Đa Dạng Hoá Và Nâng Cao Chất Lượng Các Loại Hình Và Sản Phẩm Dịch Vụ Du Lịch


Đây là một kênh phát triển vốn khá tốt mà trên thực tế hiện nay tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa có một công ty nào thực hiện, ưu điểm của hình thức phát triển vốn này là các cổ đông hiện hữu không phải chia sẻ quyền lực cho người nắm giữ trái phiếu mà vẫn có thể huy động được vốn để thực hiện cho các mục đích phát triển công ty.

Góp vốn đối với các công ty TNHH, công ty hợp danh: hiện nay rất nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch riêng lẻ, song đối với hình thức kinh doanh này không mang lại hiệu quả kinh tế cao do vốn ít, kinh nghiệm không nhiều hay cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập. Để hoạt động kinh doanh ngành du lịch được tốt hơn, thiết nghĩ các tổ chức, cá nhân có thể góp vốn để thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh, điều đó sẽ mang lại cho một tổ chức có vốn lớn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Giải pháp thu hút vốn để đầu tư phát triển du lịch từ chính quyền địa phương: để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng thì việc đầu tư từ địa phương là vấn đề cực kỳ quan trọng, giải pháp được đưa ra là:

Phát hành trái phiếu địa phương cho các công trình hạ tầng có thu: ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác . Nếu muốn ngành du lịch phát triển mạnh thì ngoài nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, ngành du lịch cần phải được sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó có hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…). Thực trạng cơ cở hạ tầng tại tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế mà chính quyền và nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần phải quan tâm đầu tư phát triển, từ đó tạo thuận lợi hơn cho du khách đến tham quan và nghỉ ngơi; cơ sở hạ tầng thuận lợi chắc chắn du khách sẽ đến với Lâm Đồng nhiều hơn. Thực tế nhiều năm qua cho thấy cơ sở hạ tầng tỉnh Lâm Đồng không mấy thay đổi do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính vẫn là thiếu vốn. Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi chính quyền tỉnh Lâm Đồng nên xem xét phát hành trái phiếu địa phương để huy động vốn nhằm phục vụ cho việc đầu tư các cơ sở hạ tầng có thu như: đầu tư vào một số tuyến đường giao thông quan trọng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ


thống cấp nước, trung tâm đấu xảo hoa, rau… và tiến hành thu phí các dự án này để hoàn trả cho người mua trái phiếu. Thiết nghĩ đây là một giải pháp có tính khả thi cao, nếu biết lựa chọn các công trình có tính khả thi và chính quyền tỉnh có quyết tâm cao thì có khả năng sẽ thực hiện tốt việc này.

Phát hành trái phiếu địa phương cho các công trình và được hoàn trả bằng ngân sách địa phương: có những công trình có thể không đem lại nguồn thu, hoặc mang lại nguồn thu rất nhỏ, nhưng mà lại có ý nghĩa quan trọng cho việc phục vụ đời sống văn hoá, xã hội của người dân địa phương cũng như du khách, chẳng hạn hệ thống công viên, nạo vét các hồ, sông, suối, rạch để khơi thông dòng chảy, giữ môi trường nước, xây dựng hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn…hay là những công trình đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng khó có khả năng thu hồi vốn. Thực tế cho thấy sẽ khó có cá nhân, doanh nghiệp nào trong nền kinh tế tự bỏ vốn ra để thực hiện các dự án như vậy, vì vậy các nhà chức trách tỉnh Lâm Đồng cần nghiên cứu phát hành trái phiếu địa phương để đầu tư các công trình này. Để việc phát hành trái phiếu địa phương một cách thành công, cần có một số giải pháp sau:

- Căn cứ vào tình hình thực tế cung cầu vốn trên thị trường cần đưa ra một mức lãi suất thật hẫp dẫn, có thể lãi suất được thay đổi hàng năm song đảm bảo lãi suất không thấp hơn năm thứ nhất.

- Đa dạng hoá các kỳ hạn của trái phiếu như phát hành trái phiếu có thời hạn 1,2,3,4,5,7,10, 15 năm…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

- Sử dụng nguồn vốn trái phiếu một cách tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn này: khi đã phát hành thành công, chính quyền tỉnh cần có một Ban quản lý qũi trái phiếu, những người điều hành phải là người có đủ năng lực, trình độ, liêm khiết; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để dự án đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất và nhanh.

- Nâng cao uy tín trả nợ vay của địa phương: để làm được điều này các nhà hoạch định chính sách tại địa phương phải đẩy nhanh tiến trình thực hiện dự án, tiết kiệm chi phí, tính toán kỹ hiệu quả của từng dự án; dự kiến phát hành trái phiếu, tính

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 24


toán nguồn thu, chi ngân sách thật chính xác…và chính quyền địa phương phải luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi cho người mua trái phiếu.

- Mở rộng tuyên tuyền quảng cáo đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến mục đích, ý nghĩa của việc phát hành trái phiếu địa phương.

- Làm công văn gửi đến các qũi đầu tư, các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước và các công ty lớn của nước ngoài … biết được mục đích, ý nghĩa của việc phát hành trái phiếu và có chính sách động viên, khuyến khích thiết thực họ mua trái phiếu.

Ngoài ra, hàng năm ngân sách địa phương cần trích ra một tỷ lệ thích đáng để đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chú trọng đầu tư vào các công trình trọng điểm có tiềm năng, lợi thế để thu hút các nhà đầu tư và du khách nhằm mục đích thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững.

- Giải pháp đối với nguồn vốn nước ngoài: như đã trình bày ở trên, để khai thác tối ưu nguồn tài nguyên du lịch cần phải có vốn, ngoài nguồn vốn trong nước, chúng ta phải tranh thủ được nguồn vốn từ nước ngoài, đây là vấn đề thực sự cần thiết nhằm thu hút được tối đa các nguồn vốn để đầu tư cho du lịch Lâm Đồng phát triển. Các hình thức cụ thể là:

Liên doanh, liên kết: các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nuớc cần tìm kiếm các đối tác nước ngoài để liên doanh, liên kết thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…để đầu tư phát triển kinh doanh về du lịch.

Đầu tư vốn nước ngoài 100%: cùng với việc mở rộng liên doanh, liên kết thì việc kêu gọi đầu tư vốn 100% từ nước ngoài để đầu tư phát triển ngành du lịch Lâm Đồng.

Nhằm tranh thủ tối đa được nguồn vốn này để đầu tư cho phát triển ngành du lịch, theo chúng tôi cần có giải pháp:

- Cần thực hiện ngay việc cải cách thủ tục hành chính, kể cả thủ tục hành chính ở các bộ, ngành của trung ương cũng như địa phương như: cần đơn giản hoá việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư trên nguyên tắc một cửa, cơ quan được giao chức


năng thẩm định, cấp phép phải công khai các giấy tờ, thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư được cấp giấy phép hoạt động nhanh chóng. Sau khi được cấp giấy phép các cơ quan chức năng cần giải quyết nhanh chóng các thủ tục về giao đất, giải phóng mặt bằng, nhập khẩu máy móc thiết bị…Nếu vướng các thủ tục gì cần cho chuyên gia hướng dẫn, giải quyết nhanh chóng cho nhà đầu tư.

- Chính phủ cần có cơ chế phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương trong việc cấp phép đầu tư, chính sách thuế, chính sách đất đai…để địa phương có thể giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu tư.

- Có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như là chính sách thuế, giảm giá thuê đất,…

- Thực hiện đầu tư đồng bộ để nâng cấp cơ sở hạ tầng như: mở rộng nâng cấp sân bay Liên Khương và mở rộng các đường bay quốc nội, quốc tế; khôi phục tuyến đường sắt, nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng trong địa bàn, nâng cấp hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc…

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch tỉnh Lâm Đồng ở trên thế giới, bên cạnh đó cần thực hiện tốt chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ (kể cả ở cơ quan công quyền và cán bộ tại các doanh nghiệp) có đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, luật pháp quốc tế… để tham gia thẩm định, cấp giấy phép và làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Phát hành trái phiếu ngoại tệ: đối với nhiều công trình quan trọng, cần thực hiện phát hành trái phiếu ra nước ngoài để huy động vốn để đầu tư, cần nghiên cứu đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, các điều kiện thanh toán hợp lý để tranh thủ huy động nguồn vốn này.

Nguồn vốn ODA: Chính phủ, UBND tỉnh cần mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước, các địa phương, hoặc các tổ chức khác để thu hút nguồn vốn ODA nhằm


mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá: huy động bằng hình thức này là cần thiết, đây là những lĩnh vực đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, thời gian xây dựng dài song hiệu quả mang lại không cao, nên việc huy động và sử dụng nguồn vốn này vào các lĩnh vực trên là hết sức cần thiết để thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng phát triển.

- Giải pháp phát triển nguồn vốn trong dân để phát triển du lịch: một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển du lịch là nguồn vốn của người dân, hiện nay chưa có một nghiên cứu chính xác nào về nguồn vốn đang còn nằm trong dân, nhưng các chuyên gia đều thống nhất rằng hiện nay nguồn vốn trong dân còn rất lớn, vì vậy cần có các giải pháp hữu hiệu để thu hút được nguồn vốn này, các hình thức huy động được đưa ra là:

- Khuyến khích người dân trực tiếp tham gia đầu tư phát triển du lịch: trên cơ sở qui hoạch chi tiết phát triển du lịch Lâm Đồng, cần xác định rõ cơ cấu và vị trí của các điểm phát triển du lịch: khách sạn, cơ sở kinh doanh du lịch, các sản phẩm du lịch…các điểm du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch này phải mang tính đặc thù thu hút sự chú ý của du khách, có chính sách thu hút đầu tư thích hợp, từ đó kêu gọi người dân tham gia đầu tư phát triển du lịch.

- Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia huy động vốn trong dân bằng các hình thức trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi tiết kiệm: lãi suất huy động dưới các hình thức này phải hợp lý, dấp dẫn người gửi tiền. Việc xác định lãi suất phải phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, sự ổn định của đồng tiền, thói quen của người có vốn, hiệu quả của việc sử dụng vốn; nếu lãi suất cao có thể khuyến khích được người gửi tiền, song người đi vay lại gặp bất lợi, còn lãi suất thấp thì người đi vay có lợi song lại khó khăn trong công tác huy động vốn. Như vậy, cần phải xây dựng một mức lãi suất hài hoà để huy động được nguồn vốn này từ trong dân, bên cạnh đó Nhà nước và doanh nghiệp phải có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, để có thể thanh toán nợ, có mức cổ tức phù hợp đủ hấp dẫn người dân.


- Nghiên cứu thành lập ngay qũy du lịch: ngày nay, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, song trên thực tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn có nhiều người dân một lúc không có đủ tiền để thực hiện các chuyến đi. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi du lịch của nhân dân, biện pháp đưa ra là huy động trong dân thành lập một qũy đi du lịch, hàng tháng người dân gửi tiền vào trong qũy và vẫn được hưởng lãi suất và được ưu đãi khi đi du lịch; để có sức hấp dẫn đối với người dân, các doanh nghiệp tham gia quản lý qũy phải là người có uy tín, có khả năng điều hành qũy một cách hiệu quả và nên phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành để có chính sách ưu đãi cho người tham gia đóng góp qũy khi họ đi du lịch; qũy này được dùng để đầu tư để phát triển du lịch Lâm Đồng.

3.4.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch

Đến với Lâm Đồng ngoài mục đích nghỉ dưỡng thì du khách cũng rất cần có những loại hình và sản phẩm có chất lượng, nếu càng có nhiều loại hình và sản phẩm dịch vụ có chất lượng, có tính đặc thù riêng thì sẽ càng hấp dẫn du khách đến với Lâm Đồng nhiều hơn. Do vậy, ngành du lịch Lâm Đồng cần nghiên cứu đưa ra nhiều loại hình và sản phẩm dịch dụ có chất lượng, đặc biệt là phát triển các loại hình và sản phẩm dịch vụ có những nét đặc trưng riêng hấp dẫn du khách, từ đó sẽ thu hút được du khách đến thăm Lâm Đồng nhiều hơn. Dưới đây là một số loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch có thể mở rộng và phát triển ở Lâm Đồng:

+ Về loại hình du lịch: ngoài những loại hình du lịch đã phát triển, ngành du lịch Lâm Đồng cần nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch sau:

Du lịch văn hoá: Lâm Đồng có nhiều dân tộc anh em sinh sống, ngoài ra còn có nhiều di tích lịch sử hoá đặc sắc, độc đáo. Do đó, ngành du lịch Lâm Đồng cần phát triển loại hình du lịch này, chẳng hạn như: tham quan kho mộc bản triều Nguyễn, thánh địa Cát Tiên; các hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc ít người như mở rộng không gian văn hoá cồng chiêng, các lễ hội: đâm trâu, mừng lúa mới, tham quan


và thưởng thức, nghiên cứu về các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên…

Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: Lâm Đồng là một tỉnh có khí hậu mát mẻ và có nhiều sản phẩm rất thích hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng. Từ lâu, người ta đặt cho Đà Lạt- Lâm Đồng với cái tên là “ Thiên đường nghỉ dưỡng”, lợi thế thì mỗi chúng ta đều thấy rõ, song cho đến nay tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa xây dựng khu vực nghỉ dưỡng nào có giá trị mang tầm quốc tế, vì vậy thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng lớn, tạo điểm nhấn cho ngành du lịch Việt Nam, cũng như Lâm Đồng trở thành trung tâm nghỉ dưỡng lớn ở khu vực châu Á. Để thực hiện được điều đó, theo chúng tôi nên chọn Đankia Suối Vàng và Đam Rông là hai địa điểm để đầu tư xây dựng trung tâm nghĩ dưỡng mang tầm vóc quốc tế. Đây là hai điểm rất thích hợp vì Đankia là nơi vẫn còn hoang sơ, phong cảnh sơn nước hữu tình cộng thêm Đam Rông có suối nước nóng rất thích hợp để điều trị bệnh tật…Cần phát triển hệ thống nhà nghỉ nằm ở trong những cánh rừng, bên cạnh đó cần mở rộng sản phẩm dịch vụ du lịch: như bơi thuyền, săn bắn, thể thao, leo núi, nhảy dù, đua ngựa, bơi, lặn, tắm nước nóng; mở rộng các loại hình dịch vụ văn hoá nghệ thuật: cồng chiêng, võ thuật, lễ hội văn hoá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên…Ngoài ra, nơi đây còn có những thác nước nổi tiếng, có các công trình kiến trúc độc đáo, những hồ nước tuyệt đẹp, những cánh đồng hoa rực rỡ nhiều màu sắc…nên rất phù hợp cho phát triển loại hình du lịch này.

Du lịch chữa bệnh: Lâm Đồng là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có suối nước nóng với hàm lượng lưu huỳnh cao, phong cảnh hữu tình…rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, chữa bệnh, song cho đến nay chưa có bệnh viện lớn nào đủ tầm để thu hút du khách đến chữa bệnh. Nên chăng, Lâm Đồng cần khuyến khích một cơ sở y tế có uy tín trên thế giới để thành lập một trung tâm chữa bệnh mang tầm quốc tế về hoạt động tại Lâm Đồng, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến đây để chữa bệnh.


Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái giúp cho con người có được sự hiểu biết về lịch sử văn hoá thiên nhiên, văn hoá bản địa và cùng giúp cho mọi người cùng tham gia bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, du lịch sinh thái đang trở thành nhu cầu rất lớn của nhiều du khách trong và ngoài nước, nhiều du khách muốn đi để mở rộng sự hiểu biết của mình về loại hình du lịch này, vì vậy loại hình du lịch sinh thái đang là loại hình du lịch hấp dẫn của nhiều vùng, nhiều khu vực ở trong và ngoài nước. Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch này, chẳng hạn như: rừng quốc gia Nam Cát Tiên, khu du lịch Suối Tiên- Đạ Hoai, khu du lịch Đam Rông, Đankia suối vàng…Vì vậy, ngành du lịch Lâm Đồng cần biết tận dụng tối đa lợi thế này để phát triển du lịch.

Du lịch hội thảo, hội nghị: kinh tế xã hội Lâm Đồng những năm qua có những bước tiến đáng kể, có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang thực hiện đầu tư ở đây. Hơn thế nữa, Lâm Đồng là một tỉnh nằm cạnh các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, bên cạnh đó Lâm Đồng còn có nhiều ngành nghề đặc sắc, đặc trưng có giá trị kinh tế cao ( hoa, chè, tơ tằm, cà phê)…, ngoài ra Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ trong lành quanh năm, nên nơi đây rất thích hợp cho các cuộc hội thảo, hội nghị lớn. Để thu hút được các cuộc hội thảo, hội nghị, thì trên địa bàn Lâm Đồng cần xây dựng một vài trung tâm hội nghị, hội thảo lớn có đầy đủ trang thiết bị hiện đại (có sức chứa khoảng vài ngàn người) ở tại TP. Đà Lạt để thu hút khách đến tham gia hội thảo, hội nghị.

Du lịch thể thao: với địa hình đồi núi chập chùng, nhiều thác nước hùng vĩ và những cánh rừng nguyên sinh…và khí hậu luôn trong lành, mát mẻ, Lâm Đồng rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm và các hoạt động thể thao khác: như golf (Đà Lạt có sân golf 18 lỗ đẹp vào bậc nhất châu Á), leo núi, nhảy dù, đua xe đạp, leo thác, săn bắn…

Du lịch thăm thân nhân, tham quan vùng quê: tại Lâm Đồng có rất nhiều làng dân tộc, làng nghề truyền thống mang nhiều nét đặc trưng, ngoài ra nơi đây còn có nhiều người dân ở Lâm Đồng đang làm ăn sinh sống ở xa quê. Với những tiềm năng ,

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí