Tỷ Trọng Cho Vay Ngành Du Lịch Năm 2010 Của Các Nhtm Tỉnh Lâm Đồ Ng





12%

3%

18%

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương

NHTM khác

1


57%




Hình 2.6. Tỷ trọng cho vay ngành du lịch năm 2010 của các NHTM tỉnh Lâm Đồng


2.2.4.5. Những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Như đã trình bày ở trên, địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, phong phú và đa dạng, nếu được sự quan tâm tài trợ đúng mức thì sẽ ngày càng thu hút được một số lượng du khách thập phương. Những năm vừa qua, nhiều điểm du lịch và nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật đã được các ngành, các cấp cũng như các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, số lượng các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật …được đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn hoặc đầu tư chưa đúng mức. Sát cánh cùng với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn, thời gian qua hệ thống các NHTM đã tham gia đầu tư vào nhiều dự án quan trọng của ngành du lịch, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Dưới đây là một số dự án trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM (xem bảng 2.22):


Bảng 2.22. Một số dự án trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM.

Đơn vị tính: tỷ đồng



Tên dự án

Tổng vốn đầu tư

Vốn tự có, nguồn khác

Vốn vay NHTM

Tỷ lệ vốn vay/ tổng nguồn vốn (%)

Khu du lịch suối Vàng

50

35

15

30

Khu du lịch thác Đambri

85

35

50

58,82

Hệ thống cáp treo Hồ Tuyền Lâm

70

15

55

78,6

Khách sạn golf 1, golf 2, golf 3

50

17

33

66

Khu biệt thự Trần Hưng Đạo

215

200

15

7

Khách sạn ĐaLat Palace

100

74

26

26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 15

Nguồn: Tổng hợp từ các NHTM tỉnh Lâm Đồng.

Từ bảng 2.22 cho thấy: NHTM đầu tư cho hệ thống khách sạn, nhà hàng: ăn, ở là hai nhu cầu không thể thiếu của du khách. Do vậy, đầu tư vào hệ thống khách sạn nhà hàng là một việc làm thường xuyên, liên tục của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch. Trong những năm qua, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã rất quan tâm đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng nên đã có nhiều khách sạn, nhà hàng được mọc ra trong thời gian qua, đóng góp vào quá trình phát triển ấy có các NHTM tham gia tài trợ vốn để tài trợ cho các tổ chức, cá nhân sửa chữa, xây dựng mới…Điển hình của việc tài trợ này là các dự án: cải tạo, mở rộng khách sạn Palace, một khách sạn xếp hạng 5 sao đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ thời Pháp với số tiền tài trợ là 26 tỷ đồng, chiếm 26% tổng chi phí của dự án. Xây cải tạo, xây dựng mới hệ thống khách sạn golf 1, 2, 3. Đây là hệ thống nhà hàng, khách sạn được xếp hạng từ 3 đến 4 sao nằm ngay trung tâm Đà Lạt ở nhiều vị trí khá đắc địa, tổng số vốn mà các NHTM tài trợ cho dự án này là 33 tỷ đồng, chiếm 66% tổng chi phí của dự án. Đặc biệt hơn cả là các NHTM đã tham gia tài trợ cho dự án cải tạo sửa chữa hệ thống các biệt thự cổ nằm ngay đường Trần Hưng Đạo với tổng số vốn tài trợ là 15 tỷ đồng, chiếm 7% tổng chi phí của dự án, tuy tỷ trọng tài trợ không lớn so


với tổng chi phí của dự án, song không có nguồn vốn tài trợ này thì dự án khó đi vào hoàn thiện. Dự án cải tạo lại hệ thống biệt thự cổ này đã tránh được sự xuống cấp sau một thời gian dài không sử dụng và hiện đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả doanh nghiệp và nhà nước, bên cạnh đó đã tôn thêm vẻ đẹp mỹ quan cho thành phố. Một số công trình khác như: hệ thống cáp treo đi từ đỉnh đèo Prenn đến khu du lịch hồ Tuyền Lâm; khu du lịch Đankia suối Vàng; khu du lịch thác Đambri…đều là những dự án quan trọng góp phần tô thêm vẻ đẹp, tạo ra sức hấp dẫn và thuận lợi cho du khách đến tham quan, nghỉ ngơi.

2.2.4.6. Một số khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng

+ Câu hỏi khảo sát đối với khách hàng vay vốn: Tác giả gởi 164 phiếu thăm dò cho những khách hàng đã hoặc đang vay vốn để đầu tư kinh doanh ngành du lịch, số phiếu thu về và có thể sử dụng được là 157 phiếu, kết qủa trả lời của khách như sau:

- Từ việc điều tra khảo sát thực địa đối với khách hàng cho chúng ta thấy đa số khách hàng sau khi vay vốn tại các NHTM đều đem lại hiệu quả kinh tế, cụ thể là lợi nhuận thu được cao hơn trước khi vay vốn tại các NHTM.

- Bên cạnh đó còn cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn, khó khăn về đảm bảo tiền vay, đối tượng cho vay, cung cách phục vụ khách hàng, lãi suất tiền vay…vẫn còn là những rào cản trong việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng ngành du lịch.

- Tuyên truyền, quảng cáo của các NHTM vẫn còn nhiều hạn chế, đa số khách hàng được hỏi biết tới NHTM là do người khác giới thiệu.

- Nếu được các NHTM giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng thì khách hàng sẽ tiếp tục vay vốn để mở rộng đầu tư cho ngành du lịch phát triển. (Xem bảng thống kê sau)




Tiêu chí


Phân loại


Số lượng


Tỷ lệ (%)


Loại hình hoạt động

Công ty TNHH

65

41,4

Công ty CP

51

32,5

Loại hình doanh nghiệp khác

17

10,8

Cá nhân

24

15,3


Độ tuổi của khách hàng

Từ 18 đến 30

9

5,7

Từ 31 đến 40

37

23,6

Từ 41 đến 50

82

52,2

Trên 50

29

18,5


Biết thông tin về ngân hàng đang giao dịch là do

Thông tin truyền thông

37

23,6

Do người khác giới thiệu

85

54,1

Ngẫu nhiên

12

7,6

Lý do khác

23

14,7


Đã vay vốn tại các NHTM lần thứ

Mới vay lần đầu

73

46,5

Thứ 2 trở lên

84

53,5

Hiệu quả kinh tế sau khi vay vốn tại các NHTM

Tốt hơn

154

98,1

Không tốt hơn

3

1,9

Khó khăn, vướng mắc trong khi vay vốn tại các ngân hàng

Thủ tục vay vốn còn rườm rà,

phức tạp

132

84,1

Mức vốn cho vay còn chưa đáp

ứng nhu cầu đầu tư

146

93

Vốn vay chưa phù hợp với khả

năng thu hồi dự án

126

80,3

Khó khăn về đảm bảo tiền vay

157

100

Lãi suất vay khá cao

79

50,3

Đối tượng vay còn gò bó

118

75,2

Cung cách phục vụ còn hạn chế

81

52


Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh

vực du lịch dưới 1 năm

18

11,5

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh

vực du lịch từ trên 1 năm đến 3 năm

41

26,1

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh

vực du lịch trên 3 năm

98

62,4

Nếu NHTM giải quyết những khó khăn vướng mắc, Quí khách có tiếp tục vay vốn để mở rộng đầu tư không

Tiếp tục vay

156

99,4

Không tiếp tục vay

1

0,6

Nguồn: tổng hợp từ điều tra, khảo sát của tác giả.

* Về hiệu quả kinh tế- xã hội mang lại từ việc đầu tư tín dụng ngân hàng:

+ Hiệu quả kinh tế: trong quá trình nghiên cứu, do không có số liệu đầy đủ của tất cả các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn, số liệu dưới đây tác giả chỉ lấy được một phần trong tổng số doanh nghiệp và cá nhân vay vốn tại các ngân hàng, song do


đây đều là doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hoạt động chính và thực tế đang là những doanh nghiệp đang hoạt động khá tốt, chiếm thị phần, doanh thu không nhỏ trên địa bàn xem bảng(2.23):

Bảng 2.23. Hiệu quả kinh tế mang lại từ đầu tư tín dụng.



Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Vốn tài trợ từ các NHTM (tỷ đồng)

26,2

78,4

107,5

185,1

278,6

306,12

Lượng khách phục vụ (lượt người)

286.361

352.259

387.650

479.701

585.700

632.153

Doanh thu (tỷ đồng)

208,5

277,4

325,37

402,58

487,63

531,76

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

36,7

53,42

77,1

98,6

136,5

162,48

Nguồn: Tổng hợp từ các NHTM Lâm Đồng.

Từ bảng 2.23, cho thấy: thông qua vay vốn tại các NHTM các tổ chức, cá nhân đã mở rộng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ qua đó ngày càng thu hút được nhiều du khách hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, điều đó được thể hiện rất rõ là trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, dư nợ, lượng khách, doanh thu và lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân đều tăng, cụ thể: năm 2006, dư nợ cho vay tăng 52,2 tỷ đồng so với năm 2005 tỷ lệ tăng 199,2%, lượng khách năm 2006 tăng so với năm 2005 là 65.898 lượt người, tỷ lệ tăng 23,01%, doanh thu tăng 68,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,5% và lợi nhuận tăng 16,72 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 45,56%. Năm 2007, dư nợ cho vay tăng 29,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 37,12% so với năm 2008, lượng khách tăng so với năm 2006 là 35.391 lượt người, tỷ lệ tăng 10,05%, doanh thu tăng 48 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,3% và lợi nhuận tăng 23,68 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 44,3%. Năm 2008, dư nợ cho vay tăng 77,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 72,2% so với năm 2007, lượng khách tăng so với năm 2007 là 92.051 lượt người, tỷ lệ tăng 23,75%, doanh thu tăng 77,21 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23,73% và lợi nhuận tăng 21,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27,9%. Năm 2009, dư nợ tăng 93,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 50,5% so với năm 2008, lượng khách tăng so với năm 2008 là 105.999 lượt người, tỷ lệ tăng 22,1%, doanh thu tăng 85,05


tỷ đồng, tỷ lệ tăng 21,13% và lợi nhuận tăng 37,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38,44%. Năm 2010, dư nợ tăng 27,52 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,9% so với năm 2009, lượng khách tăng so với năm 2009 là 46.453 lượt người, tỷ lệ tăng 7,93%, doanh thu tăng 44,13 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,05% và lợi nhuận tăng 25,98 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 19,033%. Số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay là một trong những nguyên nhân không nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cho các tổ chức, cá nhân nói riêng, ngành du lịch nói chung.

+ Hiệu quả xã hội:

- Đầu tư tín dụng đã giúp cho các doanh nghiệp mở rộng được sản xuất kinh doanh, qua đó đã giải quyết được một số lượng lớn lao động vào làm việc cho ngành du lịch Lâm Đồng, theo báo cáo chỉ riêng các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn khi đầu tư vào các dự án ngành du lịch đã thu hút được trên 936 lao động so với trước khi dự án được triển khai.

- Tăng thêm vẻ đẹp của địa phương, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và phục hồi được nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá của tỉnh: điển hình là thông qua việc đầu tư tín dụng đã tạo ra thêm nhiều khách sạn, nhà hàng hiện đại như: khách sạn golf 1, 2, 3; khôi phục nhiều công trình kiến trúc cổ ở Đà Lạt như các biệt thự ở đường Trần Hưng Đạo; giảm thiểu ô nhiễm tại các khu du lịch thác Đambri, suối Vàng...

- Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia cũng như làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

- Thúc đẩy nhiều ngành, nghề khác cùng phát triển: thông qua đầu tư tín dụng cho ngành du lịch đã thúc đẩy một số ngành có liên quan như tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp…phát triển, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.

- Làm cho du khách đến Lâm Đồng được nghỉ ngơi thoải mái, phục hồi tinh thần và sức khoẻ sau những giây phút học tập, làm việc căng thẳng; nâng cao sự hiểu biết về văn hoá, xã hội…của mỗi du khách.


2.2.4.7. Về cơ chế cho vay đối với ngành du lịch

* Về điều kiện vay vốn: khách hàng kinh doanh trong ngành du lịch vay vốn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn phải có đủ các điều kiện như sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi nhân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.

- Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam, thì pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, được công nhận là pháp nhân theo Điều 84 và Điều 86 của Luật dân sự và các qui định pháp luật khác; cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự; đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự; thành viên của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự và hoạt động theo luật của doanh nghiệp.

- Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam qui định, hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định.

+ Mục đích vay vốn phải hợp pháp.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: có mức vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống; kinh doanh có lãi.

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật.

+ Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


* Các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch trong thời gian qua: dựa vào những tiêu chí khác nhau, thời gian qua, hệ thống các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho ngành du lịch dưới các hình thức sau đây:

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: hình thức cấp tín dụng được phân chia thành 3 loại.

- Cho vay mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: cho vay để chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất; xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, vật kiến trúc và các công trình xây dựng khác; cho vay mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển…những khoản cho vay mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định thường có thời hạn trên một năm.

- Cho vay bổ sung vốn lưu động: cho vay để mua sắm nguyên, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, loại cho vay này thường có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.

- Cho vay tiêu dùng cá nhân: đây là các khoản vay phi kinh doanh dùng để trang trải cho việc học tập, mua sắm công cụ học tập hay mua sắm các vật dụng gia đình.

Căn cứ vào thời gian trả nợ: hình thức cấp tín dụng này thường được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước áp dụng rộng rãi trong việc lập bảng tổng kết tài sản, theo tiêu thức này, hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch được phân chia ra thành 3 loại:

Cho vay ngắn hạn: Theo qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì loại cho vay này có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Đối với loại cho vay này, các ngân hàng thương mại trên địa bàn thường cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để mua sắm nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng của cá nhân.

Cho vay trung hạn: Theo qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì loại cho vay này có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, đây là

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí