Nội Dung 2: Nghiên Cứu Đa Hình Gen Pou1F1 Và Mối Tương Quan Với Tính Trạng Sinh Trưởng Của Dê Định Hóa


Qua kết quả mổ khảo sát trên chúng tôi nhận thấy rằng, khả năng cho thịt của dê giai đoạn 12 tháng tuổi cao hơn so với 9 tháng tuổi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển theo giai đoạn của dê. Trên thực tế, nên giết mổ dê Định Hóa ở thời điểm 12 tháng tuổi để có năng suất thịt cao hơn.

3.1.6. Thành phần hóa học của thịt dê Định Hóa

Để đánh giá được một số thành phần dinh dưỡng của thịt dê, chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của thịt dê ở 2 thời điểm giết mổ là 9 và 12 tháng tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9 và 3.10.

Bảng 3.9. Thành phần hóa học thịt dê Định Hóa ở thời điểm 9 tháng tuổi


Thịt vai (n=4)


Thịt mông (n=4)

STT

Chỉ tiêu


Mean


SE

Cv (%)


Mean


SE

Cv (%)

1

Vật chất khô (%)

22,98

0,12

1,02

23,01

0,11

1,00

2

Protein thô (%)

20,69

0,16

1,54

21,02

0,12

1,14

3

Lipit thô (%)

1,05

0,02

2,94

0,89

0,01

3,35

4

Khoáng tổng số (%)

1,02

0,01

3,03

1,09

0,02

2,70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.

Bảng 3.10. Thành phần hóa học thịt dê Định Hóa ở thời điểm 12 tháng tuổi


Thịt vai (n=4)


Thịt mông (n=4)

STT

Chỉ tiêu


Mean


SE

Cv

(%)


Mean


SE

Cv

(%)

1

Vật chất khô (%)

23,73

0,19

1,58

25,00

0,19

1,55

2

Protein thô (%)

20,81

0,29

2,80

21,43

0,22

2,02

3

Lipit thô (%)

1,14

0,03

4,80

0,94

0,02

4,60

4

Khoáng tổng số (%)

1,10

0,02

4,26

1,11

0,01

4,33


Số liệu bảng 3.9 và 3.10 cho thấy, tỷ lệ vật chất khô trong thịt vai và thịt mông của dê 12 tháng tuổi cao hơn so với dê 9 tháng tuổi. Tỷ lệ vật chất khô trong thịt vai và thịt mông của dê lúc 9 tháng tuổi là 22,98% và 23,01%; trong khi của dê 12 tháng tuổi đạt 23,73% và 25,00%. Nếu so về tỷ lệ %, ở giai đoạn 12 tháng tuổi tỷ lệ vật chất khô trong thịt vai và thịt mông cao hơn 3,26% và 8,56% so với lúc dê 9 tháng tuổi.

Kết quả khảo sát của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) cho biết tỷ lệ vật chất khô của dê Cỏ nuôi tại Bắc Kạn tại thời điểm 9 tháng tuổi là 24,81%; Nguyễn Thị Thu Hồng và Dương Nguyên Khang (2017) cho biết tỷ lệ vật chất khô trong dê là 22,67%...

Về tỷ lệ protein thô, kết quả phân tích của chúng tôi về hàm lượng protein thô trong thịt vai của dê ở thời điểm 12 tháng tuổi đạt 20,81%, trong khi giai đoạn 9 tháng tuổi là 20,69%. Tương tự, tỷ lệ protein trong thịt mông ở 12 tháng tuổi là 21,43%, của dê 9 tháng tuổi là 21,02%. Có thể nói, tỷ lệ protein của thịt dê ở thời điểm khảo sát 9 và 12 tháng tuổi không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ protein thô trong thịt dê của chúng tôi khá tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác trên giống dê nội nhưng có xu hướng cao hơn các giống dê lai. Đinh Văn Bình (2005) nghiên cứu trên dê Cỏ cho thấy tỷ lệ protein thô trong thịt đạt 20,18%; Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) cho biết tỷ lệ protein thô trên dê Cỏ nuôi tại Bắc Kạn là 22,19%, Nguyễn Thị Thu Hồng và Dương Nguyên Khang (2017) công bố tỷ lệ protein thô trong thịt dê (Bách thảo x Cỏ) là 19,73%...

Kết quả phân tích tỷ lệ lipit thô trong thịt dê thời điểm 9 tháng tuổi là 1,05% và 0,89% tương ứng với thịt vai và thịt mông. Ở thời điểm 12 tháng tuổi đạt tương ứng thịt vai và thịt mông là 1,14% và 0,94%. Như vậy, nếu khảo sát ở thời điểm 9 và 12 tháng tuổi, tỷ lệ lipit trong thịt không có sự khác biệt đáng kể. Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước trên dê Cỏ và dê lai cho thấy tỷ lệ lipit trong thịt dê từ 0,99 - 1,34 % (Bùi Khắc Hùng và cs.,2014; Nguyễn Thị Thu Hồng và Dương Nguyên Khang, 2017...).


Kết quả phân tích về khoáng tổng số trong thịt của dê Định Hóa ở 9 và 12 tháng tuổi cho thấy hàm lượng khoáng tổng số không có sự khác biệt rõ rệt, biến động từ 1,02 - 1,11%. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với dê Cỏ nuôi tại Bắc Kạn (Bùi Khắc Hùng và cs., 2014).

Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá về chất lượng thịt của dê Định Hóa chúng tôi thấy rằng, một số chỉ tiêu thành phần hóa học của thịt dê thời điểm 12 tháng tuổi tương đương với 9 tháng tuổi, trừ chỉ tiêu vật chất khô.

3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đa hình gen POU1F1 và mối tương quan với tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa

3.2.1. Tách chiết ADN hệ gen của dê Định Hoá

Mẫu mô tai của 336 con dê Định Hóa được xử lý và bảo quản tại phòng thí nghiệm, sau đó được tách chiết ADN hệ gen theo quy trình tách chiết ADN hệ gen. Các mẫu ADN hệ gen tách chiết được kiểm tra nồng độ, đánh giá độ tinh sạch và kiểm tra trên gel agarose, kết quả một số mẫu chạy được trình bày trong hình 3.1A và 3.1B. Kết quả phân tích trên gel agarose cho thấy, các ADN hệ gen thu được tương đối đồng đều, các băng sáng rõ nét, ít bị đứt gãy. Các mẫu đều đủ điều kiện để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15


Hình 3 1A ADN gen tách chiết từ mẫu tai dê Định Hóa 1 15 là mẫu tai dê số 2 1

Hình 3.1A. ADN gen tách chiết từ mẫu tai dê Định Hóa

(1-15 là mẫu tai dê số 2, 3, 9, 42, 44, 46, 63, 68, 78, 81, 114, 115, 125, 128 và 134)


16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


Hình 3 1B ADN gen tách chiết từ mẫu tai dê Định Hóa 16 30 là mẫu tai dê số 2

Hình 3.1B. ADN gen tách chiết từ mẫu tai dê Định Hóa

(16 - 30 là mẫu tai dê số 1, 4, 5, 6, 15, 18, 21, 55, 96, 145, 151, 162, 175, 188, 192)


3.2.2. Kết quả nhân đoạn exon 6 của gen POU1F1 trên dê Định Hóa

Trình tự ADN hệ gen của một vài giống dê đã được giải trình tự, như dê địa phương Vân Nam, Trung Quốc với kích thước 2,66 Gb. Tuy nhiên, trình tự các gen hiện cũng chưa được phân tích hết. Trình tự gen POU1F1 trên đối tượng cừu POU1F1 (AJ549207) và gen POU1F1 của bò (Zhao và cs., 2004) đã được giải mã và nghiên cứu. Dựa trên nghiên cứu của Lan và cs. (2007) đã tiến hành phân tích đa hình gen đoạn exon 6 của gen POU1F1 trên dê, các tác giả đã sử dụng cặp mồi POU1F1-F (5’- CCA TCA TCT CCC TTC TT - 3’), POU1F1-R (5’ - AAT GTA CAA TGT GCC TTC GAG-3’) để

khuếch đại đoạn exon 6 với kích thước dự kiến 450 bp. Dựa trên công trình nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng cặp mồi trên để khuếch đại đoạn exon 6 của gen POU1F1 từ ADN gen dê Định Hóa. Sản phẩm PCR được kiểm tra trên gel agarose 1% và thu được kết quả như trong hình 3.2A và hình 3.2B.


Hình 3 2A Sản phẩm PCR khuếch đại từ đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa Giếng 3


Hình 3.2A. Sản phẩm PCR khuếch đại từ đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa


Giếng M: ADN thang chuẩn kích thước 100 bp; Giếng 1 - 15: Sản phẩm PCR mẫu tai dê số 2, 3, 9, 42, 44, 46, 63, 68, 78, 81, 114, 115, 125, 128 và 134


M 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Hình 3 2B Sản phẩm PCR khuếch đại từ đoạn gen POU1F1 của Định Hóa Giếng M 4


Hình 3.2B. Sản phẩm PCR khuếch đại từ đoạn gen POU1F1 của Định Hóa Giếng M: ADN thang chuẩn kích thước 100 bp; Giếng 16 - 30: Sản phẩm PCR mẫu tai dê số 1, 4, 5, 6, 15, 18, 21, 55, 96, 145, 151, 162, 175, 188, 192.

Kết quả PCR gen POU1F1 được thể hiện trên hình 3. 2A, 3. 2B cho thấy sản phẩm PCR là một băng sáng rõ duy nhất, kích thước xấp xỉ 450 bp như dự kiến, đủ điều kiện thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.


- Kết quả giải trình tự gen POU1F1

Đoạn gen POU1F1 của dê Định Hoá được lựa chọn gửi đi giải trình tự để xác định thông tin nucleotide của đoạn exon 6. Chất lượng của các kết quả giải trình tự được xác định theo ba cấp độ: Nếu giá trị chất lượng (Quality Value - QV) nằm trong khoảng từ 0 - 19 thì trình tự có chất lượng thấp, trình tự có chất lượng trung bình với QV nằm trong khoảng 20 - 30 và chất lượng cao thì QV lớn hơn

30. Dựa vào giá trị QV thấy rằng các mẫu có giá trị QV thấp trong khoảng 50 nucleotide đầu tiên và từ nucleotide thứ 1000 trở đi các nucleotide trong khoảng nucleotide 50 đến nucleotid dưới 1000 có chất lượng tương đối cao.

Gen POU1F1 được khuếch đại bằng phản ứng PCR, sản phẩm của phản ứng được tinh sạch và giải trình tự bằng phương pháp Sanger. Kết quả thu được thể hiện rõ ở phụ lục 3. Kết quả giải trình tự gen được gửi sang ngân hàng gen NCBI đăng ký. Với mã số trên ngân hàng gen: MK 228972.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/MK228972?fbclid=IwAR3b1kD6 afAfai3rjTvvLnOWENXrvHZtDP9h0sU9qoTvP7uAecM820XOOZI

3.2.3. Kết quả phân tích đa hình đoạn gen POU1F1 bằng enzyme DdeI

Đoạn gen POU1F1 sau khi cắt bằng enzyme giới hạn DdeI đã phân tách thành các đoạn ADN có kích thước khác nhau.

M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC


Hình 3 3A Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa phân tích bằng enzyme Dde I 5

Hình 3.3A. Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa phân tích bằng enzyme DdeI.

Giếng M: ADN thang chuẩn kích thước 50 bp; Giếng 1-10: sản phẩm cắt exon 6 gen POU1F1 bằng enzyme DdeI của mẫu tai dê, ĐC: Sản phẩm PCR mẫu tai dê



Hình 3 3B Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa phân tích bằng enzyme Dde I 6


Hình 3.3B. Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa phân tích bằng enzyme DdeI.

Giếng M ADN thang chuẩn kích thước 50 bp Giếng 11 25 sản phẩm cắt exon 6 gen 7

Giếng M: ADN thang chuẩn kích thước 50 bp; Giếng 11 - 25: sản phẩm cắt exon 6 gen POU1F1 bằng enzyme DdeI của mẫu dê


Hình 3.3C. Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hoá phân tích bằng enzyme DdeI.

Giếng M: ADN thang chuẩn kích thước 50 bp; Giếng 26 - 30: sản phẩm cắt exon 6 gen

POU1F1 bằng enzyme DdeI của mẫu dê

Kết quả trong hình 3.3A, 3.3B, 3.3C cho thấy kết quả cắt sản phẩm PCR đoạn gen POU1F1 bằng enzyme DdeI. Đoạn gen POU1F1 sau khi cắt bằng enzyme giới hạn DdeI đã phân tách thành các đoạn ADN có kích thước khác


nhau. Trong đó, giếng số 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13,14, 15, 17, 18, 20, 21,

22, 23, 24, 25, 26, 28, 29, 30 có 3 băng với kích thước 200 bp, 118 bp và 102

bp thể hiện cho kiểu gen D1D1. Các giếng số 1, 5, 12, 16, 19, 27 có 4 băng với kích thước 200 bp, 118 bp, 113 bp và 102 bp thể hiện cho kiểu gen D1D2. Tiếp tục thực hiện phân tích với các mẫu dê còn lại trong tổng số 336 con dê Định Hoá. Kết quả phân tích tỷ lệ kiểu gen và tần số allele của gen trên dê Định Hóa được thể hiện rõ qua bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tỷ lệ kiểu gen và tần số allele của gen POU1F1 trên dê Định Hóa


Đợt phân tích (năm)

Số mẫu phân tích

Kiểu gen

D1D1

Kiểu gen

D1D2

Kiểu gen

D2D2

Tần số allele

n

%

n

%

n

%

D1

D2

2017

30

22

73,33

8

26,67

0

0

0,867

0,133

2018

102

77

75,49

25

24,51

0

0

0,878

0,123

2019

98

74

75,51

24

24,49

0

0

0,877

0,122

2020

106

80

75,47

26

24,53

0

0

0,876

0,123

Tổng

cộng

336

253

75,30

83

24,70

0

0

0,875

0,125


Chúng tôi đã tiến hành phân tích gen POU1F1 với 336 mẫu tai dê Định Hóa trong 4 năm. Kết quả phân tích 336 mẫu thì có 253 mẫu có chứa gen D1D1 và 83 mẫu có gen D1D2, không thấy sự xuất hiện của kiểu gen D2D2 trên dê Định Hóa. Trong cả quá trình phân tích mẫu chúng tối thấy rằng, kiểu gen D1D1 chiếm ưu thế và luôn cao hơn so với kiểu gen D1D2 (Kiểu gen D1D1 chiếm 75,30%, kiểu gen D1D2 chiếm 24,70%). Kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới cho thấy, tỷ lệ kiểu gen D1D1 phân bố trong khoảng 0,200 đến 1,000; kiểu gen D1D2 từ 0,000 đến 0,800 và kiểu gen D2D2 từ 0,000 đến 0,162 (Li và cs., 2016). Lin và cs. (2017) đã nghiên cứu gen POU1F1- PROP1- PITX1- SIX3 trên hai giống dê địa phương Guanzhong và Hainan ở

Xem tất cả 306 trang.

Ngày đăng: 19/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí