Những Thành Tựu Đạt Được Của Ngành Du Lịch Lâm Đồng


- Công tác tuyên truyền quảng cáo giới thiệu hình ảnh về du lịch Lâm Đồng còn khá nhiều yếu kém. Thông tin về du lịch Lâm Đồng được du khách biết đến chủ yếu là do sự giới thiệu của người thân và các đại lý du lịch.

- Lượng khách trong nước và quốc tế đến Lâm Đồng chủ yếu là khách hàng truyền thống, khách quốc nội vẫn tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, miền Đông và Tây Nam Bộ…Khách quốc tế đến chủ yếu từ Pháp, Mỹ, Hà Lan…Các thị trường khác còn khá khiêm tốn.

- Chi tiêu trung bình của du khách khá cao, qua đó đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước.

2.1.9. Những thành tựu đạt được của ngành du lịch Lâm Đồng

Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đã gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ, điều đó được thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:

Một là, doanh thu ngành du lịch tăng trưởng cao qua các năm; đến cuối năm 2010, doanh thu ngành du lịch đạt 4.500 tỷ đồng, đây là con số khá lớn góp phần hát triển kinh tế tại địa phương, cũng như của cả nước.

Hai là, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, đảm bảo sự ổn định trật tự an toàn xã hội.

Ba là, cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ du khách được đầu tư mở rộng, các cơ sở lưu trú ngày càng có chất lượng hơn; hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển công cộng, cảng hàng không, hệ thống ngân hàng, điện, nước… được đầu tư và mở rộng, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Bốn là, việc qui hoạch phát triển du lịch đã có những bước tiến đáng kể; đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch đã được chú trọng hơn trong đào tạo, đào tạo lại, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế…

2.1.10. Những hạn chế và nguyên nhân của ngành du lịch Lâm Đồng


- Đa dạng hoá nguồn vốn để đầu tư phát triển du lịch còn nhiều hạn chế: những năm qua, việc tranh thủ thu hút nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế địa phương đã, đang được chính quyền các cấp tỉnh Lâm Đồng quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa thực sự mang lại hiệu qủa, chính sách thu hút vốn còn có những hạn chế nhất định, hiệu quả mang lại chưa cao.

- Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch: cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch, trước hết là hệ thống giao thông vận tải, khách sạn nhà hàng, hệ thống cung cấp nước sạch…thực trạng cho thấy hệ thống giao thông đường bộ tuy được quan tâm nâng cấp, sửa chữa, song việc sửa chữa vẫn còn mang tính chắp vá nên mặt đường còn khá xấu, gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển. Tuyến đường sắt từ Tháp Chàm lên Đà Lạt đã có kiến nghị khôi phục, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được thực hiện, làm giảm đi sức hấp dẫn của một bộ phận du khách muốn thử xem nét độc đáo của hệ thống đường sắt răng cưa, chiêm ngưỡng cảnh quan khi các toa tàu vượt đèo ngoạn mục …

Hệ thống khách sạn, nhà hàng đã được các tổ chức, cá nhân xây dựng khá nhiều, đặc biệt là ở tại khu vực Đà Lạt. Tuy nhiên, phần lớn các khách sạn, nhà hàng chưa đáp ứng yêu cầu của du khách, đa số các khách sạn còn rất nhỏ bé, trang thiết bị còn nghèo nàn, phong cách phục vụ chưa tốt. Nhiều ngày lễ, tết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu chỗ ở, du khách phải thuê ở nhà dân, thậm chí phải di chuyển hàng chục cây số mới có chỗ nghỉ. Hệ thống nhà hàng tại Lâm Đồng cũng chưa được đầu tư đúng mức; hiện nay chưa có nhà hàng nào đủ lớn, đủ tiêu chuẩn, ăn uống hợp vệ sinh để phục vụ du khách khi có số lượng lớn …

Việc qui hoạch, đầu tư phát triển hệ thống cấp nước sạch còn có những hạn chế nhất định, nhiều vùng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách, nhưng vẫn chưa có hệ thống cấp nước sạch hoặc thiếu nước sạch, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân địa phương, cũng như du khách.

Đầu tư phương tiện vận tải đã có những bước phát triển đáng kể, số lượng xe phục vụ cho du khách nhiều hơn, chất lượng xe tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng xe có chất


lượng cao thực sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của du khách, đặc biệt là các tuyến đường từ Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung đi Lâm Đồng.

- Sản phẩm dịch vụ du lịch tỉnh Lâm Đồng chưa thực sự phong phú, đa số các sản phẩm du lịch còn gắn liền với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá...Tuy mở nhiều điểm khai thác ở các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, nhưng việc tu bổ, nâng cấp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử bị xuống cấp nghiêm trọng, làm mất thiện cảm của nhiều du khách ở trong và ngoài nước, chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế.

- Thị trường du lịch chưa được mở rộng: lượng khách du lịch đến Lâm Đồng tăng trưởng khá trong những năm gần đây, đây chính là sự cố gắng của các cấp chính quyền cũng như những người làm công tác du lịch ở trong và ngoài nước, song thị trường du lịch của tỉnh Lâm Đồng vẫn chỉ tập trung ở một số thị trường truyền thống, nhiều thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả.

- Sự phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý du lịch, quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh về du lịch còn có nhiều yếu kém: tình trạng lôi kéo, chèn ép du khách còn xảy ra khá phổ biến ở các khách sạn, nhà nghỉ và ở nhiều địa điểm bán hàng đặc sản, hàng lưu niệm; tệ nạn trộm cắp, ăn xin, bán hàng rong…ở các điểm tham quan xảy ra hàng ngày; nhiều khách sạn, nhà hàng không đăng ký khách lưu trú với cơ quan công quyền vẫn thường xuyên xảy ra; vào những ngày lễ, tết giá cả các khách sạn, các mặt hàng ăn uống được nâng giá lên rất cao, đây chính là hậu quả của sự thiếu đồng bộ giữa các đơn vị có liên quan như: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, văn hoá thông tin, công an và chính quyền sở tại…Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên rừng…ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, nguyên nhân là do tệ nạn phá rừng, xả rác bừa bãi, qui hoạch không đồng bộ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch: hiện nay, có rất ít đội ngũ hướng dẫn viên công tác trong ngành du lịch Lâm Đồng am hiểu kiến thức về văn hoá, lịch sử dân tộc và


lịch sử dân tộc trên thế giới, thiếu kiến thức về địa lý hay trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách quốc tế còn khá khiêm tốn. Nhiều hướng dẫn viên còn không biết ai là người tìm ra Đà Lạt đầu tiên, ngày giải phóng Đà Lạt là ngày nào…hay khi hướng dẫn khách nước ngoài, không thể giới thiệu cho họ hiểu được các ý nghĩa của các di tích, danh lam thắng cảnh. Văn hoá trong ứng xử, giao tiếp cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục …

2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị quyết số 53/HĐBT về việc chuyển mô hình ngân hàng từ 1 cấp sang ngân hàng 2 cấp. Sau nghị định 53/HĐBT và hai pháp lệnh ra đời, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được thành lập, chuyển mô hình ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, bao gồm: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng, có trụ sở đặt tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng, có trụ sở đặt tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có trụ sở chính đặt tại TP. Đà Lạt và tất cả các huyện, thị xã trên toàn tỉnh Lâm Đồng và Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Lâm Đồng, có trụ sở đặt tại Đà Lạt- Lâm Đồng. Sau hơn hai mươi năm sau khi được tách thành mô hình ngân hàng hai cấp, cùng với sự phát triển kinh tế trên địa bàn, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã liên tục được mở rộng hoạt động, một mặt là đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại chỗ và đầu tư cho vay, mặt khác là mở rộng hoạt động kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác. Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 14 chi nhánh ngân hàng hoạt động, trong đó 13 chi nhánh ngân hàng thương mại, gồm 4 chi nhánh NHTM cổ phần và 9 chi nhánh của các NHTM nhà nước, đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và


Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (trong đó có 4 chi nhánh NHTM đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước còn nắm giữ trên 50% vốn cổ phần); 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH); 1 chi nhánh QTDND Trung Ương; 18 Quỹ TDND cơ sở; 3 Phòng giao dịch của 2 chi nhánh NHTMCP ngoài địa bàn là Đông Á Đắclắk (2 PGD) và Quốc Tế Nha Trang (1 PGD); 61 Phòng giao dịch của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng trên địa bàn, trong đó riêng các QTDND cơ sở có 7 Phòng giao dịch.

Bảng 2.10: Mạng lưới các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đơn vị: chi nhánh, phòng giao dịch



Tên ngân hàng

Chi nhánh cấp 1

Chi nhánh cấp 2

Phòng giao dịch

Tổng số

NHNo & PTNT

2

14

16

32

NHĐT

2


4

6

NHCT

3


7

10

NHNT

1


2

3

TCTD khác

6


28

34

Tng s

14

14

57

85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 12

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28]

2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều hoà từ trung ương

2.2.2.1. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương

Những năm gần đây, nhằm từng bước thích nghi với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó thực hiện đúng chức năng của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn như:

- Các ngân hàng thương mại đã mở rộng mạng lưới giao dịch tại những nơi có số lượng dân cư tập trung đông, những nơi có kinh tế phát triển.


- Từng bước đổi mới phong cách giao dịch để tạo thiện cảm đối với khách hàng đến giao dịch.

- Bước đầu triển khai được một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, phát triển các sản phẩm thẻ cũng như đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi…

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư, ngày càng chú trọng hơn vấn đề lãi suất huy động.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đều có ý thức rằng “ huy động tối đa nguồn vốn tại chỗ trước khi đi vay vốn của ngân hàng cấp trên”. Qua đó nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn có được sự tăng trưởng khá, cụ thể:

Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi: tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 31/12/2010 đạt

12.260 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 3.721 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 43,6%, trong đó: tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.091 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 404 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23,94%; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 9.017 tỷ đồng, tăng 2.879 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 46,9%; tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 1.152 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 438 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 61,34%. Nếu so với năm 2005, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng khá cao, cụ thể: đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động tăng so với năm 2005 là 9.532 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 349,4%, trong đó: tiền gửi không kỳ hạn tăng 1.229 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 142,58%; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 7.619 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 545%; tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên tăng 684 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 146,2%.

Tính bình quân trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 24,58%, trong đó: tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 15%; tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là


28,44% và tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động từ 12 tháng trở lên là 18,06%.

Qua số liệu thống kê cho chúng ta thấy, nguồn vốn không kỳ hạn và tiền gởi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao chiếm tới 90,06% tổng nguồn vốn huy động, trong đó nguồn vốn huy động dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ lệ 73,55%, kế đến là tiền gửi không kỳ hạn chiếm 16,51% trên tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm 9,94% tổng nguồn vốn huy động.

Bảng 2.11. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng nguồn vốn huy động

2.728

3.700

4.992

6.560

8.539

12.260

Tiền gởi không kỳ hạn

862

1.008

1.418

1.134

1.687

2.091

TG có kỳ hạn dưới 12 tháng

1.398

2.253

2.909

5.077

6.138

9.017

TG có kỳ hạn 12 tháng trở lên

468

439

665

349

714

1.152

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng[28]

Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế: năm 2010 tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2.296 tỷ đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 252,3%; tiền gửi dân cư tăng 7.236 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 398,02%. So với năm 2009, năm 2010 tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 771 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31,66%; tiền gửi dân cư tăng 2.950 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 48,33%. Nếu tính bình quân cả giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 20,65%, tiền gửi dân cư tăng 26,16%.


Bảng 2.12. Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đơn v: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổ chức kinh tế

910

1.143

1.503

1.923

2.435

3.206

Dân cư

1.818

2.557

3.489

4.637

6.104

9.054

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28]



Đơn vị: tỷ đồng

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010


Hình 2.2: Nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2005-2010)

Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: nguồn vốn huy động nội, ngoại tệ của các NHTM tăng đều qua các năm; năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM đạt 12.260 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ đạt 11.173 tỷ đồng, chiếm 91,13% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 1.087 tỷ đồng, chiếm 8,87% tổng nguồn vốn huy động. So với năm 2005, tổng nguồn vốn huy động tăng 9.532 tỷ đồng, gấp 4,494 lần so với năm 2005, tính bình quân trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, thì tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng nguồn vốn huy động của các NHTM là 24,58%.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí