Quan Điểm Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng


song nhìn chung tỉnh Lâm Đồng vẫn còn là tỉnh nghèo, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp về đầu tư, thu nhập bình quân đầu người không cao, vì vậy tiền để dành tiết kiệm trong dân cư còn khiêm tốn…Ngoài ra còn có nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại như: sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng còn mang yếu tố truyền thống, chất lượng các sản phẩm còn nhiều hạn chế, các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, cung cách phục vụ còn chưa làm hài lòng khách hàng, công tác tuyên truyền quảng cáo của các ngân hàng thương mại còn có những hạn chế nhất định, việc tuyên truyền chủ yếu được thực hiện tại chi nhánh, phòng giao dịch và được thực hiện ở các thành phố, thị xã, thị trấn, chưa có biện pháp kết hợp giữa phương pháp truyền thông hiện đại với truyền thống để quảng cáo; thị trường tiền tệ, đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa còn kém phát triển, am hiểu về ngân hàng của người dân còn ít; hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã cố gắng mở rộng mạng lưới nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân; chưa có biện pháp để huy động các nguồn vốn ở ngoài địa bàn tỉnh…Nguồn vốn tự lực tại địa phương, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng còn đang ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn trung, dài hạn. Hơn thế nữa, những nguyên nhân về thủ tục vay vốn còn rườm rà, hạn chế về tài sản, cơ chế chính sách tín dụng khác, sự quan tâm đầu tư của các ngân hàng thương mại đối với ngành du lịch…cũng là những yếu tố mà tỷ lệ cho vay ngành du lịch vẫn còn chưa cao.

Hai là, một số qui định về đảm bảo tiền vay còn chưa phù hợp: theo qui định, hồ sơ thế chấp tài sản vừa phải công chứng, vừa phải đi đăng ký giao dịch đảm bảo, làm cho bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng rườm rà và mất thời gian khi đi làm thủ tục công chứng, thế chấp. Hơn thế nữa, tại nhiều địa phương trong tỉnh chưa thành lập Văn phòng đăng ký giao dịch đảm bảo, gây khó khăn cho khách hàng vay vốn, đặc biệt là các khách hàng là các tổ chức khi làm thủ tục thế chấp phải đi khá xa và thời gian chờ đợi khá lâu. Trong thực tế, việc vay vốn thường phải kéo dài ngày do phải chờ công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tuy có cơ chế nhưng trên thực tế thường kéo dài vì khi các ngân hàng thương mại khởi kiện


khách hàng xong thì thời gian thi hành án là rất lâu, thường phải trên 1 năm ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động của các ngân hàng. Trên thực tế nhiều khách hàng đầu tư rất lớn vào những khu du lịch, tính khả thi của dự án cao, song không thể vay vốn tại các ngân hàng thương mại vì không có tài sản thế chấp hoặc có rất ít tài sản nên ngân hàng không cho vay, những trường hợp này Chính phủ cần sớm ban hành một hình thức đảm bảo mới, tạo cơ chế thoáng hơn cho các ngân hàng, cũng như các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

Bộ luật dân sự năm 2005 đã có hiệu lực và có nhiều sự thay đổi so với Bộ luật dân sự năm 1995, nên cũng có nhiều khác biệt so với Nghị định 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/1999/NĐ-CP, song cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tính đồng bộ của các qui định, cũng như để cho các ngân hàng dễ áp dụng vào thực tế hơn.

Nhiều ngân hàng qui định mức cho vay tối đa với giá trị tài sản đảm bảo còn khá thấp, chưa phù hợp, chẳng hạn như hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam qui định mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản đảm bảo là: giá trị quyền sử dụng đất là 50%, tài sản khác là 75%. Việc định giá tài sản đảm bảo, đặc biệt là đất nông nghiệp chỉ định giá theo đơn giá của UBND tỉnh, nên còn rất thấp so với giá trị thực tế chuyển nhượng tại địa phương, điều đó ảnh hưởng nhất định đến mức cho vay của khách hàng.

Ba là, về trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng: trình độ của cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự đổi mới, đặc biệt là kỹ năng thẩm định dự án, kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Khả năng thẩm định còn hạn chế dẫn đến việc đánh giá tính khả thi và định kỳ hạn nợ không đáng tin cậy, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo để quyết định cho vay, nhiều dự án có yếu tố nước ngoài các cán bộ không có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp hoặc tiếp cận hồ sơ vay, kỹ năng giao tiếp khách hàng vẫn còn hạn chế nhất định, hay không biết một dự án triển khai cần có những văn bản pháp luật nào điều chỉnh... Nguyên nhân là do hệ thống các ngân hàng


chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn cán bộ này, mặt khác là ý thức nâng cao trình độ của mỗi cán bộ tín dụng còn chưa cao. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, trên thực tế đã có những cán bộ cho vay thông qua cò tín dụng, cố gắng nâng khống tài sản, thẩm định không trung thực tính khả thi của khách hàng để cho vay, sau đó để vay ké hoặc lấy tiền của khách hàng…làm ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng tín dụng và uy tín của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Bốn là, hồ sơ vay vốn theo qui định của các ngân hàng còn khá nhiều loại, nhiều hồ sơ chỉ mang tính hình thức; qui trình vay vốn còn chưa hợp lý: có quá nhiều giấy tờ phải nộp theo qui định, khá nhiều các cơ quan công quyền chứng thực, xác nhận, làm cho khách hàng vay phải đi lên, đi xuống nhiều lần, qua đó cũng làm nản lòng đối với không ít khách hàng vay. Hệ thống các ngân hàng thương mại chưa triển khai, hoặc triển khai rất ít các phương thức cho vay đồng tài trợ, phương thức cho vay luân chuyển tiền tệ…đối với khách hàng ngành du lịch, đây là những phương thức cho vay có khá nhiều ưu điểm như giảm được thời gian đi lại của khách hàng, cùng các ngân hàng khác có thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm thẩm định quản lý dự án để cùng cho vay…

Năm là, ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt động ngân hàng chưa thật đồng bộ: việc triển khai ứng dụng kỹ thuật công nghệ ngân hàng làm tăng tiện ích các sản phẩm dịch vụ còn chậm, nhiều sản phẩm dịch vụ đã có nhưng các chi nhánh không nắm bắt được hoặc có nắm bắt được nhưng không triển khai hay chỉ triển khai rất hạn chế. Chẳng hạn như có rất ít điểm chấp nhận thẻ thanh toán tại các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, các điểm du lịch…

Sáu là, các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức: việc đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành, vùng kinh tế có tiềm năng, lợi thế và tính xã hội cao là việc làm hết sức cần thiết để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, xử lý rủi ro…đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây là một chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân để đưa nền sản xuất nông nghiệp nước ta sớm tiến lên con đường công nghiệp


hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua, ngành du lịch đã được các cấp chính quyền và các ngân hàng thương mại quan tâm ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhưng vẫn chưa đưa ra được nhiều chính sách thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Thiết nghĩ, đối với những vùng giàu tiềm năng phát triển du lịch, cũng cần nghiên cứu đưa ra các chính sách (thuế, giao đất, vốn, lãi suất, thời hạn vay vốn, đảm bảo tiền vay…) để hỗ trợ, khuyến khích ngành du lịch nhanh chóng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Bảy là, việc cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm, hay chưa sát với thực tế: nhiều thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm hoặc chưa phù hợp với thực tế, qua đó làm cho các tổ chức, cá nhân ngại tiếp cận đến nguồn vốn ngân hàng, hoặc không tiếp cận được với nguồn vốn vay như: các qui định còn rườm rà, thiếu yếu tố pháp lý…


Kết luận chương 2


Trong chương 2, trên cơ sở vận dụng lý luận xây dựng trong chương 1 để nghiên cứu, luận án đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

Luận án đề cập khái quát về hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch của tỉnh Lâm Đồng trên các nội dung như thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch, về thực trạng phát triển nguồn khách du lịch, những vấn đề về doanh thu và số ngày lưu trú của du khách, về hạ tầng kỹ thuật, những vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng, qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được của ngành du lịch Lâm Đồng, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của ngành du lịch Lâm Đồng thời gian qua.

Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng TDNH đối với ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Trong đó đề cập khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương và tiếp nhận nguồn vốn điều hoà từ trung ương để tăng cường khả năng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Luận án đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua trên các mặt tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ; xem xét cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ; đề cập dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng trên địa bàn; khảo sát thực tế những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng cho khách hàng.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra những mặt làm được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng thời gian qua.


Trước hết luận án chỉ ra 9 hạn chế bao gồm những hạn chế về nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn, hạn chế về tín dụng ngân hàng đầu tư cho du lịch còn thấp, cơ cấu chưa thực sự hợp lý; hạn chế về chiến lược đầu tư, chưa xác định đối tượng đầu tư tín dụng cho ngành du lịch; chưa xác định được phương pháp cho vay hợp lý cho từng đối tượng vay; hạn chế về thủ tục vay vốn, về thời hạn cho vay bởi sự thiếu hợp lý, mức cho vay chưa phù hợp; những hạn chế về vấn đề đảm bảo tiền vay; hạn chế trong ứng dụng công nghệ ngân hàng và hạn chế về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng.

Tiếp đến luận án chỉ ra 7 nguyên nhân hạn chế chủ yếu gồm nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, cơ cấu không thực sự vững chắc; nguyên nhân từ một số qui định về đảm bảo tiền vay chưa phù hợp; nguyên nhân từ trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng; nguyên nhân từ một số quy định về hồ sơ vay vốn về qui trình vay vốn; nguyên nhân từ ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt động ngân hàng chưa thật đồng bộ; nguyên nhân từ các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và nguyên nhân từ quá trình cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm, chưa sát với thực tế.

Những nội dung mới nổi bật đạt được trong chương này là cách tiếp cận đánh giá toàn diện về tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Hai là với cách tiếp cận biện chứng, toàn diện luận án đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế một cách cụ thể mang rõ tính riêng biệt của du lịch Lâm Đồng và tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Lâm Đồng.

Nội dung mới đạt được là cơ sở cho việc luận án luận giải và đưa ra các giải pháp cho tín dụng ngân hàng đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.


BẢN ĐỒ DU LỊCH LÂM ĐỒNG(*)

Một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

và một số tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng


Ghi chú các số trong ô tròn hoặc vuông là tên các quốc lộ hoặc tỉnh lộ 1


Ghi chú: các số trong ô tròn hoặc vuông là tên các quốc lộ hoặc tỉnh lộ.

(*) Tổng cục Du lịch(2009)-Non nước Việt Nam-Nxb Tiến Bộ, trang 567.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG

3.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Quan điểm thứ nhất: Phát triển du lịch phải dựa trên nhiều nguồn lực, trong đó lấy nội lực là trọng tâm, ngoại lực là yếu tố quan trọng để phát triển: du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính đặc thù cao, muốn đầu tư phát triển ngành du lịch theo hướng hiện đại, bền vững thì ngành du lịch phải cần tranh thủ huy động tối đa nguồn lực của xã hội, cả nguồn vốn nội lực và ngoại lực để đầu tư phát triển. Như vậy, cần phải tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực từ trong nước và ngoài nước, huy động từ mọi thành phần kinh tế, trong đó nguồn nội lực là yếu tố trọng tâm, ngoại lực là yếu tố quan trọng để phát triển. Về nguồn vốn trong nước cần mở rộng phát hành cổ phiếu, trái phiếu; góp vốn thành lập các công ty TNHH, công ty hợp danh, phát hành trái phiếu cho các dự án BOT, phát hành trái phiếu địa phương, hay tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn vay từ các ngân hàng thương mại…Bên cạnh nguồn lực từ trong nước, ngành du lịch Lâm Đồng cần tranh thủ huy động nguồn ngoại lực từ bên ngoài như: huy động từ nguồn vốn liên doanh, liên kết, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn phát hành trái phiếu ngoại tệ...

Quan điểm thứ hai: phát triển du lịch Lâm Đồng phải giữ gìn được bản sắc văn hoá các dân tộc; bảo tồn môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự xã hội: địa bàn tỉnh Lâm Đồng có rất nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: người Kinh, Mạ, Lạch, ChuRu, K’Ho, M’Nông…mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, trong đó có những nét văn hoá rất đặc sắc như: cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới…Ngày nay, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước có nhu cầu đi du lịch để tìm hiểu văn hoá của các dân tộc khác nhau, do vậy việc giữ gìn và phát triển văn hoá của dân tộc nói chung, bảo tồn văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng cần được quan tâm giữ gìn và phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022