Số Lượng Khách Quốc Tế Đến Lâm Đồng (2005-2010).


nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đặc sắc vào bậc nhất của cả nước; có thành phố Đà Lạt được ví như là một Paris thu nhỏ, thành phố ngàn hoa, thành phố sương mù hay thành phố tình yêu…Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng như vậy, nên trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến với Lâm Đồng ngày một tăng

(xem bảng 2.6).


Bảng 2.6. Số lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng (2005-2010).

Đơn vị: người



Năm


Khách quốc tế

Năm sau so với năm trước ( %)

So với tổng số du khách đến Lâm Đồng (%)

2005

100.600

17,1

6,45

2006

97.000

-3,6

5,25

2007

120.000

23,7

5,55

2008

120.000

0

5,22

2009

130.000

8,3

4,8

2010

163.500

25,77

5,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 11

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng [53]

Từ bảng 2.6 cho thấy: so với năm 2005, năm 2010 lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng tăng 62.900 lượt người, tỷ lệ tăng 62,52%, đặc biệt so với năm 2009, mặt dù nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, song lượng khách đến Lâm Đồng vẫn tăng 25,77%. Tuy có bước phát triển đáng kể, song so với nhiều địa phương khác trong cả nước thì lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng còn khá khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng bình quân còn ở mức độ thấp (8,6%), tỷ trọng khách quốc tế trong tổng nguồn khách đến Lâm Đồng còn chiếm tỷ lệ nhỏ, thời gian lưu trú tại địa phương của du khách quốc tế còn thấp chỉ khoảng 1,82 ngày; lượng khách quốc tế phát triển chậm do nhiều nguyên nhân như: sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao, việc tuyên truyền quảng cáo hình ảnh du lịch Lâm Đồng chưa được chú trọng…Khách quốc tế đến Lâm Đồng vẫn chủ yếu tập trung vào các thị trường truyền


thống, kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số du khách quốc tế viếng thăm Lâm Đồng thì du khách Pháp vẫn chiếm phần lớn ( 33%), kế đến là Đông Nam Á 17,5%, Mỹ 13,4%, Hà Lan 9,3%...

Về nguồn khách nội địa: nhiều năm qua, kinh tế nước ta luôn tăng trưởng với tốc độ khá cao; kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện, tình hình an ninh trật tự xã hội được giữ vững, nên nhu cầu đi du lịch của người dân trong nước cũng được tăng lên. Thời gian qua, du khách nội địa đến Lâm Đồng tăng lên một cách nhanh chóng (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7. Số lượng khách nội địa đến Lâm Đồng(2005-2010).

Đơn vị: người



Năm


Khách nội địa

Năm sau so với năm trước ( %)

So với tổng số du khách đến Lâm Đồng ( %)

2005

1.460.000

15,5

93,55

2006

1.751.000

20

94,75

2007

2.080.000

18,8

94,45

2008

2.180.000

4,8

94,78

2009

2.370.000

8,7

95,2

2010

2.951.500

24,54

94,75

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng [53]

Từ bảng 2.7 cho thấy: năm 2010, khách nội địa tăng 1.491.500 lượt khách, gấp 2,02 lần so với năm 2005, tỷ lệ tăng 102,12 %. Tính bình quân giai đoạn 2005-2010, lượng khách quốc nội tăng 11,7%. Lượng khách quốc nội tăng trưởng khá cho thấy, Lâm Đồng vẫn là một trong những địa phương có sức hấp dẫn đối với du khách. Về cơ cấu khách thì trong tổng số du khách nội địa đến Lâm Đồng, thì du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này cũng thực sự dễ hiểu, vì đây chính là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có rất nhiều


cơ quan đơn vị đóng ở đó hàng năm nhiều cơ quan đơn vị cho cán bộ đi tham quan, nghỉ mát. Do đó, đây chính là một thị trường lớn của du lịch Lâm Đồng.

2.1.5. Doanh thu và số ngày lưu trú của du khách

Thời gian lưu trú của du khách đến Lâm Đồng trong những năm qua vẫn còn ở mức độ thấp, trong khi đó doanh thu từ du lịch đã tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn vừa qua (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8. Doanh thu và số ngày lưu trú của du khách(2005-2010).



Năm

Ngày lưu trú khách du lịch

(Ngày)

Năm sau tăng so với năm

trước%

Doanh thu du lịch

(tỷ đồng)

Năm sau tăng so với năm rước

( tỷ đồng)

Năm sau tăng so với năm trước %

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2,3

2,3

2,3

2,3

2,4

2,4

4,35

0

0

0

4,35

0

1.405

1.663

3.000

3.220

3.500

4.500

190

258

1.337

220

280

1.000

15,64

18,36

80,4

7,33

8,7

28,57

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng [53]

Từ bảng 2.8 cho thấy: số ngày lưu trú của du khách tương đối ổn định qua các năm. Từ năm 2005 đến nay, số ngày lưu trú của du khách chỉ giao động vào khoảng từ 2,3 đến 2,4 ngày, giai đoạn 2005 đến 2008 luôn ổn định là 2,3 ngày và năm 2009-2010 là 2,4 ngày. Số ngày lưu trú của du khách ở mức độ thấp, không thay đổi nhiều trong giai đoạn từ năm 2005-2010. Thời gian lưu trú của du khách còn ở mức độ thấp do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: ngành du lịch chưa đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng, nhiều danh lam thắng cảnh đang bị khai thác bừa bãi và xuống cấp một cách nghiêm trọng, chưa có nhiều cơ sở lưu trú có chất lượng để phục vụ du khách...Trong khi đó, doanh thu ngành du lịch tăng rất nhanh qua các năm, nếu tính bình quân cả giai đoạn từ năm 2005 đến nay, doanh thu ngành du lịch tăng 17,9%, trong đó giai đoạn năm 2005


Đơn vị: tỷ

đến năm 2007 doanh thu tăng tương đối nhanh, đặc biệt là năm 2007, doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng có bước tăng trưởng đột biến, so với năm 2006, năm 2007 doanh thu ngành du lịch tăng 1.337 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 80,4%. Năm 2008-2010, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra một cách sâu rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành nghề và cũng như từng người dân, thu nhập của nguời dân giảm xuống, tỷ lệ thất nghiệp của nhiều nước trên thế giới tăng lên một cách đáng kể…Qua đó có tác động xấu đến ngành du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam; song tại Lâm Đồng, doanh thu ngành du lịch đạt mức tăng trưởng khá, năm 2008, doanh thu ngành du lịch tăng 220 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 7,33%; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 280 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,7% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 28,57%.



Đơn vị: tỷ đồng 4500

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010


Hình 2.1: Doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng (2005-2010).

2.1.6. Về hạ tầng kỹ thuật

Về giao thông đường bộ: hệ thống giao thông đường bộ tương đối dày và phân bố khá đều trong khắp tỉnh, các phương tiện giao thông đường bộ có thể đến được hầu hết các xã trong tỉnh, đáp ứng được các nhu cầu đi lại của nhân dân trong tỉnh và du khách. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, mạng lưới đường bộ của tỉnh Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744 km, trong đó: đường quốc lộ có chiều dài 412,15km; hệ thống đường liên tỉnh có tổng chiều dài 346,25 km; hệ thống đường liên huyện có tổng chiều dài 985,69 km. Một số tuyến đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 27 được nối liền từ Đà Lạt với Buôn Mê Thuột và Phan


Rang; quốc lộ 28 được nối từ Phan Thiết đến quốc lộ 20, đoạn ngay thị trấn Di Linh; đường Trường Sơn Đông xuất phát từ thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, đường đi qua 7 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và kết thúc tại cầu Suối Vàng-Đà Lạt; tỉnh lộ 723 được đầu tư nối dài về phía Đông Bắc thông với Khánh Vĩnh, Khánh Sơn tỉnh Khánh Hoà…là những tuyến đường du khách có thể đi đến khắp các tỉnh thành khác trong cả nước.

Đường sắt: trên tuyến đường Sài Gòn đi Hà Nội có một nhánh rẽ từ Phan Rang lên Đà Lạt, đặc biệt nhất ở tuyến đường sắt đi lên Đà Lạt là đoạn đi qua đèo Ngoạn Mục, được thiết kế như chiếc răng cưa. Trong chiến tranh, tuyến đường sắt này đã ngưng hoạt động, song thấy được tiềm năng, lợi thế trong việc khai thác tuyến đường sắt này nhằm mục đích phát triển du lịch, những năm gần đây, ngành đường sắt đã khôi phục tuyến đường sắt từ ga Đà Lạt đi Trại Mát để phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Đường hàng không: cảng hàng không Quốc tế Liên Khương (Lien Khuong Airport) nằm ở tọa độ 11° 45’15” vĩ bắc và 106°25’09” kinh đông, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía Nam. Nhà ga được thiết kế hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là

12.400 m2; đường băng cất, hạ cánh dài 3.250 m, có thể đón các phi cơ tầm ngắn,

trung như: ATR 72, Fokker, Airbus 320 và Airbus 321, Boeing 767… Hiện nay, cảng hàng không Liên Khương có thể tiếp nhận các chuyến bay quốc tế với khả năng phục vụ 1,5 triệu đến 2 triệu lượt hành khách một năm.

Điện lực: được sự quan tâm của các cấp chính quyền, mạng lưới truyền tải điện đã được chú trọng cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Đáng chú ý là các tuyến đường dây 220 kv Đa Nhim- Bảo Lộc dài 110 km; đường dây 66 kv Đa Nhim – Đà Lạt dài 33 km; đường dây 31,5 kv Đa Nhim- Đà Lạt- Can Rang- Nam Ban và Đà Lạt- Suối vàng dài khoảng 70 km; đường dây 35 kv Bảo Lộc- Di Linh dài gần 30 km, Bảo Lộc- Đạ Huoai dài 44 km. Điện được dẫn về các địa phương theo mạng lưới phân phối với tổng chiều dài đường dây các loại 0,2 – 15 kv khoảng trên 800 km. Đến nay,


hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có điện lưới quốc gia, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Hệ thống cấp nước: thời gian qua, ngành cấp nước tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống xử lý nước sạch và đường ống dẫn cấp nước nhằm từng bước cung cấp nguồn nước sạch đến người dân một cách tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống cấp nước tỉnh Lâm Đồng vẫn còn khiêm tốn, nhiều địa phương trong tỉnh vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước sạch, hoặc tại những nơi đã có hệ thống cung cấp nước sạch thì vào mùa khô vẫn thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh du lịch, cũng như sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống thông tin liên lạc: nhằm phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ngành bưu chính viễn thông Lâm Đồng đã đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại, vì thế hệ thống thông tin liên lạc phát triển một cách nhanh chóng(xem bảng 2.9):

Bảng 2.9. Cơ sở vật chất ngành bưu điện tỉnh Lâm Đồng.



Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1. Mạng lưới dịch vụ bưu điện (Đơn vị)







Bưu điện trung tâm

2

2

2

1

1

1

Bưu điện khu vực

27

35

35

30

30

30

2. Số thuê bao điện thoại

195.594

371.513

729.971

1.192.025

1.834.600

2.102.642

Cố định

107.442

141.506

183.915

244.501

297.471

231.982

Di động

88.152

230.007

546.056

947.524

1.537.129

1.870.660

3. Số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân

17

32

61

99

154

177

4. Số thuê bao internet





30.057


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng và Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng [35]

Từ bảng 2.9 cho thấy: số thuê bao điện thoại trên địa bàn phát triển nhanh, tính đến 31/12/2010 số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh đạt 2.102.642 máy, số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân là 177 máy, so với năm 2005, số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh tăng 1.907.048 máy, tỷ lệ tăng 975%. Đến 31/12/2009, số thuê


bao internet trên toàn tỉnh đạt 30.057 thuê bao internet bình quân trên 1 người trên toàn tỉnh đạt 0,025 thuê bao. Đến nay 138/138 xã, phường được trang bị điện thoại, tất cả các thị trấn đều sử dụng được internet, sóng của các mạng điện thoại di động đã được phủ sóng ở hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh, qua đó ngày càng đáp ứng yêu cầu của người dân địa phương, cũng như tạo điều kiện cho du khách thông tin liên lạc một cách dễ dàng.

2.1.7. Quản lý Nhà nước về du lịch

Nhìn chung, trong thời gian qua cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Lâm Đồng hoạt động có những khả quan nhất định như đã tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý về du lịch như: tổ chức, đánh giá, phân loại được một số tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh; lập hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh, cấp đổi thẻ hướng dẫn viên có những bước tiến đáng kể về mặt thủ tục, thời gian … có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện tôn tạo, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên du lịch… Tuy có nhiều cố gắng trong việc quản lý nhà nước về du lịch, song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định như công tác quản lý còn bị buông lỏng, việc thống nhất trong nội bộ ngành, giữa các ngành và các địa phương đôi lúc còn chồng chéo, không thống nhất, cơ chế quản lý chậm cải tiến nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành du lịch, không ít thủ tục hành chính còn rườm rà gây trở ngại cho các đơn vị đầu tư và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch … Bên cạnh đó do yêu cầu sáp nhập một số sở trước đây thành Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch nên mô hình này còn cồng kềnh, thiếu chuyên nghiệp, đây thực sự là mô hình không phù hợp, nhất là đối với địa phương có tiềm năng du lịch lớn như Lâm Đồng.


2.1.8. Khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng

Tác giả đã gửi 316 phiếu khảo sát đến với du khách ở trong và ngoài nước đang đi du lịch tại Lâm Đồng, số phiếu thu về hợp lệ và có thể sử dụng được là 289 phiếu. Kết quả trả lời như sau:




Tiêu chí


Phân loại


Số lượng

Tỷ lệ (%)


Giới tính

Nam

134

46,4

Nữ

155

53,6


Độ tuổi

Dưới 18

11

3,8

Từ 18 đến 35

106

36,7

Từ 36 đến 45

116

40,1

Trên 45

56

19,4


Nghề nghiệp

Thương gia

55

19

Nhân viên văn phòng

105

36,3

Công nhân

85

29,4

Thành phần khác

44

15,3


Thông tin qua các kênh

Truyền hình

42

14,5

Báo, tạp chí

49

17

Mạng internet

36

12,5

Đại lý du lịch

54

18,7

Người thân giới thiệu

96

33,2

Hình thức khác

12

4,1


Mức chi tiêu bình quân ngày

Trong nước (VNĐ)

502.000

87

Quốc tế (USD)

46,5

92


Số lần đến Lâm Đồng

Mới đến lần thứ nhất

223

77,2

Lần thứ 2 trở lên

66

22,8


Số người dự kiến quay lại

185

64,01

Không

104

35,99


Lý do không quay lại

Sản phẩm du lịch nghèo nàn, cơ

sở vật chất kỹ thuật yếu kém

254

87,9

Cung cách phục vụ chưa chuyên

nghiệp

22

7,6

Lý do khác

13

4,5


Khách trong nước đến từ

TP. Hồ Chí Minh

58

30,2

Các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ

82

43

Miền Trung và Tây Nguyên

31

16,1

Khu vực phíc Bắc

21

10,7


Khách quốc tế đến từ

Pháp

32

33

Mỹ

13

13,4

Hà Lan

9

9,3

Khu vực Đông Nam Á

17

17,5

Nước khác

26

26,8

Nguồn: tác giả khảo sát và tổng hợp

- Qua bảng khảo sát cho chúng ta thấy số khách dự kiến không quay trở lại còn khá cao, chiếm tới 35,99% tổng số câu trả lời, nguyên nhân là do Lâm Đồng còn quá ít sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch còn chưa tốt, cung cách phục vụ của ngành du lịch còn nhiều yếu kém.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí