Dư Nợ Cho Vay Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Của Các Nhtm


Bảng 2.17. Dư nợ cho vay ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng của các NHTM


Đơn v: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng dư nợ cho vay ngành du lịch

46,5

203

261

273,5

465,3

582,4

Trong đó: nợ xấu

2,5

3,4

3,74

5,9

5,02

5,32

Dư nợ ngắn hạn

9

63

64

64,2

81,4

93,3

Dư nợ trung, dài hạn

37,5

140

197

209,3

383,9

489,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 14

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28]



600


Dư nợ cho vay ngắn hạn ngành du lịch

Dư nợ cho vay trung, dài hạn ngành du lịch

Tổng dư nợ ngành du lịch

500


400


300


200


100


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010


Hình 2.4: Dư nợ cho vay ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng (2005-2010).

Về dư nợ xấu ngành du lịch: đến 31/12/2010, nợ xấu ngành du lịch là 5,32 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,9%; so với năm 2005 số dư nợ xấu tăng 2,82 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 112,8%. Tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch của các năm trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 như sau: năm 2005 là 5,4%; năm 2006 là 1,67%; năm 2007 là 1,43%; năm 2008

là 2,2%; năm 2009 là 1,1% và năm 2010 là 0,9%.

Tóm lại: Dư nợ cho vay ngành du lịch tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, điều đó cho thấy các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang chú trọng tài trợ cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong ngành du lịch. Đây chính là một trong những nguồn vốn quan trọng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với


nhu cầu vốn thực tế của ngành du lịch, thì các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Để ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn nữa cần có nhiều yếu tố, trong đó vốn là yếu tố quan trọng và sự tài trợ tích cực của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để đưa ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh, bền vững hơn.

2.2.4.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ

Dư nợ cho vay ngành du dịch tăng trưởng nhanh trong những năm qua, điều đó được thể hiện ở chỗ số dư nợ cho vay tăng và tỷ trọng dư nợ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ ( xem bảng 2.18):

Bảng 2.18: Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tng dư n

5.080

6.184

8.261

10.213

14.373

18.241

Dư nợ cho vay ngành du lịch

46,5

203

261

273,5

465,3

582,4

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch(%) trong tổng dư nợ

0,92

3,3

3,2

2,7

3,24

3,2

Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Lâm Đồng [28]

Từ bảng 2.18 cho thấy: dư nợ cho vay ngành du lịch tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, cụ thể: nếu như năm 2005 dư nợ cho vay ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 46,5 tỷ đồng, chiếm 0,92% trong tổng dư nợ thì đến năm 2010 tổng dư nợ cho vay ngành du lịch đạt 582,4 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng dư nợ. Tính bình quân cả giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân ngành du lịch là 29,26%. Số liệu trên cho thấy, ngành du lịch Lâm Đồng đã và đang phát triển khá tốt trong thời gian qua, điều đó đã dẫn đến nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch ngày một tăng, ngoài vốn tự có và các nguồn vốn huy động khác các chủ thể kinh doanh du lịch phải đi vay từ các ngân hàng thương mại. Về phía các ngân hàng thương mại thì đã thấy được tiềm năng, lợi thế phát triển của ngành du lịch nên đã chú trọng đầu tư vào ngành du lịch. Điều đó được thể hiện rất rõ là dư nợ


cho vay ngành du lịch và tỷ lệ cho vay trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng đều qua các năm gần đây, cụ thể:

- Năm 2005, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 46,5 tỷ đồng, chiếm 0,92% tổng dư nợ.

- Năm 2006, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 203 tỷ đồng, chiếm 3,3 % tổng dư nợ.

- Năm 2007, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 261 tỷ đồng, chiếm 3,2 % tổng dư nợ.

- Năm 2008, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 273,5 tỷ đồng, chiếm 2,7 % tổng dư nợ.

- Năm 2009, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 465,3 tỷ đồng, chiếm 3,2 % tổng dư nợ.

- Năm 2010, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 582,4 tỷ đồng, chiếm 3,2 % tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch so với tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ: so với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng thì tỷ lệ dư nợ xấu ngành du lịch luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế (giai đoạn 2005-2010). Điều đó chứng tỏ rằng đầu tư vào ngành du lịch có rủi ro thấp hơn so với một số ngành kinh tế khác, dưới đây là bảng so sánh tỷ lệ dư nợ xấu ngành du lịch so với tỷ lệ dư nợ xấu của tổng dư nợ đầu tư cho các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2010.

Bảng 2.19: So sánh tỷ lệ nợ xấu ngành du dịch với tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ.

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng dư nợ

5.080

6.184

8.261

10.213

14.373

18.241

Nxu

365

329

147

309

253

366

Tỷ lệ nợ xấu toàn tỉnh (%)

7,2

5,32

1,8

3,03

1,8

2,01

Dư nợ cho vay ngành du lch

46,5

203

261

273,5

465,3

582,4

Nxu

2,5

3,4

3,74

5,9

5,02

5,32

Tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch( %)

5,4

1,67

1,43

2,2

1,1

0,9

Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Lâm Đồng [28]


(%) 8

7

Tỷ lệ nợ xấu trên toàn địa bàn

Tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch

6

5

4

3

2

1

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010


Hình 2.5. Tỷ lệ nợ xấu trên toàn địa bàn và tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2.2.4.3. Cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ


Trong chiến lược phát triển của tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng xác định chú trọng đến phát triển ngành dịch vụ và thực tế cho thấy, ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có những bước phát triển vượt bậc, điều đó được thể hiện ở chỗ thu nhập ngành dịch vụ đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của tỉnh, hàng năm chiếm khoảng gần 40% tổng thu nhập trên địa bàn tỉnh, trong đó riêng ngành du lịch chiếm hơn 35% tổng số thu nhập của ngành dịch vụ. Thấy được tiềm năng ấy, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã chủ động mở rộng đầu tư cho vay đối với ngành dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, điều đó được thể hiện số dư cho vay ngành dịch vụ tăng lên đáng kể (xem bảng 2.20).

Bảng 2.20. Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với dư nợ ngành dịch vụ

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ

1.511

2.223

2.803

1.815

4.639

5.516

Dư nợ cho vay ngành du lịch

46,5

203

261

273,5

465,3

582,4

Tỷ lệ cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ ngành dịch vụ(%)

3,1

9,13

9,31

15,1

10,03

10,56

Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Lâm Đồng [28]

Từ bảng 2.20 cho chúng ta thấy, dư nợ cho vay ngành dịch vụ cũng như ngành du lịch tăng trưởng khá nhanh, tỷ trọng cho vay ngành du lịch của các ngân hàng


thương mại so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ cũng có bước phát triển đáng kể. Nếu như năm 2005 dư nợ cho vay ngành du lịch là 46,5 tỷ đồng, chiếm 3,1% dư nợ cho vay ngành dịch vụ thì đến năm 2010 dư nợ cho vay ngành du lịch đạt 582,4 tỷ đồng và chiếm 10,56% tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ, so với năm 2005, tỷ lệ cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành du lịch tăng trưởng 240,65%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,03%. Số liệu cụ thể như sau:

- Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 6,03%, tỷ lệ tăng 194,52%.

- Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,18%, tỷ lệ tăng 1,93%.

- Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5,79%, tỷ lệ tăng 62,2%.

- Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 5,07%, tỷ lệ giảm 33,6%.

- Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0,53%, tỷ lệ tăng 5,3%.

Số liệu trên cho chúng ta thấy, nếu so với mức độ đóng góp của ngành du lịch (trên 35% trong tổng số nguồn thu của ngành dịch vụ) và so với nhu cầu đầu tư của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thì dư nợ cho vay ngành du lịch của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn chiếm một tỷ lệ khá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

2.2.4.4. Dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn

Trên địa bàn Lâm Đồng hiện nay có 13 các chi nhánh ngân hàng thương mại đang hoạt động, trong đó 100% các ngân hàng đầu tư tín dụng với tính chất là đa ngành, đa lĩnh vực. Do địa bàn tỉnh Lâm Đồng kinh tế nông nghiệp vẫn đang là một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn, hơn thế nữa đây cũng là ngành đầu tư truyền thống từ trước đến nay và là ngành được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ưu


tiên phát triển nên các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đầu tư vào lĩnh vực này là chủ yếu. Những năm gần đây, cùng với chính sách phát triển của Nhà nước và sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế khác trên địa bàn như phát triển các thuỷ điện, công nghiệp chế biến, du lịch…thì các ngân hàng thương mại mới thực sự quan tâm đầu tư tín dụng cho các ngành kinh tế khác.

Ngành du lịch là một trong những ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế của tỉnh Lâm Đồng, song do chính sách phát triển, cũng như từ nhận thức của các ngân hàng chưa thực sự đúng đắn, nguồn vốn cho vay còn hạn chế…nên dư nợ cho vay của các ngân hàng đối với ngành du lịch chưa cao, dư nợ cho vay ngành du lịch giữa các ngân hàng thương mại cũng có sự chênh lệch rất lớn (xem bảng 2.21).

Baûng 2.21: Dö nôï cho vay ngành du lch cuûa moät soá ngaân haøng thöông maïi treân đòa baøn

Đơn vị tính: tỷ đồng



Tên ngân hàng

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng dư nợ cho vay ngành du lịch

46,5

203

261

273,5

465,3

582,4

NH Nông nghiệp và PTNT

23

108

162

157

249,7

332,8

NH Đầu tư và Phát triển

15,6

42

47

45,5

90,7

106,2

NH TMCP Công thương

7,2

38,5

41,5

43,2

70,3

74,5

Các NHTM khác

0,7

14,5

10,5

27,8

54,6

68,9

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng và một số NHTM [28]

Từ bảng 2.21 cho thấy: thấy được tiềm năng phát triển trên địa bàn cũng như hiệu quả kinh tế- xã hội của các dự án ngành du lịch đem lại, trong những năm qua, một số ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn đã từng bước mở rộng đầu tư cho vay đối ngành du lịch, bảng trên cho thấy dư nợ của một số ngân hàng thương mại đầu tư


cho lĩnh vực du lịch tăng nhanh, đặc biệt là các ngân hàng thương mại lớn là: NHNo & PTNT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng TMCP Công thương, số liệu cụ thể như sau:

Năm 2005, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 46,5 tỷ đồng, trong đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có dư nợ cho vay ngành du lịch là 23 tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng dư nợ cho vay, tiếp đến là các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay là 15,6 tỷ đồng, chiếm 33,6% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay với số dư nợ 7,2 tỷ đồng, chiếm 15,5% dư nợ cho vay ngành du lịch, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 1,5% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. Năm 2006, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 203 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay của các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là 108 tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng dư nợ cho vay, tiếp đến là các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay là 42 tỷ đồng, chiếm 20,7% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay với số dư nợ 38,5 tỷ đồng, chiếm 19% dư nợ cho vay ngành du lịch, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 7,14% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. Năm 2007, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 261 tỷ đồng, trong đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có dư nợ cho vay ngành du lịch là 162 tỷ đồng, chiếm 62,1% tổng dư nợ cho vay, tiếp đến là các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay là 47 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay với số dư nợ 41,5 tỷ đồng, chiếm 16% dư nợ cho vay ngành du lịch, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 4,02% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. Năm 2008, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 273,5 tỷ đồng, trong đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có dư nợ cho vay ngành du lịch là 157 tỷ đồng, chiếm 57,4%


tổng dư nợ cho vay, tiếp đến là các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay là 45,5 tỷ đồng, chiếm 17% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay với số dư nợ 43,2 tỷ đồng, chiếm 16% dư nợ cho vay ngành du lịch, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 10,2% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. Năm 2009, dư nợ cho vay ngành du lịch đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, điều đó được thể hiện ở chỗ các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng ngành du lịch, cụ thể: tổng dư nợ cho vay ngành du lịch năm 2009 đạt 465,3 tỷ đồng, tăng 70,13% so với năm 2008, trong đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có dư nợ cho vay đối với ngành du lịch là 249,7 tỷ đồng, chiếm 53,7% tổng dư nợ cho vay, tăng so với năm 2008 là 92,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 59%; các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 90,7 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch, so với năm 2008, dư nợ cho vay ngành du lịch tăng 45,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 99,32% và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay ngành du lịch với số dư nợ cho vay 70,3 tỷ đồng, chiếm 15,1% dư nợ cho vay ngành du lịch, so với năm 2008 tăng 27,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 62,7%, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 11,73% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch, tỷ lệ tăng so với năm 2008 là 96,4%; năm 2010 dư nợ cho vay ngành du lịch là 582,4 tỷ đồng, so với năm 2009, dư nợ cho vay ngành du lịch tăng 117,1%, tỷ lệ tăng 25,17%, trong đó dư nợ của NHNo&PTNT là 332,8 tỷ đồng, chiếm 57,14%, Ngân hàng đầu tư và phát triển 106,2 tỷ đồng, chiếm 18,23%, NHTMCP Công thương 74,5 tỷ đồng, chiếm 12,79% tổng dư nợ và các ngân hàng khác là 68,9 tỷ đồng, chiếm 11,84% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí