Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 5


nếu yên lặng thì lòng rỗng mà điều thiện sẽ vào, khí bằng phẳng mà cái lý sẽ

thắng, tà quỷ còn đến quấy nhiễu làm sao được. Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới thừa cơ quyến rũ. Nếu không thì những giống nguyệt quái hoa yêu, mê hoặc sao được mà chẳng phải thu hình nép bóng ở trước Lương công là một bậc chính nhân. Kẻ sĩ gánh cặp đến học ở Trường An, tưởng nên chăm chỉ về học nghiệp, tuy không dám mong đến được chỗ vô dục nhưng giá gắng tiến được đến chỗ quả dục thì tốt lắm!" Lời lí giải đã phần nào cho thấy cái nhìn khắc kỉ của nhà nho đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời bấy giờ.

1.2.3 Các nhân vật văn học từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

Hoàn cảnh đáng lưu ý nhất của lịch sử dân tộc trong thời kỳ này là những cuộc nội chiến và bão táp của các cuộc khởi nghĩa nông dân. Cuộc khởi nghĩa của đội quân áo vải cờ đào đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng trong (chúa Nguyễn), Đàng ngoài (vua Lê, Chúa Trịnh), đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc. Sau đó, phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.

Thế kỷ thứ XVIII đầu thế kỷ XIX là một giai đoạn văn học có nhiều biến chuyển to lớn. Bên cạnh hình tượng nghệ thuật về người phụ nữ, văn học thời kỳ này đã xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật về giới trí thức phong kiến. Theo giới nghiên cứu, các nhân vật nam thời kỳ này là các nhà nho tài tử.

Nhà nho tài tử là những nhà nho trải qua một quá trình học tập tu dưỡng dưới “cửa Khổng sân Trình” như bất cứ một tri thức nào của thời đại mình. Ra đời trong một xã hội Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nhà nho tài tử bị hấp dẫn bởi một hình tượng chính thống, quan niệm về người “đại trượng phu”. Đại trượng phu hay người “hào kiệt” là loại nhân vật xuất chúng


vượt lên trên quần chúng cả về tầm cỡ của trí tuệ, tài năng, lẫn những hoài

bão, ước vọng to lớn. Trong một bối cảnh xã hội loạn lạc, đại trượng phu là người tính toán những sự nghiệp lớn. Nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Phan Ngọc cũng cho rằng, vào giai đoạn văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, “Tư tưởng thị dân đòi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc, chống lại thói an bần lạc đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính. Các tài tử ra đời để thay thế các quân tử, các trượng phu, là những người độc chiếm văn đàn trước đây. Các tài tử ấy học đạo thánh hiền, nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều tự xưng là tài tử. Con người tài tử là điển hình mới của thời đại. Con người quân tử bị chế giễu, đạo đức sống khắc kỷ phục lễ bị mạt sát. Một trào lưu tư tưởng mới manh nha trong lòng những chàng trai tài giỏi nhất của thời đại”[30.44].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Điểm khác biệt cơ bản giữa những người tài tử với người hành đạo và người ẩn dật là ở chỗ người tài tử coi “tài” và “tình” chứ không phải đạo đức làm nên giá trị của con người. “Đó không chỉ là điểm để phân biệt với người thánh hiền mà cao hơn, là điều khiến họ tự hào”. Người tài tử quan niệm “tài” theo nhiều cách. Có thể đó là tài trị nước, cầm quân (kinh luân), có thể là tài trong học vấn. Nhưng dẫu đã có những tài năng ấy, vẫn nhất thiết phải có thêm tài văn chương “nhả ngọc, phun châu”, rộng hơn nữa là “cầm kì thi họa” - những thứ nghệ thuật tài hoa, và tài năng đó phải gắn với “tình” nữa mới thành người tài tử. Theo GS.Trần Đình Sử, thì tài tử không phải là người tài theo quan niệm thông thường, mà là kẻ lấy ngông làm tài, tài thoát ra thói tục, vì vậy mà nó gắn rất chặt với tài tình.

Người tài tử cậy tài, mơ ước không phải chỉ là công danh phú quý, mà còn lập nên những sự nghiệp phi thường. “Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc”, “Chí làm trai Nam bắc Đông Tây / Cho phí sức vẫy

Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 5


vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ). Cao Bá Quát còn "kiêu" hơn

khi ông coi những người tài giỏi trong quá khứ chẳng thấm vào đâu so với ông:"Nghiêng cánh nhạn, tếch mái rừng Nhan, Khổng, chí xông pha nào quản chông gai; Cựa đuôi kình, toan vượt biển Trình, Chu, tài bay nhảy ngại chi gian khổ". Nhà nho tài tử trong thơ văn Nguyễn Du, đôi lúc (trong thơ chữ Hán) cũng hé cho kẻ hậu nhân cái "kiêu ngầm" của mình:

Tam thập hành canh lục xích thân, Thông minh xuyên tạc tổn thiên chân.

(Tấm thân sáu thước đã ba mươi tuổi rồi. Vì thông minh làm xuyên tạc, hại đến tính trời).

Các nhà nho tài tử không chỉ khoe tài của bản thân mà họ còn đưa cái tài vào trong thế giới nhân vật của họ. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhân vật nam dù chính diện hay phản diện đều có tài: Kim Trọng: "Nền phú hậu, bậc tài danh / Văn chương nết đất, thông minh tính trời", Từ Hải cũng được giới thiệu là một người tài: "Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài", Thúc Sinh cũng biết làm thơ Đường luật, Sở Khanh cũng biết làm thơ, Hồ Tôn Hiến cũng "kinh luân gồm tài". Trước đó, Nguyễn Gia Thiều, Ngô gia văn phái cũng đã từng để cho nhân vật của mình lên tiếng đề cao cái tài của mình. Tóm lại, "chữ tài , từ chỗ kiêng kỵ của thời đại trước, trở thành một ý niệm động lực của thời đại mới".[30.46]

Con người tài tử trong thơ Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ đều có mối quan hệ với các nhân vật ả đào, kĩ nữ. Gò bó, ngột ngạt trong môi trường chính thống đầy những niêm luật, ước thúc, họ tìm đến sinh hoạt ca trù như một nhu cầu tất yếu, nhằm thỏa mãn cái tôi bản ngã, ngoài vòng cương tỏa khắt khe của lễ giáo phong kiến. Nhưng cái nhìn của hai nhà nho về người phụ nữ ( cụ thể là người hát ả đào, kĩ nữ) lại có phần khác biệt.

Nguyễn Công Trứ nói nhiều đến chí nam nhi, nợ anh hùng, song khác

hẳn các tác giả trước đây, anh hùng của ông lại đầy yếu tố sắc tình. Ông khoe


đi hát ả đào, khoe có các cô gái trẻ đi tháp tùng lên chùa. Tuy vậy, mặt trái

của ông là tư tưởng nam quyền, khắt khe với phụ nữ, chỉ cho nam giới có quyền chơi bời phóng đãng. Với Nguyễn Công Trứ, trong số 12 người thiếp của ông (có tài liệu nói là 14), có không ít người xuất thân là ả đào. Gần gũi các cô đào là thế, nhưng Nguyễn Công Trứ chưa bao giờ thể hiện thái độ thương cảm trước thân phận bạc bẽo của những người phụ nữ này. Nguyễn Công Trứ từng tận mắt chứng kiến tài năng, mê mải sắc đẹp của các ả đào; cũng gửi gắm không ít tâm sự ruột gan của mình cho cô đào hát; trải qua bao nhiêu cuộc tình tha thiết sâu nặng với họ, nhưng vẫn không trân trọng họ. Ông đến với họ đơn thuần chỉ để giải trí, vui chơi, xem họ là thú vui chứ không nhìn nhận họ như những con người có giá trị. Chính vì chỉ xem ả đào như một thú chơi mà ông thường có thái độ bỡn đùa họ:

Lật đật qua đèo nóng nực thay Hai cô thương đến lại cho giày Ơn này biết lấy chi mà trả

Xin quỳ hai gối chống hai tay

(Cảm ơn hai cô đào)

Cái nhìn về người ả đào thuần túy là cái nhìn từ phía người đàn ông hưởng thụ ăn chơi. Tiếng đàn hay, giọng hát ngọt, sắc đẹp đã cuốn họ vào cuộc chơi say sưa mê mải, không một lần dừng lại, không một lần đặt mình vào vị trí người ca nữ để hiểu phía sau từng cuộc hát là những nỗi đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ đem tài sắc mua vui cho người. Điều này chỉ có thể lý giải bằng quan điểm nam quyền nho giáo. Những tư liệu còn để lại cho chúng ta thấy Nguyễn Công Trứ vốn không phải là một người coi trọng phụ nữ. Ông khá khắt khe trong việc đánh giá tiết hạnh người phụ nữ. Ông lên tiếng trách móc nàng thiếu phụ Nam Xương – người liệt nữ được chính vua Lê Thánh Tông ca ngợi hết lời:


Thực cùng chồng chi nỡ dối cùng con

Gương nữ tắc trông vào chưa phải lẽ Đã có ngọn đèn chơi với trẻ

Thời chi chiếc bóng gọi là chồng Tiếng phụ phàng chi nỡ trách đàn ông

(Vịnh Nam Xương liệt nữ)

Gay gắt hơn, ông chê bai nàng Thúy Kiều của Nguyễn Du: “Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm” (Vịnh Thúy Kiều). Nàng thiếu phụ Nam Xương trung trinh đến thế ông còn trách móc, thì những kỹ nữ bán thân như Kiều sao không khỏi bị Nguyễn Công Trứ nặng lời. Kiều tuy là kỹ nữ Trung Quốc nhưng rất tiêu biểu cho cuộc đời, thân phận của những ả đào – kỹ nữ Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX, nên chắc hẳn thái độ của Nguyễn Công Trứ với nàng Kiều cũng là cách mà ông nhìn nhận những ả đào quanh mình.

Đây cũng là quan niệm của hầu hết các nhà nho đương thời. Các nhà nho đi nghe hát để thị tài, khoe tài, để thoả mãn nhu cầu giải trí của mình, tuy nhiên nhiều người trong số họ thể hiện rõ thái độ miệt thị, cái nhìn thiếu trân trọng đối với nhân vật ả đào. Thái độ ấy bộc lộ ngay từ cách gọi tên “con hát”, “bọn ca nhi”. Cách xưng hô như vậy thể hiện sự xem thường, khinh miệt của cả xã hội đối với những người làm nghề cầm ca trên chiếu hát. Hầu hết họ xem ả đào là một phần của thú cầm ca, là thú vui, là công cụ phục vụ nhu cầu giải trí chứ không xem các cô đầu là con người có số phận, có cuộc đời riêng. Điều này dẫn đến quan niệm “xướng ca vô loài”. Xã hội Việt Nam trung đại vốn có ý thức coi thường nghề ca xướng, miệt thị các nghệ sỹ; triều đình cũng quan niệm nghệ sĩ chỉ là kẻ để mua vui. Một quan niệm đạo đức Nho giáo đề cao trinh tiết, thủy chung như nhất của phụ nữ tất không dung nạp người ả đào nhan sắc thành tài sản chung cho mọi đàn ông có tiền (họ hay nói đến vàng, ngàn vàng, lạng vàng). Bởi thế người ả đào chưa bao giờ có được cái nhìn trân trọng trong xã hội Việt Nam cho đến tận hết thế kỷ XIX.


Nguyễn Du đã có một quan niệm đi ngược với xu thế chung của các

nhà nho cùng thời khi ông luôn dành những tình cảm trân trọng, sự cảm thông đối với người phụ nữ. Mệnh đề hồng nhan phận bạc được Nguyễn Du đặc biệt nhấn mạnh với thân phận của những kĩ nữ - ả đào. Tấm lòng thương cảm ấy được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác của ông, bao gồm cả thơ chữ Hán và thơ Nôm. Chứng kiến cảnh đời bấp bênh, phiêu bạt, không ổn định của những kỹ nữ - ả đào, nhiều bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện niềm xót xa đến tột cùng.Cảm thương cho số phận của người ca nữ bất hạnh là mạch nguồn cảm xúc chính để Nguyễn Du làm bài thơ Long thành cầm giả ca hay Điếu La Thành ca nữ giả. Trong Truyện Kiều rất nhiều lần Nguyễn Du nhắc đến nỗi bất hạnh mà người tài sắc phải gánh chịu:

“Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” “Thương thay cũng một thân người, Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi.” “Nghĩ đời mà ngán cho đời,

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.

Người phụ nữ tài sắc không chỉ làm cung phi, làm món mồi tranh đoạt của bọn quyền quý. Họ còn đem tài sắc phục vụ nhu cầu ăn chơi giải trí của bọn đàn ông và làm thành một lớp người đặc biệt trong xã hội được gọi là đào nương, ả đào, cô đào. Sống bằng lời ca tiếng hát, những phụ nữ gọi là ả đào đã bán tài hát hay, đàn ngọt của mình, thậm chí phải “mắt đi mày lại” với khán thính giả đàn ông để rồi không ít người trở thành vợ thiếp - vợ nhỏ. Và cái kết cho họ bao giờ cũng là cuộc sống cực khổ, cô đơn và bất hạnh, thậm chí có người phải bỏ mạng trong cảnh nghèo đói, bệnh tật, không cửa không nhà. Không chỉ cảm thông với thân phận của những phụ nữ tài sắc, Nguyễn Du còn nhìn thấy nơi họ một sự tương đồng với thân phận của những nhà thơ như mình. Viết Độc tiểu thanh kí Nguyễn Du đã nhìn thấy thân phận mình


trong thân phận nàng Tiểu Thanh – nhân vật mang dáng vẻ là một kĩ nữ. Tiểu

Thanh tài tình nhưng bất hạnh chết yểu. Nguyễn Du liên tưởng đến thân thế của chính mình và những người làm thơ văn nghệ thuật, một thứ thơ văn không phải để lập thân, nói chí, giáo huấn mà để bộc lộ cảm xúc. Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh nhưng lại nghĩ đến mình: “ Không biết ba trăm năm lẻ nữa/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như?” (Độc Tiểu Thanh kí). Có thể suy đoán rằng triết lý “tài mệnh tương đố” được bắt nguồn từ những quan sát và suy ngẫm lâu dài của Nguyễn Du về thân phận những người phụ nữ nói chung và nhân vật ả đào nói riêng mà ông đã có dịp chứng kiến ngay trong gia đình mình và bắt gặp đâu đó trên đường đời. Chính tấm lòng yêu thương, đồng cảm ấy cho thấy Nguyễn Du có tầm nhân bản cao hơn các nhà Nho khác.

1.2.4 Các nhân vật văn học cuối thế kỷ XIX:

Cuối thế kỷ XIX, dòng văn học hát nói với các nhân vật tài tử như Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh đa tình, phóng túng tiếp tục truyền thống Nguyễn Công Trứ.

Nhân vật tài tử trong hát nói của Dương Khuê đều được miêu tả ở mối quan hệ tình ái giữa khách chơi - ả đào. Đó có thể là mối quan hệ chênh lệch tuổi tác như trong Hồng Hồng Tuyết Tuyết; đó có thể là nỗi nhớ nhung của cô đầu đối với tình quân (Tặng cô đầu Cần); là nỗi băn khoăn về mối tình lửng lơ mơ hồ (Ở nhà hát ngẫu hứng); cũng có thể là tâm sự của cô đầu về ký ức những năm tuổi trẻ (Tặng cô đầu Phẩm); là tình cảnh tương đồng giữa mình và người ca nữ trong thế đối sánh của cặp đôi tài tử – giai nhân (Gặp cô đầu cũ) .

Ở đầu thế kỷ XX, Chu Mạnh Trinh vẫn tự coi mình là nòi đa tình ( ta cũng nòi tình thương, người đồng điệu) và vẫn dùng khái niệm nòi tình để gọi nhân vật chính của Truyện Kiều. Với Chu Mạnh Trinh, tập thơ Vịnh Kiều có một giá trị đặc biệt. Tài hoa của họ Chu, trút hết cả vào tập thơ Vịnh Kiều này. Thương Kiều như thể thương thân, đó chính là tình cảm của Chu Mạnh Trinh. Bởi thế bênh Kiều, nhận ra vẻ đẹp của nàng Kiều sau mười lăm năm lưu lạc;


biện bác lại những sự lên án Kiều của những nhà nho câu nệ, nghiêm khắc;

không ai bằng Chu Mạnh Trinh: "... Chỉ vì một nỗi mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều. Trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi. Cũng có người bảo tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường, chưa để con ong qua tới. Cho có muốn lưỡi dao liều với mạng, lại sợ thành cháy vạ lây. Tấm lòng này như tuyết như gương. Mối sầu nọ qua ngày qua tháng. Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so bì. Nước đã trôi xuôi, hồn cựu mộng hãy còn vơ vẩn". Vậy là ngoài Kim Vân Kiều truyện, tác phẩm thiên tài bất hủ của Nguyễn Du, còn có Thanh Tâm tài nhân thi tập của Chu Mạnh Trinh. Chu Mạnh Trinh viết về Kiều thật hết lòng. Ông dồn hết tâm sức trong tập thơ này, chính là ông tôn vinh một vẻ đẹp tự nhiên, trời phú, ông thông cảm với kiếp tài hoa bạc mệnh, và ông cũng lên tiếng bảo vệ những nét đẹp tinh thần ẩn sau cuộc đời chìm nổi “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của Thuý Kiều:

Công cha bao quản nài thân thiếp,

Sự nước xui nên phụ với chàng, Cung oán nỉ non đàn bạc mệnh, Duyên may run rủi lưới Tiền Đường. Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu.

Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng!

Có thể nói, Chu Mạnh Trinh rất quý trọng thân xác của người phụ nữ, coi trọng những người. Ông tìm đến với lối hát ả đào để vượt ra khỏi vòng kiềm tỏa của xã hội phong kiến. Ông đã tìm thấy trong hình thức sinh hoạt ấy cái tư tưởng muốn thoát ra khỏi vòng bó buộc của luân thường, sự giam hãm của khoa cử, đường hẹp hòi của sĩ hoạn, khuôn phép của tinh thần Khổng Mạnh… Không chỉ say mê tiếng hát của các đào nương, ông còn đặt mình vào cương vị người ả đào để cảm thông, trân trọng và cất lên tiếng nói nhân đạo sâu sắc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023