Bảng 2.13. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ của các NHTM tỉnh Lâm Đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm | ||||||
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Tổng nguồn vốn | 2.728 | 3.700 | 4.992 | 6.560 | 8.539 | 12.260 |
Nội tệ | 2.605 | 3.511 | 4.658 | 6.142 | 7.710 | 11.173 |
Ngoại tệ | 123 | 189 | 334 | 417 | 829 | 1.087 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Ngành Du Lịch Lâm Đồng Thời Gian Qua
- Số Lượng Khách Quốc Tế Đến Lâm Đồng (2005-2010).
- Những Thành Tựu Đạt Được Của Ngành Du Lịch Lâm Đồng
- Dư Nợ Cho Vay Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Của Các Nhtm
- Tỷ Trọng Cho Vay Ngành Du Lịch Năm 2010 Của Các Nhtm Tỉnh Lâm Đồ Ng
- Đánh Giá Những Mặt Làm Được, Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Hạn Chế Trong Đầu Tư Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Ngành Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Lâm Đồng [28]
Nguồn vốn huy động nội tệ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2010 tăng so với năm 2005 là 8.568 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 329%, gấp 4,28 lần so với năm 2005. Nếu tính cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, thì tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động nội tệ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 23,93%.
Nguồn vốn huy động ngoại tệ (quy đổi) của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2010 tăng so với năm 2005 là 964 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 783,74%, gấp 8,84 lần so với năm 2005. Nếu tính cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động ngoại tệ là 32,36%.
Tóm lại: giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng khá cao, qua đó cho thấy các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có một số giải pháp phù hợp để thu hút được nguồn vốn tại chỗ nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng dư nợ. Tuy có mức tăng trưởng khá, song nhìn chung hệ thống các ngân hàng thương mại vẫn chưa khai thác tối đa được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng còn chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi đó nguồn vốn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp là một trong những khó khăn của các ngân hàng thương mại trong việc cân đối nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng yêu cầu
vay vốn của các tổ chức, cá nhân nói chung; các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng.
2.2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn điều hoà từ trung ương
Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dư nợ tại địa phương, những năm qua, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã đưa ra nhiều giải pháp để huy động vốn. Tuy nhiên, do nhu cầu vay vốn khá lớn, mặt khác Lâm Đồng là một tỉnh mà kinh tế chưa thực sự phát triển nên nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư và nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp còn hạn chế, hơn thế nữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực sự chưa đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương, do đó nguồn vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Do vậy, đa số các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều phải cần sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng cấp trên để cho vay, đến cuối năm 2010, nếu chưa cộng số dư dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán mà nguồn vốn huy động tại địa phương phải dự trữ thì tổng số tiền điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các chi nhánh trên địa bàn toàn tỉnh là: 5.981 tỷ đồng(xem bảng 2.14).
Bảng 2.14. Nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các NHTM tỉnh Lâm Đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm | ||||||
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Tổng dư nợ | 5.080 | 6.184 | 8.261 | 10.213 | 14.373 | 18.241 |
Nguồn vốn huy động tại địa phương | 2.728 | 3.700 | 4.992 | 6.560 | 8.539 | 12.260 |
Nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên | 2.352 | 2.484 | 3.269 | 3.653 | 5.834 | 5.981 |
Tỷ lệ vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên (%) | 46,30 | 40,20 | 39,60 | 35,80 | 40,60 | 32,8 |
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28]
Từ bảng 2.14 cho chúng ta thấy, nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tăng đều qua các năm. Năm 2010, nguồn
vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các ngân hàng thương mại là 5.981 tỷ đồng, so với năm 2005, tăng 3.629 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 154,3%; tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2005-2010 của nguồn vốn điều hoà từ cấp trên là 15,4% và tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động tại địa phương là 24,58%.
Do tốc tộ tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động tại địa phương tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn vốn điều hoà từ các ngân hàng thương mại trung ương (24,58% so với 15,4%), nên tỷ lệ sử dụng vốn điều hoà từ trung ương có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2005, tỷ lệ sử dụng vốn điều hoà từ trung ương của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 46,3%, thì qua các năm từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ này lần lượt là: 40,2%, 39,6%, 35,8%, 40,6% và 32,8%.
20000
15000
10000
5000
0
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng dư nợ
Tổng nguồn vốn huy động
Nguồn vốn điều hoà từ trung ương
Tỷ đồng
Hình 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn, dư nợ và nguồn vốn điều hoà từ TW (2005-2010).
Tóm lại: thời gian qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn vốn tại địa phương, qua đó góp phần chủ động hơn trong việc đầu tư đối với khách hàng tại địa phương. Tuy nhiên, nguồn vốn tự lực tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn phải nhờ hỗ trợ vốn từ trụ sở chính, đến cuối năm 2010, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn sử dụng vốn điều hoà từ trụ sở chính là 5.981 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32,8% tổng nguồn vốn .
2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua
Dư nợ phân theo thời hạn vay: dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2005- 2010, cụ thể: năm 2010, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 18.241 tỷ đồng, tăng 13.161 tỷ đồng và gấp 3,59 lần so với năm 2005. Qua số liệu cho thấy, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung, dài hạn, cụ thể: năm 2005 chiếm 55,67% tổng dư nợ; năm 2006 chiếm 54,1% tổng dư nợ; năm 2007 chiếm 55,2% tổng dư nợ; năm 2008 chiếm 57,72% tổng dư nợ; năm 2009 chiếm 57,24% tổng dư nợ và năm 2010 chiếm 56,96% tổng dư nợ. Trong khi đó tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn giai đoạn 2005-2010 lần lượt là: 44,33%, 45,9%, 44,8%, 42,28%; 42,76% và 43,04%.
Bảng 2.15. Phân loại dư nợ theo thời hạn vay vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm | ||||||
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Tổng dư nợ | 5.080 | 6.184 | 8.261 | 10.213 | 14.373 | 18.241 |
Ngắn hạn | 2.828 | 3.344 | 4.560 | 5.895 | 8.227 | 10.391 |
Trung, dài hạn | 2.252 | 2.840 | 3.702 | 4.318 | 6.146 | 7.850 |
Nợ xấu | 365 | 329 | 147 | 309 | 253 | 366 |
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28]
Dư nợ ngắn hạn trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2010 đạt 10.391 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 7.563 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 267,43%; dư nợ trung, dài hạn đạt 7.850 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 5.598 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 248,6%.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng là 21,11%, trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn bình quân tăng 21,4% và tốc độ tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn bình quân tăng 20,65%. Số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2005-2010 khá cao, tuy nhiên theo các ngân hàng thương mại trên địa bàn, cũng như khảo sát của chúng tôi, nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Dư nợ phân theo ngành kinh tế: Tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế trên địa bàn đến cuối năm 2010 đạt 18.241 tỷ đồng, về cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2010 như sau:
Năm 2005, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm 39,04% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 17,01% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 29,74% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 14,21% tổng dư nợ. Năm 2006, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm 38% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 15,54% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 36% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 10,46% tổng dư nợ. Năm 2007, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm 36% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 18,34% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 33,93% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 11,13% tổng dư nợ. Năm 2008, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm 24,4% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 13,43% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 17,77% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 44,4% tổng dư nợ. Năm 2009, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp 31,22% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 21,41% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 32,28% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 15,9% tổng dư nợ. Năm 2010, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp 26,02 % tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 23,46% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 30,24% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 20,28% tổng dư nợ. Qua phân tích trên cho thấy, dư nợ cho vay các ngành kinh tế trên địa bàn qua các năm đều tăng, cụ thể: so với năm 2005, thì năm 2010 dư nợ cho vay ngành nông nghiệp tăng 2.763 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 139,33%, nếu tính bình quân cả giai đoạn 2005-2010 thì tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 14,52%; dư nợ cho vay ngành công nghiệp, xây dựng tăng 3.416 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 395,4%, nếu tính bình quân cả giai đoạn 2005-2010, thì tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 28,3%; dư nợ cho vay ngành dịch vụ tăng 4.005 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 265,1%, nếu tính bình quân cả giai đoạn 2005-2010 thì tỷ lệ tăng 21,64% và ngành khác tăng 2.977 tỷ
đồng, tỷ lệ tăng 412,3%, tính bình quân giai đoạn 2005-2010, tỷ lệ tăng bình quân là 23,4%.
Về cơ cấu dư nợ cho vay đối với các ngành, nghề của các ngân hàng thương mại có sự thay đổi qua các năm, theo đó tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, trong khi đó tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng dần, cụ thể: nếu như năm 2005, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp là 39,03% thì đến năm 2010, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp giảm xuống 26,02%, trong khi đó tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 17,01% năm 2005 lên 23,46% năm 2010, tương tự dư nợ cho vay ngành dịch vụ tăng từ 29,7% năm 2005 lên 30,24% trong năm 2010. Xu hướng đầu tư thay đổi này do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân đó là do tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn dần có sự thay đổi, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên, khi có sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế thì điều tất yếu sẽ có nhu cầu vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.16. Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm | ||||||
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Tổng dư nợ | 5.080 | 6.184 | 8.261 | 10.213 | 14.373 | 18.241 |
Nông nghiệp | 1.983 | 2.349 | 2.971 | 2.492 | 4.487 | 4.746 |
Công nghiệp, xây dựng | 864 | 961 | 1.515 | 1.372 | 3.077 | 4.280 |
Dịch vụ | 1.511 | 2.223 | 2.803 | 1.815 | 4.639 | 5.516 |
Ngành khác | 722 | 651 | 972 | 4.534 | 2.170 | 3.699 |
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28]
Nợ xấu: năm 2010, tổng số dư nợ xấu trên địa bàn là 366 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,01% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, so với năm 2005, tổng dư nợ xấu tăng 1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,27%. Tỷ lệ dư nợ xấu trong giai đoạn 2005-2010 cụ thể như sau:
năm 2005 là 7,2%, năm 2006 là 5,32%, năm 2007 là 1,8%, năm 2008 là 3,03%, năm 2009 là 1,8% và năm 2010 là 2,01%. Thống kê nợ xấu cho thấy, năm 2005, tỷ lệ nợ xấu khá cao sau đó có xu hướng giảm xuống trong những năm tiếp theo, nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ và thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “ V/v phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng” để phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động tín dụng.
Tóm lại: dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng khá trong giai đoạn 2005-2010 (tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 21,11%, trong đó: tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân ngắn hạn 21,4%, tốc độ tăng trưởng bình quân trung, dài hạn là 20,65%). Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương nói chung, ngành du lịch nói riêng phát triển.
2.2.4. Thực trạng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch
2.2.4.1. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng
Dư nợ cho vay ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2006, dư nợ cho vay ngành du lịch Lâm Đồng tăng 156,5 tỷ đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 336,56 %, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 54 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 600%, dư nợ trung, dài hạn tăng 102,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 273,33%; năm 2007, dư nợ cho vay ngành du lịch Lâm Đồng tăng so với năm 2006 là 58 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 28,6%, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1,6% , dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 57 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 40,71%; năm 2008, dư nợ cho vay ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng tăng 12,5 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 4,8%, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 0,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,3%, dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 12,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,24%; năm 2009, dư nợ cho vay ngành du lịch Lâm Đồng tăng so với năm 2008 là 191,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 70,13%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 17,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26,8%, dư nợ cho vay trung, dài hạn
tăng 174,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,64% và năm 2010, dư nợ cho vay ngành du lịch Lâm Đồng tăng so với năm 2009 là 117,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,17%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 11,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 14,62%, dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 105,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27,4%. Số liệu thống kê cho thấy nếu như năm 2005, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch đạt 46,5 tỷ đồng, thì đến năm 2010, dư nợ cho vay ngành du lịch đạt 582,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1.152,5%, gấp 12,52 lần so với năm 2005, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 93,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 936,67%, gấp 10,37 lần so với năm 2005 và dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 489,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1.204,3%, gấp 13,04 lần so với năm 2005.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân ngành du lịch giai đoạn 2005- 2010 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 29,26%, trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn bình quân là 22,49% và tốc độ tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn bình quân là 31%. Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng bình quân tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, thì tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngành du lịch tăng nhanh hơn, cụ thể: tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 là 21,11%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân ngành du lịch là 29,26%, qua đó cho thấy các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang thực sự quan tâm tài trợ đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, nếu so với tổng dư nợ trên địa bàn thì dư nợ cho vay ngành du lịch chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, cụ thể: năm 2005, dư nợ cho vay ngành du lịch chiếm tỷ trọng 0,92% trên tổng số dư nợ cho vay toàn địa bàn tỉnh; năm 2006 là 3,3%; năm 2007 là 3,2%; năm 2008 là 2,7%; năm
2009 là 3,24% và năm 2010 là 3,2%.