của khách hàng. Khách hàng cam kết chỉ sử dụng nguồn thu cho hoạt động của phương án, phần còn lại được sử dụng cho trả nợ ngân hàng và lãi phát sinh đã được dự kiến theo kế hoạch.
Cho vay theo dự án đầu tư: theo phương thức này, các ngân hàng thương mại tài trợ cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống; các ngân hàng thương mại cùng với khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, ngân hàng giải ngân theo tiến độ giải ngân của dự án. Phương thức cho vay theo dự án sẽ khắc phục được tình trạng bị động của phương thức cho vay từng lần, cũng như nâng cao tính hiệu quả của dự án và khắc phục được tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích.
Phương thức cho vay hợp vốn: theo đó một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn, trong đó một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Đây là môt phương thức cho vay tương đối phù hợp đối với các phương án, dự án vay vốn của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khi có tổng mức vốn đầu tư lớn hay nguồn vốn trung, dài hạn, trong trường hợp các ngân hàng thương mại trên địa bàn không đủ khả năng tài trợ thì nên tìm các ngân hàng thương mại khác ở ngoài địa bàn để cùng tài trợ cho vay.
Phương thức cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng, hạn mức thấu chi: căn cứ chi phí đi du lịch và khả năng trả nợ của khách hàng, NHTM tiến hành cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng và hạn mức thấu chi. Khi đi du lịch, khách hàng chỉ cần mang thẻ đi là có thể thanh toán các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
3.3.4. Đơn giản hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ
Một trong những nguyên nhân mà khách hàng ngại tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng đó là thủ tục vay vốn của các ngân hàng còn quá rườm rà, phức tạp, do đó cần giảm bớt hoặc gộp một số thủ tục vay vốn còn chồng chéo, trùng lắp song về cơ bản vẫn đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật, qua đó sẽ tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho khách hàng; có được như vậy thì khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần cải tiến qui trình và thủ tục vay vốn sao cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Theo chúng tôi, các ngân hàng thương mại cần giảm bớt một số qui trình, thủ tục vay vốn sau:
Đề nghị bỏ xác nhận “Ông (Bà):….hiện đang cư trú tại địa phương” của phường, xã trên giấy đề nghị vay vốn. Xác nhận này làm cho khách hàng rất mất thời gian đi lại, tăng chi phí giao dịch, nhiều khi thời gian xác nhận khá lâu làm mất cơ hội kinh doanh cho khách hàng; việc xác nhận này thực sự không cần thiết vì trong hồ sơ pháp lý của khách hàng đã có bản phô tô hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú tạm vắng và chứng minh nhân dân, vì vậy ngân hàng bắt buộc khách hàng xác nhận hiện đang cư trú tại địa phương là thừa, không thực sự cần thiết.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Giải Pháp Chủ Yếu Vế Tín Dụng Ngân Hàng
- Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn, Đặc Biệt Là Nguồn Vốn Trung, Dài Hạn
- Đẩy Mạnh Công Tác Thông Tin Tuyên Truyền: Lâu Nay Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Vẫn Chưa Thực Sự Chú Trọng Đến Công Tác Thông Tin Tuyên
- Chính Sách Tín Dụng Đối Với Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng
- Mở Rộng Mạng Lưới Giao Dịch, Tiếp Tục Hiện Đại Hoá Công Nghệ Ngân Hàng Và Mở Rộng Phát Hành Thẻ Quốc Tế, Cũng Như Hệ Thống Chấp Nhận Thanh
- Đa Dạng Hoá Và Nâng Cao Chất Lượng Các Loại Hình Và Sản Phẩm Dịch Vụ Du Lịch
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Nên bỏ giấy nhận nợ vay, đây là một loại giấy tờ không cần thiết vì trên thực tế mỗi lần nhận nợ khách hàng đã ký vào phụ lục hợp đồng trong đó có ngày nhận nợ, số tiền nhận nợ mà phụ lục hợp đồng là một giấy tờ không tách rời hợp đồng tín dụng (đây là một trong những điều kiện được ghi trong điều khoản của hợp đồng tín dụng). Hơn thế nữa, mỗi lần nhận nợ vay, khách hàng đều lập ủy nhiệm chi, phiếu chi có chữ ký đầy đủ, chính những yếu tố đó là cơ sở để chứng minh khách hàng đã nhận tiền vay tại ngân hàng, vì vậy nên bỏ giấy nhận nợ trong hồ sơ tín dụng.
Nên bỏ liệt kê đối tượng chi phí trên giấy đề nghị vay vốn, vì tại dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đã ghi đầy đủ các đối tượng chi phí để tính toán hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, nên không cần thiết ghi đối tượng chi phí trên giấy đề nghị vay vốn nữa.
Đề nghị bỏ đơn xin xác nhận tình trạng nhà, đất để xác định những nội dung như: “nhà đất không có tranh chấp, không nằm trong qui hoạch, giải toả”, theo chúng tôi nên bỏ vì: thứ nhất, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cửa thì các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh kỹ việc nhà, đất có tranh chấp hay không; thứ hai là hiện nay khi qui hoạch, chính quyền cơ sở đã
công khai qui hoạch cho dân biết; thứ ba là khi qui hoạch chủ đầu tư phải đền bù cho người sử dụng theo giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương nên không ảnh hưởng nhiều đến giá trị tài sản đảm bảo.
Đề nghị bỏ biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo ( đối với cho vay có tài sản đảm bảo), vì: thứ nhất giá trị tài sản đảm bảo không phải là căn cứ để tính giá trị tài sản khi phát mại tài sản; thứ hai là trong hợp đồng thế chấp tài sản, giá trị tài sản đã được thể hiện rõ trên hợp đồng đảm bảo tiền vay, như vậy việc lập biên bản xác định giá trị tài sản không có ý nghĩa thực tiễn mà chỉ gây phiền hà cho khách hàng và ngân hàng.
Nên bỏ giấy tờ danh sách thành viên sáng lập (bộ hồ sơ cho vay công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh), do trong điều lệ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã ghi rõ danh sách các thành viên sáng lập của công ty.
Theo chúng tôi nên bỏ giấy tờ báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, báo cáo thực hiện kế hoạch kỳ trước, vì các tài liệu này không đánh giá thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trên thực tế trong bộ hồ sơ của khách hàng đã có báo cáo tài chính, dự án, phương án vay vốn, các hồ sơ pháp lý có liên quan…đây chính là những căn cứ để thẩm định cho vay. Ngoài ra, cần đơn giản hoá và có hướng dẫn cụ thể về cách lập phương án, dự án vay vốn cho khách hàng, nhất là các khách hàng là cá nhân…
Thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo: nên chỉ đăng ký tại một cơ quan duy nhất, hiện nay thủ tục thế chấp tài sản đảm bảo vẫn phải làm thủ tục thế chấp tại phòng công chứng nhà nước và sau đó mới làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo tại các cơ quan có thẩm quyền (phòng hoặc sở tài nguyên và môi trường), cách làm này làm tốn rất nhiều công sức cũng như chi phí cho khách hàng. Vì vậy, theo chúng tôi thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo nên chỉ để một nơi duy nhất thực hiện việc này. Theo đó, nếu như tài sản là bất động sản thì cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo là phòng tài nguyên môi trường (khách hàng là cá nhân), sở tài nguyên môi trường
(khách hàng là tổ chức), đối với tài sản không phải là bất động sản hoặc bất động sản khác theo qui định của pháp luật (tàu bay) thì đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo theo qui định hiện hành.
Về qui trình xét duyệt vay vốn: qui trình vay vốn còn rườm rà, phức tạp, qui định thời gian thẩm định của bộ hồ sơ vay vốn còn chưa hợp lý, chưa mạnh dạn phân cấp nhằm năng cao tính chủ động, gắn với tự chịu trách nhiệm của từng cán bộ…điều đó gây tâm lý không tốt cho khách hàng. Theo chúng tôi, các ngân hàng cần cải tiến qui trình vay vốn theo hướng:
- Cần mạnh dạn phân cấp mức phán quyết cho từng cấp cán bộ, chẳng hạn như cán bộ tín dụng thì quyết định mức cho vay 1 tỷ đồng trở xuống, như vậy những món vay từ 1 tỷ đồng trở xuống, cán bộ tín dụng tự thẩm định, hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và thực hiện giải ngân. Đối với những món vay từ trên 1 tỷ đến dưới 5 tỷ thì cán bộ tín dụng thẩm định, hoàn tất thủ tục hồ sơ giấy tờ trình trưởng hoặc phó phòng tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và trưởng, phó phòng tín dụng trực tiếp ký hợp đồng tín dụng đối với những món vay từ trên 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, còn đối với những món vay từ 5 tỷ đồng trở lên thì mới thực hiện như qui trình hiện nay.
- Giảm thời gian qui định thẩm định cho vay xuống, cụ thể: thời gian thẩm định đối với tất cả các hồ sơ là không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn hợp lệ và các thông tin cần thiết là thông báo cho khách hàng biết cho hoặc không cho vay thay vì 5 hay 15 ngày như một số ngân hàng thương mại đang qui định như hiện nay.
3.3.5. Giải pháp về đảm bảo tiền vay
Có thể nói hiện nay hầu hết các khoản vốn vay đầu tư vào ngành du lịch mà các ngân hàng thương mại đang cho vay đều là hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản, chính tài sản đảm bảo là một trong những khó khăn lớn nhất của các khách hàng ngành du lịch không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi, các cấp các ngành cần đưa ra các giải pháp tích cực để tạo ra môi trường
đầu tư tín dụng được an toàn, có chính sách tốt để nâng cao hiệu qủa kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và hệ thống ngân hàng cần nâng cao kỹ năng thẩm định khách hàng, nếu khách hàng có tài chính lành mạnh, có phương án dự án kinh doanh khả thi thì hệ thống các ngân hàng không nên coi tài sản đảm bảo là một điều kiện tiên quyết mà chỉ coi đây là một trong những điều kiện bổ trợ để cho vay. Mặt khác, các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng không nên hình sự hoá các quan hệ vay mượn như hiện nay, có như vậy cán bộ ngân hàng mới mạnh dạn áp dụng hình thức đảm bảo một cách linh hoạt, qua đó mới mở rộng cho vay được đối với khách hàng. Để giải quyết vấn đề tài sản đảm bảo, theo chúng tôi cần đưa ra các giải pháp sau:
Áp dụng hình thức thế chấp quyền khai thác tài sản: như chúng ta đã biết đầu tư phát triển một điểm, một khu du lịch, một con đường…cần một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn cũng khá dài, trong khi đó nhà đầu tư chỉ được thu phí, bán vé tham quan mà không có quyền sở hữu tài sản đó. Thực tế các nhà đầu tư bỏ vốn ra đầu tư là khá lớn, song trên thực tế nhà đầu tư không thể đem tài sản này đi thế chấp tại các ngân hàng thương mại nên khi muốn vay vốn chỉ có thể dùng tài sản khác hoặc bảo lãnh của bên thứ ba để đi vay. Trường hợp không dùng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba để đảm bảo cho các khoản vay, nếu có được ngân hàng tài trợ cho vay thì khách hàng cũng chỉ vay được một số tiền rất nhỏ, không đủ để thực hiện đầu tư các dự án. Do vậy, để cho nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn tự có và đi vay để đầu tư đúng mức, từ đó có được những khu, điểm du lịch hấp dẫn du khách, những con đường thuận tiện cho du khách đi lại thì theo chúng tôi cần được Chính phủ ban hành cho phép các tổ chức, cá nhân được phép thế chấp quyền khai thác tài sản để vay vốn tại các tổ chức tín dụng, tổng giá trị đầu tư của dự án là giá trị định giá tài sản và thời hạn khai thác tài sản đã được chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thu phí khai thác trước đó là thời gian chủ đầu tư thế chấp…Có như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng vay vốn thực hiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay: hiện nay các ngân hàng chỉ nhận đất đai, nhà xưởng thuộc quyền sở hữu của khách hàng để làm tài sản đảm bảo, các tài sản khác thì vẫn chưa nhận mặc dù các tài sản khác đã được pháp luật cho phép cầm cố, thế chấp, nên theo chúng tôi, các ngân hàng nên mở rộng các hình thức đảm bảo tiền vay khác để cho vay như:
- Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất khách hàng đang thuê của nhà nước mà trước đó khách hàng đã trả tiền thuê cho cả thời kỳ thuê, thời gian còn lại là từ 1 năm trở lên.
- Tài sản cầm cố tài sản là phương tiện vận chuyển, dây chuyền máy móc thiết bị, tài sản gắn liền với đất thuê, …
- Mở rộng cho vay thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay (tài sản hình thành trong tương lai).
Kết hợp thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay giữa tài sản thế chấp, cầm cố với tài sản hình thành từ vốn vay: đối với một khách hàng vay vốn để đầu tư kinh doanh du lịch, các NHTM có thể kết hợp áp dụng tài sản đảm bảo dưới nhiều hình thức khác nhau như: thế chấp, cầm cố và tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng, có như vậy khách hàng sẽ có khả năng tiếp cận được một nguồn vốn lớn hơn từ NHTM để đầu tư cho phát triển kinh doanh.
Về định giá tài sản thế chấp: cần định giá tài sản thế chấp, cầm cố theo sát giá thị trường: trên thực tế các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều định giá tài sản cho vay rất thấp theo giá trị thực tế của nó, trong khi đó các ngân hàng chủ yếu dựa vào giá trị tài sản đảm bảo để cho vay, điều đó dẫn đến khách hàng sẽ vay được số tiền rất thấp, nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư hoặc khách hàng không muốn đi vay, vì nếu có vay thì cũng không đủ vốn đầu tư đến nơi đến chốn để cho dự án thực sự hình thành và mang lại hiệu qủa. Nhiều khách hàng có đủ các điều kiện để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, song do thiếu vốn nên không vượt qua được vòng luẩn quẩn: thiếu vốn, đầu tư không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, kém tính thẩm mỹ…làm giảm chất lượng, mỹ quan của sản phẩm dịch vụ, từ đó làm cho
sản phẩm dịch vụ không đạt chất lượng cao nên không được du khách ưa chuộng khiến không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận mang lại thấp, lợi nhuận thấp thì tích lũy thấp từ đó sẽ không đủ hoặc không có vốn để tái đầu tư. Vấn đề xác định giá trị tài sản đảm bảo theo chúng tôi các ngân hàng thương mại nên xác định giá trị tài sản theo giá thị trường thực tế chuyển nhượng tại địa phương, mức giá có thể dựa trên đánh giá của các cơ quan độc lập thẩm định giá và các ngân hàng cho vay theo mức:
- Bất động sản ở vị trí thuận lợi thì các ngân hàng có thể cho vay đối đa là 95% giá trị tài sản đảm bảo.
- Bất động sản ở vị trí kém thuận lợi hơn thì cho vay tối đa là 85% giá trị tài
sản.
- Đối với tài sản là động sản thì các ngân hàng có thể xem xét cho vay tối đa từ
50 đến 70% giá trị tài sản đảm bảo.
- Tài sản hình thành từ vốn vay có thể cho vay tối đa 95% giá trị tài sản đảm
bảo.
Lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo: trong thực tế tại địa
bàn tỉnh Lâm Đồng thì việc cho vay có tài sản đảm bảo chiếm gần hết dư nợ vay vốn và dường như cán bộ tín dụng vẫn coi tài sản đảm bảo là một điều kiện tiên quyết để quyết định cho vay, nên trong thực tế nhiều khách hàng vay có dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao nhưng không thể tiếp cận nguồn vốn vay để thực hiện sản xuất kinh doanh. Do vậy, để mở rộng tín dụng đối với ngành du lịch, các ngân hàng nên không coi tài sản đảm bảo là một điều kiện tiên quyết để cho vay mà cần xem xét một cách tổng quát về khách hàng để quyết định cho vay; việc cấp tín dụng cho khách hàng vay không đảm bảo bằng tài sản các ngân hàng có thể xem xét trên một số khía cạnh như sau:
- Khách hàng phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
- Có tình hình tài chính lành mạnh (doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính 2 năm liền kề và báo cáo tài chính phải được cơ quan kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán).
- Khách hàng không có nợ nhóm 2 từ hai tháng trở lên hoặc nợ xấu tại các tổ chức tín dụng từ trước 1 năm đến ngày vay vốn.
- Khách hàng chưa vi phạm pháp luật.
- Khách hàng phải có kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ 3 năm trở lên.
Các dự án khả thi chuyển qua hình thức tài trợ dự án. Dự án hình thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo cho vốn vay (trong đó có sự tham gia một phần vốn của nhà đầu tư) và không được sử dụng để đảm bảo cho bất cứ một nghĩa vụ tài chính nào khác.
Đối với các dự án đang khai thác như điểm tham quan…nên áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Đối với các trang bị mới các phương tiện kinh doanh cho vay từng lần, trả nợ nhiều lần, hay một lần tuỳ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng.
3.3.6. Giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng
- Về điều kiện vay vốn: hiện nay một số các ngân hàng vẫn qui định kinh doanh có lãi năm sau lớn hơn năm trước là một trong những điều kiện bắt buộc để ngân hàng xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, theo chúng tôi thì điều kiện này chưa phù hợp với thực tế ngành du lịch cũng như nhiều ngành khác. Trên thực tế ngành du lịch có nhiều khách hàng năm sau do nguyên nhân khách quan như: do tình hình khủng hoảng kinh tế, khách đi lại ít hay giảm giá để thu hút khách, thiên tai… dẫn đến lợi nhuận của khách hàng năm sau nhỏ hơn năm trước, thậm chí thua lỗ trong khi đó tài chính của khách hàng vẫn bình thường, tình hình thu hút du khách vẫn tốt, khách hàng vẫn có uy tín trong thương trường cũng như đối với ngân hàng…Đối với những khách hàng như vậy mà vẫn có chiều hướng phát triển tốt trong tương lai