Đẩy Mạnh Công Tác Thông Tin Tuyên Truyền: Lâu Nay Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Vẫn Chưa Thực Sự Chú Trọng Đến Công Tác Thông Tin Tuyên


có hội sở ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nên các chính sách lãi suất của các TCTD ở Lâm Đồng đều phụ thuộc vào chính sách lãi suất của hội sở. Song luận án cho rằng các NHTM cần phê duyệt cho các chi nhánh của họ hoạt động trên địa bàn Lâm Đồng một chính sách lãi suất thích hợp, chẳng hạn như:

- Lãi suất tiền gởi, tiền vay đều tính theo ngày. Lý do để áp dụng những hình thức tài trợ theo hạn mức tín dụng, tài trợ thu dòng tiền, số ngày được tính lãi phải theo số ngày gởi hay vay thực tế.

Lãi suất tiền gửi, tiền vay ngân hàng=

LS cho vay, tiền gửi năm của chi nhánh


365


1 ngày


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Vấn đề đặt ra ở đây là lãi suất năm được tính như thế nào cho phù hợp? Theo luận án lãi suất cho vay năm của chi nhánh sẽ là lãi suất trung bình tính theo các thời hạn mà hội sở đang áp dụng. Ví dụ: hội sở có lãi suất tháng, lãi suất 6 tháng, lãi suất 9 tháng, lãi suất 12 tháng khác nhau.


Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 20


Vậy lãi suất =

năm của chi nhánh

LS tháng + LS 6 tháng + LS 9 tháng + LS 12 tháng



4


Tuy nhiên, lãi suất của chi nhánh chỉ áp dụng cho loại hình tài trợ không xác định thời hạn gởi hay vay, mà thời hạn gởi hoặc vay thực tế do nhu cầu vay thực tế và doanh thu của khách hàng quyết định.

Đối với những khách hàng có số dư tiền gửi thanh toán bình quân cao, thanh toán qua ngân hàng nhiều sẽ có lãi suất vay ưu đãi.

Lãi suất vay ưu đãi = Lãi suất hiện hành – Lãi suất tiền gởi thanh toán.

3.3.2.4. Mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng: bên cạnh hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng cần mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ gửi tiền tiết


kiệm gắn với cho vay, dịch vụ chiết khấu các giấy tờ có giá, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ thuê tài chính, thanh toán quốc tế, bảo hiểm, liên kết bán vé máy bay, tàu xe, dịch vụ tư vấn tài chính, phát hành các loại thẻ và lắp đặt máy ATM, POS tại những địa điểm thuận tiện cho khách hàng rút tiền…nâng cao các tiện ích của các sản phẩm chẳng hạn như gửi tiền một nơi nhưng rút được ở nhiều nơi, dịch vụ thu chi hộ tại gia, internet banking, mobile banking, trang bị hệ thống cấp số giao dịch tự động để tránh tình trạng khách hàng đến trước mà được phục vụ sau…Các ngân hàng cần nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng khác, luôn luôn coi công nghệ ngân hàng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Cần loại bỏ các giấy tờ, thủ tục không cần thiết nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt, cần rút ngắn thời gian chuyển tiền, chẳng hạn chuyển tiền trong nước cần rút ngắn xuống còn 5 đến 10 phút, nước ngoài khoảng 30 phút. Đơn giản hoá các thủ tục gửi, rút tiền, về thủ tục gửi tiền không nên đòi hỏi khách hàng phải xuất trình chứng minh nhân dân, bỏ những nội dung không cần thiết trên giấy rút tiền như nội dung rút tiền, tốt nhất các ngân hàng nên thiết lập giấy rút tiền tự động, khi đó khách hàng chỉ cần ký trên mẫu đã được in sẵn từ các ngân hàng; giảm phí chuyển tiền, không nên thu phí kiểm đếm tiền mặt như hiện nay.

- Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao phong cách phục vụ khách hàng: trong công việc, các ngân hàng cần hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên của mình làm việc với phương châm “ làm hết việc chứ không phải hết giờ”, khi giao dịch với khách hàng cần nhiệt tình hướng dẫn cho khách hàng những thủ tục cần thiết, nhiệt tình với nụ cười luôn nở trên môi, để làm sao cho khách hàng đến với ngân hàng luôn cảm thấy an tâm, thoải mái và coi ngân hàng như là người bạn đồng hành đáng tin cậy. Đối với cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng cần phân công những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng giao tiếp tốt để giải phóng nhanh các giao dịch và tạo cảm giác thích thú, gần gũi và an tâm cho khách hàng đến giao dịch.


- Thực hiện tốt chính sách khách hàng: vào các ngày sinh nhật của mỗi khách hàng cần có một chiếc thiệp chúc mừng sinh nhật khách hàng, ngoài ra đối với những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng ngoài hoa, thiệp cần có món qùa thật ý nghĩa để tặng khách hàng. Đối với những khách hàng là các pháp nhân, cần thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao…Qua các buổi giao lưu đó, hai bên cần trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, hay nói ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giao dịch từ đó các bên sẽ hiểu rõ nhau hơn, qua đó các ngân hàng sẽ củng cố, hoàn thiện các chính sách của mình cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

3.3.2.5. Xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, sạch đẹp; mở rộng huy động vốn ở ngoài địa bàn: cần xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, hiện đại hơn nhằm tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch. Đối với những chi nhánh, phòng giao dịch có doanh số hoạt động lớn cần dành riêng một phòng VIP để phục vụ những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng, trong phòng cần trang bị hệ thống sách, báo, hệ thống máy tính kết nối internet, vô tuyến và phục vụ nước giải khát hoàn toàn miễn phí.

Mở rộng huy động vốn ở ngoài địa bàn tỉnh và cần tiếp cận để thu hút các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước: Lâm Đồng là một tỉnh mà kinh tế chưa phát triển lắm, thu nhập của người dân chưa cao nên nguồn vốn của xã hội vẫn còn có những hạn chế nhất định. Chính vì thế, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần chủ động tiếp cận với các tổ chức kinh tế lớn ở ngoài địa bàn để huy động vốn, đặc biệt là những địa bàn có nền kinh tế phát triển mạnh như TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, cần đưa ra chính sách lãi suất cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ, tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh nhạy…để huy động vốn từ các tổ chức.

Muốn ngành du lịch Lâm Đồng phát triển thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có đủ vốn và đầu tư một cách đồng bộ, hiệu quả; riêng đối với hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn, để bổ sung nguồn vốn tài trợ cho phát triển


ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn cần lập đề án trình trụ sở chính cho phép các chi nhánh được phép phát hành chứng chỉ tiền gửi có mục đích “ huy động để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng”, loại chứng chỉ tiền gửi này đề nghị cho phép được phát hành rộng rãi ở trên phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần chủ động tiếp cận đến các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, tranh thủ thu hút nguồn vốn từ kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội … để huy động, đây là những nguồn vốn có lãi suất thấp, nếu huy động được sẽ giúp các ngân hàng giảm được lãi suất bình quân đầu vào, qua đó có thể tài trợ cho vay đối với khách hàng với một mức lãi suất hợp lý hơn.

3.3.2.6. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền: lâu nay các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với người dân.

Các ngân hàng cần thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ đến với người dân như: phát tờ rơi, trên báo chí, phát thanh, truyền hình, internet …

Chú trọng quảng cáo trên các kênh thông tin có số lượng người theo dõi lớn như: các kênh truyền hình giải trí trên đài truyền hình trung ương, địa phương, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Internet …

Đối với những địa phương ở vùng sâu, vùng xa cần quảng cáo trên đài phát thanh của trung ương và phát thanh địa phương, hình thức quảng cáo phải đa dạng, sao cho: bắt mắt, ngắn gọn, dễ hiểu, thấm sâu vào lòng người.

3.3.3. Mở rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng cho vay và phương thức cho vay

3.3.3.1. Đa dạng hoá đối tượng khách hàng vay: hiện nay, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ yếu tập trung cho vay các đối tượng khách hàng là các tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh đến lĩnh vực du lịch, như: khách hàng là những cá


nhân, tổ chức kinh doanh lữ hành, khách sạn, điểm du lịch…Nhiều đối tượng khách hàng liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch thì chưa cho vay hoặc có thì rất ít. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chưa mở rộng hoạt động tín dụng cũng như làm hạn chế sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Để ngành du lịch có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của nó, theo chúng tôi các ngân hàng thương mại ngoài tài trợ cho những khách hàng sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến lĩnh vực du lịch cần mở rộng cho các đối tượng khách hàng sau:

Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu phát triển du lịch: thực tế cho thấy, ở Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng có rất nhiều nhà khoa học có uy tín, có tâm huyết với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, có đủ khả năng nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, song trên thực tế không có kinh phí để nghiên cứu thực hiện đề án. Theo chúng tôi, nếu những đề tài khoa học có giá trị, được các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đặt hàng nghiên cứu nhưng chưa được cấp kinh phí, hay những đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế cao, có khả năng bán bản quyền thì các ngân hàng thương mại trên địa bàn có thể tham gia tài trợ cho vay, qua đó các tổ chức có kinh phí để thực hiện nghiên cứu dự án.

Mở rộng cho vay đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; học tập, nghiên cứu đến lĩnh vực du lịch: đến với mỗi địa phương, khách du lịch rất cần những sản phẩm du lịch khác biệt và những con người có đầy đủ kiến thức, nhiệt huyết để hướng dẫn cho du khách hiểu biết về lịch sử, văn hoá xã hội…Như vậy, việc đầu tư cho vay để phục hồi giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể và học tập nâng cao trình độ nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch Lâm Đồng là hết sức cần thiết đối với ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đến thời điểm này các ngân hàng thương mại trên địa bàn chưa mở rộng cho vay các đối tượng khách hàng này, vì thế theo chúng tôi đối với những khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia phục hồi các hoạt động văn hoá truyền thống có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao và cam kết thực hiện biểu diễn cho du


khách trong và ngoài nước được thưởng thức các giá trị văn hoá, được các tổ chức cam kết bảo lãnh cho tham gia biểu diễn phục vụ du khách và những khách hàng có nhu cầu học tập, nghiên cứu chuyên ngành về du lịch, cam kết công tác lâu dài trong ngành du lịch Lâm Đồng thì các ngân hàng thương mại trên địa bàn có thể xem xét cho vay. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại có thể tham gia cho vay những khách hàng này như một khách hàng thông thường (nếu khách hàng có nhu cầu), xét thấy có thể rủi ro khi cho vay đối với những đối tượng khách hàng này thì các ngân hàng thương mại nên kiến nghị đối với các cơ quan ban, ngành nghiên cứu thành lập một quỹ bảo lãnh vay vốn, hay các công ty bảo hiểm thành lập sản phẩm bảo hiểm vay vốn để bảo lãnh, bảo hiểm cho đối tượng khách hàng này nhằm hạn chế rủi ro cho các NHTM.

Cho vay đối với các khách hàng đi du lịch: hiện nay vẫn không được các ngân hàng trên địa bàn quan tâm đầu tư, đây là một đối tượng khách hàng tiềm năng và nếu được tài trợ sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển ngành du lịch, vì cho khách hàng vay để đi du lịch ở trong và ngoài tỉnh hay ở ngoài nước sẽ làm cho doanh thu ngành du lịch tăng lên, hơn thế nữa nếu người dân trong tỉnh đi du lịch họ sẽ có dịp quảng bá thương hiệu du lịch tại địa phương, cũng như học hỏi kinh nghiệm để phát triển du lịch tại địa phương mình…NHTM cho khách hàng vay thông qua việc phát hành thẻ tín dụng, cho vay thông qua nghiệp vụ thấu chi. Khi đi du lịch, khách hàng chỉ cần sử dụng thẻ là có thể thanh toán toàn bộ hàng hoá và dịch vụ; bên cạnh đó NHTM cho vay khách hàng gởi tiền dưới hình thức “tích lũy du lịch”, ở hình thức này trước đó hàng tháng, qúi (hoặc tuỳ vào khả năng gởi góp của khách hàng) khách hàng gởi góp một số tiền nhất định vào ngân hàng, đến một thời điểm nhất định nếu khách hàng còn thiếu tiền để thực hiện cho chuyến đi thì số tiền thiếu này sẽ được các NHTM tài trợ cho vay.

Cho vay các khách hàng đầu tư phát triển các điểm, khu du lịch và khách hàng tham gia trồng, chăm sóc rừng: việc đầu tư phát triển rừng và các điểm, khu du lịch thường có thời gian thu hồi vốn dài, đầu tư chưa thích đáng hay đầu tư mang tính chất dàn trải nên có hiệu quả chưa cao hay mức đầu tư lớn,…là một trong những nguyên


nhân chính mà các ngân hàng trên địa bàn chưa mặn mà đầu tư. Như chúng ta đã biết, ngành du lịch Lâm Đồng muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể không gắn liền với việc bảo tồn và phát triển rừng; rừng là một yếu tố vô cùng cần thiết để giữ cho khí hậu được trong lành, mát mẻ và giữ cho được vẻ đẹp vốn có của núi rừng Tây Nguyên. Mặt khác, du khách đến mỗi địa danh du lịch thì không thể không có các điểm, khu du lịch để thư giãn, vui chơi, giải trí…Vì vậy các ngân hàng cần đầu tư vào những đối tượng khách hàng này là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, nếu được đầu tư vốn đúng mức, đúng cách, các điểm du lịch hoặc đầu tư phát triển rừng đều có khả năng thu hồi vốn nhanh, đảm bảo khả năng trả nợ tốt cho các ngân hàng thương mại.

Các khách hàng đầu tư cơ sở hạ tầng, các khách hàng cung cấp sản phẩm cho ngành du lịch: đây cũng là một trong số những đối tượng khách hàng chưa được các ngân hàng quan tâm đầu tư. Như chúng ta đã biết: ngành giao thông, điện lực, điện thoại là những khách hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ cho ngành du lịch…là những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch; chẳng hạn giao thông đi lại thuận tiện sẽ khuyến khích du khách đi lại hơn; hay một nơi thiếu nước sạch sinh hoạt hoặc không có điện, điện thoại sẽ khó lòng thu hút khách bằng những nơi có đầy đủ điện, nước, điện thoại…Việc không hoặc hạn chế cho vay các ngành như: phương tiện vận tải, cáp treo…sẽ không làm cho ngành này phát triển tốt được qua đó giảm lượng cung hàng hoá, tăng giá bán, chính các yếu tố đó có tác động làm tăng chi phí đi lại, tăng giá thành các sản phẩm du lịch…Vì vậy sẽ có tác động xấu đến ngành du lịch.

Ngoài ra cần tập trung cho vay đối với đối tượng khách hàng sản xuất kinh doanh các mặt hàng đặc trưng của tỉnh, cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh các mặt hàng lưu niệm, xúc tiến thương mại…

3.3.3.2. Mở rộng đối tượng cho vay: ngoài việc mở rộng các đối tượng cho vay truyền thống, theo chúng tôi, các ngân hàng cần mở rộng cho vay các đối tượng như: chi phí tiền luơng, công, tài liệu, điều tra, khảo sát, mua sắm công, dụng cụ, máy


móc thiết bị, phương tiện vận tải hiện đại, chi phí tiếp thị giới thiệu sản phẩm, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí xây dựng thương hiệu sản phẩm dịch vụ, chi phí đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng, chi phí đầu tư trồng và chăm sóc rừng, chi phí chuyển nhượng hoặc thuê giá trị quyền sử dụng đất, chi phí mua bảo hiểm, chi phí mua sắm các phương tiện phục vụ cho sản phẩm du lịch như: dù, các phương tiện để leo thác, núi, súng săn và các loại động vật phục vụ cho săn bắn…và các chi phí khác nhằm mục đích phát triển du lịch. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần mở rộng đối tượng cho vay các đối tượng trên, từ đó sẽ giúp khách hàng có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng được dễ dàng hơn qua đó khách hàng có thể mở rộng đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

3.3.3.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay: trên thực tế, các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ yếu cho vay ngành du lịch bằng phương thức cho vay từng lần và trong quá trình thẩm định cho vay cán bộ tín dụng tính toán thời gian cho vay thiếu khoa học, xác định thời gian cho vay chưa căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng nên rất dễ dẫn tới tình trạng đến hạn khách hàng không có tiền trả nợ hoặc nhiều khi có tiền trả nợ nhưng chưa đến hạn trả nợ khách hàng lại sử dụng nguồn thu nhập vào việc khác, điều đó làm cho khách hàng không chủ động được vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc nhiều khi khách hàng rút vốn ra không biết sử dụng để làm gì; nhiều dự án không đủ vốn để đầu tư dẫn đến khả năng thực hiện dự án rất khó…Để khắc phục tình trạng trên, theo chúng tôi ngân hàng nên mở rộng cho vay ngành du lịch theo các phương thức như:

Cho vay theo phương thức luân chuyển tiền tệ: theo phương thức cho vay này thì tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng tiền (chi) và thu của khách hàng theo phương án vay vốn. Qua đó, nếu thu lớn hơn chi, ngân hàng sẽ thu nợ trên phần chênh lệch (thu- chi) và nếu chi lớn hơn thu thì ngân hàng sẽ cho vay phần chênh lệch. Với phương thức cho vay này khách hàng phải thiết lập các bảng luân chuyển thanh toán dự kiến theo từng tháng để ngân hàng xem xét và chuẩn bị các điều kiện để thoả mãn nhu cầu

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí