Giới Thiệu Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Và Những Lợi Thế Cho Phát Triển Du Lịch Huyện Thanh Thủy


Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012 - 2016

3.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những lợi thế cho phát triển du lịch huyện Thanh Thủy

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Thủy

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Thanh Thủy được tái lập từ ngày 01/09/1999, gồm 15 đơn vị hành chính là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Thọ, nằm dọc theo bờ tả sông Đà với tổng chiều dài là 32,5km; Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 125,1 km2, cách thành phố Việt Trì 50km; giáp Thủ đô Hà Nội mở rộng, cách thị xã Hoà Bình 20km; Về địa giới hành chính, phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Nam và Tây giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp sông Đà và huyện Ba Vì (Hà Nội).

(Nguồn trang thông tin điện tử huyện Thanh Thủy- Tỉnh Phú Thọ, địa chỉ http://thanhthuy.phutho.gov.vn/)

Tuy là một huyện miền núi, song Thanh Thuỷ có vị trí rất thuận lợi về giao thông (cả về đường bộ lẫn đường thuỷ) mở ra khả giao lưu văn hoá, kinh tế, liên kết vùng phát triển du lịch với các huyện của tỉnh Phú Thọ, với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.

Khí hậu của Thanh Thuỷ mang đặc điểm chung của khí hậu toàn miền Bắc, có tính chất nhiệt đới gió mùa. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình cao nhất là 38oC, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8oC đến 11oC. Độ ẩm tương đối trung bình là 85%, thấp nhất là 24%; băng giá, sương muối thỉnh thoảng cũng có xuất hiện, nhưng thường ở mức nhẹ.


Nhìn chung, khí hậu huyện Thanh Thủy tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt điều kiện thời tiết rất phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, cung cấp nguồn thực phẩm và có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch.

Thanh Thuỷ có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào. Sông Đà, một con sông lớn của miền Bắc chạy dọc theo chiều dài của huyện, qua các xã: Tu Vũ, Yến Mao, Phượng Mao, Trung Nghĩa, Đồng Luận, Đoan Hạ, Bảo Yên, Thị trấn Thanh Thủy, Tân Phương, Thạch Đông và Xuân Lộc (11/15 xã, thị trấn của huyện). Đây là con sông cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất và đời sống của người dân Thanh Thuỷ

Thanh Thuỷ cũng có lượng nước ngầm khá phong phú, được khai thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan để phục vụ cho sản xuất và đời sống của một bộ phận dân cư trên điạ bàn, ngoài khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt cho người dân còn là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là nước khoáng nóng trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy phục vụ khách du lịch về nghỉ dưỡng, chữa bệnh…

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tính đến hết năm 2016 dân số toàn huyện Thanh Thủy là 79.860 người, Toàn bộ dân số của huyện sống trong khu vực nông thôn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 639 người/km2, bằng 80% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh, đứng thứ 5/12 huyện, thành thị trong tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều (năm 2015 là 1,4%). Lực lượng lao động của huyện là 56.898 người, chiếm 71,24% tổng dân số toàn huyện.

Huyện Thanh Thủy có sự đa dạng văn hóa dân tộc. Trên địa bàn huyện có 2 dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, Mường, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng trên 87% số dân toàn huyện.


Quy mô tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2016 đạt 8,3%; thu nhập bình quân đầu người là 24,8 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt trên 464 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2015- 2016 đạt 1.640.716 triệu đồng, trong đó: Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đạt: 640.887 triệu đồng; Giá trị công nghiệp, xây dựng đạt: 331.566 triệu đồng; Giá trị thương mại, dịch vụ đạt: 670.263 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 44,4%; công nghiệp, xây dựng: 15,5%; thương mại, dịch vụ: 40,1%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện ở mức 1,35%, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,3%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 11,2%, hàng năm giải quyết việc làm cho gần 2000 người.

3.1.2. Những lợi thế của huyện Thanh Thủy trong phát triển du lịch

Thanh Thủy là một huyện miền núi hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch, là một trong 2 khu du lịch trọng điểm của tỉnh Phú Thọ.

Du lịch, thương mại là lĩnh vực có nhiều lợi thế do huyện có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông (cả về đường bộ lẫn đường thuỷ) mở ra khả giao lưu văn hoá, kinh tế với các huyện của tỉnh Phú Thọ, với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là với thủ đô Hà Nội. Khí hậu Thanh Thủy mang đậm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch.

Thanh Thủy có tài nguyên nước rất dồi dào có dòng Sông Đà là một trong những con sông lớn của miền Bắc chạy dọc theo chiều dài của huyện, ngoài khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt còn là điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp manh tính sản xuất hàng hóa lớn và phát triển du lịch trên sông. Đặc biệt có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận. Thương hiệu nước khoáng nóng Thanh Thủy đã nổi tiếng trong những năm qua, thành phần nước nhiều khoáng chất, đặc biệt có hàm lượng radon cao, dùng nước khoáng nóng để tắm và uống có thể chữa một số bệnh và tăng cường sức khỏe.


Chính các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Thanh Thủy một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái...

Bên cạnh đó, văn hóa lịch sử cách mạng, văn hóa tâm linh đặc trưng và giáp ranh Hà Nội là điều kiện hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh du lịch, thương mại. Thanh Thủy còn là nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam với 36 di tích lịch sử đã được xếp hạng trong đó có 5 di tích xếp hạng cấp quốc gia: Đình Đào Xá; đền Tam Công xã Đào Xá; đình Hạ Bì Trung xã Xuân Lộc; tượng đài chiến thắng Tu Vũ; đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa, cùng nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc... tạo nên một không gian văn hóa vô cùng thiêng liêng có sức hấp dẫn mới, tăng sự thu hút khách và kéo dài thời gian lễ hội.

Ngoài ra, các lễ hội truyền thống độc đáo của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện, được tổ chức thường xuyên hàng năm với nhiều nét đặc trưng riêng tạo nên sức cuốn hút đối với du khách như: Lễ hội rước kiệu - đền Lăng Sương, lễ hội rước Voi - đình Đào Xá, lễ hội Vật - đền Ngọc Sơn, lễ hội cướp Cây Bông - đình La Phù; lễ hội bơi trải - đền Tam Công, đình Hạ Bì Trung xã Xuân Lộc.

Văn nghệ dân gian huyện Thanh Thuỷ với một số thể loại tiêu biểu như: hát Xoan; hát Ghẹo; hát Chèo cổ; hát Văn Lạc Việt; diễn tấu Cồng chiêng; múa Xuân ngưu; múa rối, hát Ví, hát Giang của đồng bào Mường xã Yến Mao, Phượng Mao.

Tình hình chính trị tại huyện ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; kinh tế phát triển đạt mức tăng trưởng khá; hệ thống cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; công tác xã hội hóa ngày càng được đẩy mạnh thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch.


Từ những lợi thế trên Thanh Thủy sẽ thuận lợi để phát triển du lịch, là một trọng 2 huyện du lịch trọng điểm của tỉnh Phú Thọ.

3.2. Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2016

3.2.1. Một số chủ trương phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016

Trong những năm qua các cấp, các ngành huyện Thanh Thủy luôn quan tâm đến công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện thông qua các chủ trương cụ thể như:

UBND huyện đã xây dựng Đề án 768/ĐA-UBND ngày 15/9/2012 về phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016, định hướng đến năm 2020, trên cơ sở thực trạng tài nguyên tiềm năng về tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hình thành các tua du lịch trong huyện gắn liền với các tuyến du lịch liên vùng trong và ngoài tỉnh.

Ban thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện ban hành Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 18/02/2012 thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết, Đề án phát triển du lịch huyện Thanh Thủy. Sau khi ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên gắn với chức năng của các phòng, ban, ngành và tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết, Đề án đề ra trong công tác phát triển du lịch huyện Thanh Thủy.

- Phối hợp với các chủ đầu tư và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của huyện và công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng du lịch được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Từ các nguồn vốn đầu tư đã hình thành cơ bản kết cấu hạ tầng du lịch thiết yếu và đưa vào khai thác các dự án thành phần tại các khu du lịch


trọng điểm. Hình thành các khu, điểm du lịch với các sản phẩm du lịch đặc chưng của huyện.

- Phát triển và khai thác mới tuyến xe buýt từ Việt Trì đến khu du lịch Đảo Ngọc Xanh Thanh Thủy hoạt động thường xuyên tạo thuận lợi đi lại của người dân, trong đó có khách du lịch.

- Hoàn thiện công trình xây dựng chợ đầu mối, chợ trung tâm huyện Thanh Thuỷ, thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hoá, cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch.

- Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, việc hướng dẫn, thanh kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ được thực hiện thường xuyên tạo môi trường kinh doanh lành mạnh đúng pháp luật. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch được xây dựng làm định hướng cho công tác quản lý, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch. Huyện ủy, UBND huyện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch. Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên ngành du lịch của huyện, chủ các cơ sở lưu trú được tham gia các lớp tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

- Phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện để tạo ra những sản phẩm đưa vào phục vụ khách du lịch như: Làng nghề đan lát Ba Đông - Hoàng Xá; Làng nghề nuôi trồng và chế biến nấm mộc nhĩ Đoan Thượng - Đồng Luận; Làng nghề sản xuất tương bợ xã Thạch Đồng; Làng nghề sản xuất và dịch vụ thủy sản Thủy Trạm - Sơn Thủy…

3.2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016

3.2.2.1. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

- Số lượng cơ sở lưu trú:

Trên địa bàn huyện Thanh Thủy hiện có 32 cơ sở lưu trú, trong đó có 03 khách sạn (01 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao), 29 nhà nghỉ (chủ yếu


tập trung trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy, xã Bảo Yên, Hoàng Xá) với tổng số gần 600 phòng nghỉ.

Bảng 3.1: Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Thanh Thủy từ năm 2012 đến 2016‌

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Cơ sở lưu trú

17

24

28

30

32

Số phòng

486

511

542

567

600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 8

(Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin huyện Thanh Thủy từ 2012 - 2016)

Trong thời gian gần đây, công tác xã hội hóa du lịch được thực hiện, thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2012 toàn huyện có 17 cơ sở (1 khách sạn, 16 nhà nghỉ) với tổng số 486 buồng, đến năm 2016 có 32 cơ sở (3 khách sạn và 29 nhà nghỉ) với tổng số 600 buồng. Công suất sử dụng buồng tăng đều, ổn định: năm 2012 là 46,2% đến năm 2016 là 58,4%.

- Khách du lịch:

Lượng khách hàng năm đến với Thanh Thủy tăng khá mạnh, bình quân tăng 15- 20%/năm. Tuy nhiên số lượt khách lưu trú ít, chỉ chiếm khoảng 15 - 18% tổng số lượt khách đến tham quan. Trong khoảng thời gian từ 2012 trở lại đây lượng khách đến Thanh Thủy chủ yếu là khách du lịch nội địa, một lượng nhỏ khách nước ngoài. Khách du lịch nội địa hiện nay chủ yếu là các khách đi tự do theo nhóm hoặc hình thức tập trung theo hộ gia đình. Lượng khách thuộc nhóm này rất đông, thường đi về trong ngày, thời gia lưu trú của các nhóm khách này thường vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cùng với sự tăng trưởng kinh tế của huyện, du lịch huyện Thanh Thủy đã thu hút số lượng khách đến tham quan ngày một tăng. Năm 2012 số lượt khách đến huyện Thanh Thủy là 124.200 lượt người, đến năm 2015 là 190.217 lượt người. Hơn 5 năm sau, số lượt khách đã lên đến con số 204.000 vào năm 2016. Tuy số lượng khách tăng không đáng kể


nhưng cũng đã cho thấy được sự chuyển biến của du lịch huyện Thanh Thủy trong những năm qua. Bắt đầu từ năm 2015 trở đi thì cùng với sự phát triển chung của tỉnh Phú Thọ,, huyện Thanh Thủy đã có sự quan tâm và đầu tư hơn vào du lịch. Thể hiện qua số lượng du khách được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.2: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016‌

Đơn vị: Lượt khách


Năm

Chỉ Tiêu


2012


2013


2014


2015


2016

Tổng lượt khách

124.200

168.140

187.126

190.217

204.000

1. Khách trong ngày

110.674

151.864

162.705

162.561

171.075

2. Khách có lưu trú

13.526

16.276

24.421

27.656

32.925

Tỷ trọng (%)

10,9

9,68

13,0

14,5

16,1

Khách quốc tế

216

312

590

715

870

% so cả tổng (2)

1,6

1,9

2,4

2,58

2,6

Khách nội địa

13.310

15.964

23.831

26.941

32.055

% so cả tổng (2)

98,4

98,1

97,6

97,42

97,4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy năm 2016)

Lượng khách lưu trú hàng năm chiếm tỷ lệ thấp: Năm 2016: 204.000 lượt khách tham quan, trong đó khách lưu trú: 32.925 người, đạt tỷ lệ: 16,1%, lượng khách tham quan có lưu trú thời gian qua và chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiếm khoảng 97%).

Khách du lịch quốc tế có lưu trú: Khách du lịch quốc tế đến Thanh Thủy và có lưu trú chiếm tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên số lượng vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2012 là 216 lượt khách, đến năm 2016 là 870 lượt khách. Khách du lịch quốc tế đến Thanh Thủy chủ yếu là khách du lịch công vụ, một lượng nhỏ là

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023