Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn, Đặc Biệt Là Nguồn Vốn Trung, Dài Hạn


thẩm quyền cho phép triển khai. Sau khi thẩm định: tính pháp lý của dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư…nếu xét thấy khả thi, các NHTM cho vay(hoặc mua một phần trái phiếu) khách hàng A số tiền 10 tỷ đồng và bảo lãnh cho khách hàng A phát hành trái phiếu với số tiền 80 tỷ đồng, thời hạn bảo lãnh phát hành trái phiếu, thời hạn cho vay dựa vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng. Lợi ích của mô hình này là ngân hàng chỉ tài trợ một phần nhỏ song khách hàng vẫn có thể huy động được một khoản vốn lớn. Trong điều kiện hiện nay để thực hiện được mô hình này, Chính phủ cần ban hành qui chế về phát hành trái phiếu và sử dụng trái phiếu trên thị trường chặt chẽ hơn, tạo tính thanh khoản cao thì mô hình này có thể áp dụng rộng rãi. Ví dụ trái phiếu được chiết khấu tại các tổ chức tài chính, được cầm cố để vay nợ…một cách dễ dàng thì các doanh nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời nhàn rỗi sẽ sẵn lòng đầu tư vào trái phiếu này, nhất là ngân hàng bảo lãnh sẵn sàng mua lại trái phiếu theo giá và lãi suất của trái phiếu.

- Mô hình 2- Ngân hàng làm đầu mối tài trợ: ngân hàng làm đầu mối cùng các tổ chức kinh tế, tài chính khác thực hiện đồng tài trợ cho dự án, phần còn lại do các cá nhân, tổ chức sử dụng bằng nguồn vốn tự lực. Ở mô hình này, NHTM chỉ cần tài trợ 1 phần cho dự án, phần còn lại NHTM đứng ra làm đầu mối thu xếp vốn cho dự án. Ví dụ: khách hàng A đang muốn đầu tư vào dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt, tổng số vốn dự kiến để đầu tư là 100 tỷ đồng, vốn tự có của doanh nghiệp là 10 tỷ đồng, dự kiến đề nghị NHTM và các tổ chức kinh tế khác tài trợ số tiền 90 tỷ đồng, trong đó vốn tài trợ của các NHTM là 10 tỷ đồng. Giả sử dự án này đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai. Sau khi thẩm định : tính pháp lý của dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư…nếu xét thấy khả thi thì NHTM đứng ra làm đầu mối huy động vốn và cho khách hàng A vay, NHTM cho vay số tiền 10 tỷ đồng, phần còn lại huy động từ các tổ chức kinh tế khác. Như vậy NHTM chỉ tài trợ số tiền 10 tỷ đồng và các tổ chức


kinh tế khác cùng tài trợ số tiền là 80 tỷ đồng, chủ đầu tư dự án vẫn có đủ nguồn vốn để triển khai dự án.

- Mô hình 3- Ngân hàng bảo lãnh 100% vốn xin vay: ngân hàng bảo lãnh để chủ đầu tư đi vay, phát hành trái phiếu kể cả trái phiếu quốc tế. Ở mô hình này, NHTM không cần bỏ vốn ra để tài trợ cho chủ dự án mà chỉ dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho chủ dự án vay vốn hoặc phát hành trái phiếu dự án. Như vậy, chủ đầu tư chỉ cần có một phần vốn (hoặc không cần) phần còn lại NHTM bảo lãnh cho khách hàng vay hoặc phát hành trái phiếu cho đủ lượng vốn mà khách hàng cần để đầu tư. Ví dụ: khách hàng A đang muốn đầu tư vào dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt, tổng số vốn dự kiến để đầu tư là 100 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 10 tỷ đồng, dự kiến đề nghị NHTM bảo lãnh phát hành trái phiếu là 90 tỷ đồng. Giả sử dự án này đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai. Sau khi thẩm định : tính pháp lý của dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư…nếu xét thấy khả thi thì NHTM tiến hành bảo lãnh vay vốn hoặc phát hành trái phiếu(kể cả trái phiếu quốc tế) với số tiền 90 tỷ đồng, thời hạn bảo lãnh phát hành trái phiếu căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng. Như vậy, với số vốn chỉ có ban đầu là 10 tỷ đồng, song do được các NHTM bảo lãnh, chủ dự án vẫn có đủ 100 tỷ đồng để triển khai thực hiện dự án.

- Mô hình 4- Ngân hàng tài trợ 100% (khi ngân hàng đủ vốn để tài trợ): ngân hàng tài trợ tất cả kinh phí để thực hiện dự án, tài sản hình thành từ vốn vay chính là tài sản đảm bảo cho ngân hàng. Ở mô hình này, các NHTM tiến hành tài trợ cho khách hàng vay một phần hoặc toàn bộ dự án, chủ đầu tư chỉ cần bỏ ra một phần vốn hoặc không cần vốn tự có mà vẫn có đủ vốn để thực hiện triển khai đầu tư cho dự án. Ví dụ: khách hàng A đang muốn đầu tư vào dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt, tổng số vốn dự kiến để đầu tư là 100 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 0 tỷ đồng, dự kiến đề nghị NHTM cho vay 100 tỷ đồng. Giả sử rằng dự án này đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai. Sau khi thẩm


định: tính pháp lý của dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư, uy tín của chủ đầu tư…nếu xét thấy khả thi thì NHTM tiến hành tài trợ với số tiền 100 tỷ đồng, thời hạn vay dựa vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng; toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay được dùng để làm đảm bảo nợ vay.

- Mô hình 5- Cho thuê vận hành (thông qua các công ty con của ngân hàng): theo đó ở hình thức này ngân hàng mua hoặc đầu tư xây dựng một số công trình sau đó cho các tổ chức, cá nhân thuê để vận hành và trả phí thuê hàng tháng, qúi, năm... Do NHTM mua hoặc đầu tư, nên ở hình thức này nhà đầu tư không cần một đồng vốn nào nhưng vẫn có tài sản để hoạt động kinh doanh. Ví dụ: NHTM xây dựng một khách sạn A với tổng số vốn đầu tư là 20 tỷ đồng, nếu khách hàng B có nhu cầu thuê khách sạn A để vận hành thì NHTM sẽ tiến hành làm thủ tục cho khách hàng B thuê, hàng tháng, quí (theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng) khách hàng B phải trả cho ngân hàng một số tiền nhất định theo sự thoả thuận; khách hàng có quyền điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh khách sạn A. Như vậy, khách hàng không cần bỏ ra một đồng vốn nào nhưng vẫn có tài sản để hoạt động kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

- Mô hình 6- Tài trợ vốn lưu động: Ngân hàng thương mại chỉ tài trợ để dự án hoạt động sau khi dự án đã xây dựng và đi vào hoạt động. Đây là một mô hình mà từ lâu các NHTM vẫn thường làm, NHTM chỉ tham gia tài trợ vốn lưu động cho các dự án đã đi vào hoạt động, các đối tượng cho vay như chi phí tiền lương, nguyên nhiên vật liệu…Ví dụ: khách hàng A xây dựng xong một nhà hàng, xây xong khách hàng A thiếu một số vốn lưu động là 500 triệu đồng để hoạt động; sau khi thẩm định tính khả thi của phương án, NHTM có thể tiến hành cho khách hàng A vay số tiền là 500 triệu đồng để hoạt động.

Mô hình 7- Cho thuê tài chính (thông qua công ty con của ngân hàng): ngân hàng xây dựng, mua sắm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển…sau đó thực hiện các hợp đồng cho thuê tài chính.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 19


Mô hình 8- Khách hàng bán tài sản rồi thuê lại: trong trường hợp khách hàng thiếu vốn để mở rộng kinh doanh, khách hàng có thể bán cho ngân hàng một tài sản (khách sạn, phương tiện vận chuyển…) rồi thuê lại. Điều này tạo điều kiện cho những khách hàng thiếu tài sản đảm bảo có thể bán các tài sản cho ngân hàng rồi thuê lại để kinh doanh, giá trị tài sản bán được khách hàng có thể đầu tư vào những dự án khác để phát triển sản xuất kinh doanh của mình.

Xét nhiều mô hình tài trợ trên, việc tài trợ của NHTM đối với lĩnh vực du lịch có thể thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau, tùy điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng và tình hình nguồn vốn mà ngân hàng có thể đáp ứng cho khách hàng, hoặc tùy vào mức độ rủi ro của mỗi dự án, phương án vay vốn mà ngân hàng có thể chọn hình thức tài trợ thích hợp.


3.3.2. Tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn

Theo tính toán của các cơ quan chức năng, để ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững thì hàng năm cần phải có một lượng vốn khoảng hơn 5.800 tỷ đồng để đầu tư cho ngành du lịch, trong đó nguồn vốn trung, dài hạn chiếm khoảng 85% tổng nguồn vốn, trong khi nguồn vốn tự lực và các nguồn vốn khác còn có hạn, thì nguồn vốn tài trợ từ các ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng để đầu tư phát triển ngành du lịch Lâm Đồng. Song, để mở rộng tín dụng thì các ngân hàng thương mại cần phải có nguồn vốn để cho vay, trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là một nguồn rất quan trọng.

Thời gian vừa qua, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có bước tăng trưởng khá, song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ. Hàng năm, hệ thống các ngân hàng thương mại vẫn phải sử dụng vốn vay của ngân hàng cấp trên để đầu tư cho vay đối với các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dư nợ cho các


ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng, theo chúng tôi hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.3.2.1. Phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng và bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch:

- Phát hành trái phiếu trung, dài hạn của các ngân hàng: các ngân hàng căn cứ trên kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh, dự báo số vốn cần đầu tư, trong đó dự báo ngân hàng có thể cho vay. Các ngân hàng trên địa bàn có thể thương lượng phần vốn mà mỗi ngân hàng cần cung ứng, từ đó các ngân hàng trên địa bàn xin phép ngân hàng hội sở phát hành trái phiếu để huy động vốn. Việc phát hành trái phiếu có thể do ngân hàng hội sở tiến hành trên cả nước, song số vốn huy động được sẽ điều chuyển về cho các chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để cho vay theo kế hoạch đề ra. Phương án phát hành trái phiếu ngân hàng cho các dự án có ưu điểm là trong thực tế hiện nay, các tổ chức, cá nhân vẫn tin tưởng vào hệ thống các ngân hàng thương mại hơn là các doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần. Vì vậy, các ngân hàng có thể dễ dàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội hơn là các doanh nghiệp; việc huy động nguồn vốn từ phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp vay thực hiện đầu tư dự án sẽ làm nguồn vốn và dư nợ của ngân hàng cùng tăng lên và trước khi phát hành ngân hàng đã thẩm định dự án đầu tư nên khả năng thu hồi vốn vay của các ngân hàng sẽ tốt hơn và hơn thế nữa, các doanh nghiệp nhờ nguồn vốn này có thể sử dụng để đầu tư cho các dự án của mình mà chỉ cần một phần vốn tự có hợp lý tham gia.

- Bảo lãnh phát hành trái phiếu: theo đó các doanh nghiệp sẽ đứng ra phát hành trái phiếu (uỷ quyền cho ngân hàng phát hành) và ngân hàng bảo lãnh cho việc phát hành đó. Các trái phiếu do ngân hàng phát hành hay do ngân hàng bảo lãnh phát hành cần được phép chiết khấu tại ngân hàng thương mại khi người mua trái phiếu cần.

- Phát hành trái phiếu địa phương: ngân hàng thương mại tham gia bảo lãnh và phát hành trái phiếu giúp chính quyền địa phương để địa phương có tài chính cung


cấp cho các công trình phúc lợi và được hoàn trả bằng ngân sách địa phương. Bên cạnh đó các NHTM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động sau:

3.3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền: ngoài việc tiếp tục thực hiện các huy động vốn truyền thống, các ngân hàng thương mại cần mở rộng các hình thức huy động vốn khác nhằm tạo ra tính hấp dẫn đối với người gửi tiền, một số hình thức đó là:

Hình thức huy động rút vốn linh hoạt: hình thức này cần qui định sau 1 tuần hoặc 2 tuần ngân hàng cho phép khách hàng của ngân hàng được phép rút tiền tại bất kỳ thời điểm nào mà vẫn được hưởng lãi suất theo thoả thuận ban đầu.

Hình thức huy động vốn với lãi suất thả nổi: ngân hàng điều chỉnh lãi suất hàng tháng cho khách hàng, lãi suất huy động được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất huy động công bố tại thời điểm ban đầu cộng với tỷ lệ lạm phát do tổng cục thống kê công bố hàng tháng nhưng lãi suất không thấp hơn lãi suất thoả thuận của kỳ đầu tiên. Ví dụ: tháng 1 năm 2010, khách hàng gửi 1 tỷ đồng, lãi suất ngân hàng thương mại A công bố là 0,2% tháng, sang tháng 2 cục thống kê công bố tỷ lệ lạm phát trong tháng 1 năm 2010 là 0,5%, thì ngân hàng tính lãi cho khách hàng là 0,2%+ 0,5%=0,7 % cho tháng thứ nhất…Trường hợp nền kinh tế giảm phát, hoặc không có lạm phát thì lãi suất huy động được trả cho khách hàng là 0,2%/tháng.

Mở rộng hình thức huy động vốn bậc thang: theo đó khách hàng sẽ được hưởng lãi suất theo số dư tiền gửi, số dư càng lớn thì lãi suất hưởng càng cao. Ví dụ: khách hàng gửi với số tiền 500 triệu trở xuống thì hưởng lãi suất là 0,7%/ tháng, từ 500 triệu đến 1 tỷ lãi suất 0,75%/ tháng… hay thời hạn gửi tiền của khách hàng gửi càng dài lãi suất được hưởng càng cao, chẳng hạn khách hàng gửi tiền có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 3 tháng lãi suất là 0,7%/tháng, từ 3 tháng đến 6 tháng lãi suất 0,75%/tháng…

Hình thức huy động đảm bảo theo vàng, ngoại tệ: hiện nay lượng vàng, ngoại tệ trong dân cư còn rất lớn, các ngân hàng cần mạnh dạn đưa ra các hình thức huy động này, các ngân hàng cần sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả, trong đó


cần theo dõi, tính toán kỹ đến tình hình biến động của giá vàng và ngoại tệ và cần sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ để phòng khi giá vàng, ngoại tệ biến động sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hình thức huy động dự thưởng gắn với các mục đích nhân đạo: nhân đạo là một truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, vì vậy các ngân hàng cần đưa ra hình thức huy động có thưởng gắn liền với mục đích nhân đạo. Theo đó, người gửi tiền vào ngân hàng sẽ có cơ hội nhận được các giải thưởng có giá trị (bằng tiền, hoặc hiện vật), bên cạnh giá trị của các giải thưởng, ngân hàng sẽ trích một tỷ lệ % nhất định trên tổng số tiền thưởng của khách hàng để ủng hộ cho quĩ từ thiện theo sự thoả thuận trước với người gửi tiền.

Tiết kiệm gửi góp: trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và nhiều hộ nông dân, kinh doanh có mức thu nhập trung bình và thu nhập khá. Vì vậy, các ngân hàng nên đưa ra các hình thức huy động tiết kiệm tích luỹ để người dân có điều kiện tích luỹ vốn để có thể thực hiện làm việc gì đó trong tương lai, lãi suất được áp dụng trên cơ sở lãi suất bậc thang. Theo hình thức này, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà vẫn được hưởng lãi suất theo từng kỳ hạn mình rút, số tiền chưa rút thì vẫn được hưởng lãi suất thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu kỹ kỳ hạn gửi góp một cách phù hợp và nên đa dạng hoá các hình thức gửi góp, chẳng hạn đối với những người có thu nhập ổn định hàng tháng như giáo viên, cán bộ công nhân viên, hộ kinh doanh…thì đưa ra hình thức gửi góp hàng tháng, những đối tượng khác như nông dân, hộ kinh doanh có thu nhập không ổn định hàng tháng thì cần nghiên cứu hình thức gửi góp theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vì chỉ khi người dân có thu nhập thì mới có dư tiền để gửi vào ngân hàng.

Đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền: hiện nay các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ yếu đưa ra các kỳ hạn gửi tiền là 1, 3, 6, 9, 12, 18 và 24 tháng, theo chúng tôi cần đưa ra nhiều kỳ hạn hơn, chẳng hạn đưa ra các kỳ hạn gửi tiền ngắn hơn: 1, 2


hoặc 3 tuần và các kỳ hạn dài hơn trên 24 tháng. Bên cạnh đó, có thể đưa ra hình thức huy động vốn theo ngày, bao nhiêu ngày cũng được.

Hình thức gửi tiền gắn với mục đích sử dụng tiền: nhìn chung, đa số người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn có mức sống trung bình và khá. Để người dân có thể thực hiện được các mục đích mua sắm tài sản, học hành, đi du lịch…của mình tại thời điểm nhất định, các ngân hàng thương mại đưa ra hình thức huy động gắn với mục đích nhất định phù hợp với yêu cầu và khả năng của khách hàng, chẳng hạn như: gửi tiền tiết kiệm để mua nhà cửa, gửi tiền tiết kiệm để đi du lịch, gửi tiền tiết kiệm để cho con cái đi du học…Hình thức gửi tiền này được thực hiện dưới hình thức gửi góp, sau một thời gian xác định ngân hàng sẽ trả lại tiền cho khách hàng thực hiện các ý nguyện của mình và nếu còn thiếu, ngân hàng sẽ tài trợ cho vay phần vốn còn thiếu để khách hàng có thể thực hiện được các mục đích của mình. Nhằm tăng tính hấp dẫn đối với hình thức gửi tiền này, các ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, công ty du lịch, trường học…để phối hợp thực hiện và có chính sách ưu đãi đối với loại hình khách hàng này.

3.3.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp: để xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt cần tập trung nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước và thế giới, tình hình biến động tỷ giá hối đoái, giá vàng, lãi suất của các đồng ngoại tệ mạnh, thị trường nhà đất, nông sản thực phẩm, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình cung, cầu vốn trên thị trường, chi phí hoạt động; nghiên cứu tâm, sinh lý, tuổi tác, nghề nghiệp của khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần chú trọng đến công tác thông tin, dự báo để đưa ra chính sách lãi suất một cách linh hoạt, một mặt là để thu hút tối đa nguồn vốn huy động, mặt khác nhằm tránh rủi ro về lãi suất. Chính sách lãi suất phải đáp ứng được các yêu cầu: thực hiện trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường, phù hợp với chiến lược kinh doanh của các ngân hàng, phù hợp với qui định của pháp luật và điều cốt lõi là phải thu hút tốt nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội. Nhìn chung thì các tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn Lâm Đồng là các chi nhánh của các NHTM

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí