệp vụ kế toán ngoài nước; (v) lớp về công nghệ thông tin dành cho các cán bộ phụ trách về CNTT tại cơ quan đại diện.

Các chương trình đào cán bộ đi thực tập tại các cơ quan đại diện: Từ năm 2010, Bộ đã cử nhiều đợt cán bộ trẻ đi đào tạo thực tế tại một số CQĐD, ưu tiên các địa bàn quan trọng và hoạt động ngoại giao đa phương. Thời gian

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023