Chiến Lược Qui Hoạch, Phát Triển Sản Phẩm Và Đầu Tư Du Lịch


Thị xã Châu Đốc có một cơ cấu chính quyền hoàn chỉnh và việc ban hành các văn bản pháp quy sẽ giúp chính quyền địa phương tận dung tối đa sự phân cấp trong quản lý Nhà nước về du lịch và vì vậy sẽ vượt qua và khắc phục những điểm yếu về thiếu cán bộ chuyên trách hay các văn bản pháp quy quan trọng. (xem thêm phụ lục 2).

Sự ưu đãi về tài nguyên du lịch văn hóa và lịch sử tại địa phương, cơ sở hạ tầng tốt, và nhu cầu thị trường sẽ góp phần phát triển các cơ sở vật chất và kinh doanh du lịch địa phương. Tuy nhiên, Châu Đốc cần xây dựng một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thị xã để làm cơ sở chỉ đạo các dự án đầu tư, quản lý tài nguyên, xây dựng các sản phẩm du lịch và kế hoạch quản lý rủi ro.

Với việc cho phép các đơn vị du lịch tại địa phương tự do kinh doanh cùng với sự nhạy bén linh hoạt của các đơn vị này đáp ứng nhu cầu thị trường du lịch ngày càng cao sẽ khắc phục những những điểm yếu về nguồn nhân lực chưa đực đào tạo và chất lượng dịch vụ thấp. Tuy nhiên Châu Đốc cũng cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ hơn để đủ sức nắm bắt những công nghệ và kiến thức mới về quản lý và phát triển kinh doanh du lịch.

Cuối cùng những sản phẩm du lịch hấp dẫn và chất lượng cao sẽ kém hiệu quả nếu ngành du lịch không có một chiến lược marketing và xúc tiến du lịch tầm cỡ để thu hút khách đến thị xã. Du lịch văn hóa và tâm linh là yếu tố thu hút mạnh mẽ của điểm đến này. Châu Đốc hiện tại cần xây dưng một thương hiệu điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng để chuyển thông điệp này đến các thị trường khách du lịch mục tiêu. Việc tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm như lễ hội bà Chúa Xứ Núi Sam hay xây dựng lại lịch sử Thoại Ngọc Hầu khai khẩn miền An Giang là cách có hiệu quả, nhưng không phải là cách duy nhất để xúc tiến du lịch. Xúc tiến du lịch bởi truyền khẩu, thông tin đại chúng là khuyến mãi cũng quan trọng không kém và cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp.

Từ những phân tích SWOT ở trên tôi khuyến nghị 4 chiến lược chính để phát triển ngành du lịch thị xã như sau:


2.4.2.1 Chiến lược củng cố thể chế

Thành lập một Đội liên ngành kiểm soát du lịch

Thực tiễn cho thấy việc kiểm soát khách nội địa khó hơn khách quốc tế, Châu Đốc cần có một cơ quan riêng để kiểm soát hoạt động của các cơ sở lưu trú địa phương. Đội sẽ hoạt động chuyên trách dưới sự lãnh đạo của Phòng Kinh tế (hoặc công an thị xã).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Thành lập một Trung tâm thông tin và hướng dẫn khách du lịch

Ban quản lý phát triển du lịch là cơ quan chủ quản thích hợp nhất. Nếu hoạt

động tốt, trung tâm này sẽ cung cấp một nguồn thu ổn định cho Ban quản lý.

Đối thoại với các cơ quan chính quyền địa phương

Việc thiếu thông tin liên lạc giữa chính quyền và các đơn vị kinh doanh có thể dẫn đến tình huống bất lợi cho cả 2 bên. Chẳng hạn như việc các đơn vị kinh doanh không tuân thủ với các định hướng chỉ đạo và qui định dẫn đến các qui định và chính sách của chính quyền và thiếu hiệu lực thực thi.

Nâng cao năng lực các bên liên quan

Ban quản trị lăng miếu Núi Sam

Ban quản trị lăng miếu hiện cũng còn nhiều hạn chế. Do lễ hội vía bà Chúa Xứ đã được nâng cấp thành Lễ hội quốc gia nên Ban quản trị cần được nâng cao năng lực tổ chức sự kiện như: tổ chức hội thảo, tổ chức hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại - du lịch và đầu tư hay biểu diễn văn hóa nghệ thuật để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu cao hơn trong tổ chức Lễ hội.

Phạm vi hoạt động của Ban cũng cần được mở rộng trong toàn bộ không gian phường. Cần giảm bớt nhân lực của bộ phận hành chính. Vẫn cần sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc qui định hoạt dộng của Ban và nâng cao hiệu lực thực thi các qui ước tự nguyện.


Các đơn vị kinh doanh du lịch địa phương

Các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu hoạt động với qui mô nhỏ, có nguồn nhân lực chất lượng thấp cũng như thiếu nghiệp vụ chuyên môn về du lịch. Đồng thời do tính chất mùa vụ của lễ hội lại khá ngắn thường khoảng 3-5 tháng vào mùa lễ hội. Do đó các đơn vị kinh doanh này chủ yếu tập trung vào lợi nhuận, mang tính kinh doanh theo mùa vụ đã ảnh hưởng đến môi trường du lịch và hình tượng địa phương. Do đó việc kiểm soát được đạo đức kinh doanh của các đơn vị này là một trong những ưu tiên trước mắt của Ban quản lý du lịch.

2.4.2.2 Chiến lược qui hoạch, phát triển sản phẩm và đầu tư du lịch

Địa phương cần thiết kế, công nhận và xây dựng các điểm tham quan, cơ sở vật chất, các tuyến, tour và chương trình du lịch.

Nhu cầu du lịch rất đa dạng, khách du lịch có xu hướng có được càng nhiều trải nghiệm sau chuyến du lịch càng tốt. Do vậy các sản phẩm và dịch vụ du lịch thường được “lắp ghép hay đóng gói” để chào bán cho khách theo hành trình tuyến hay tour du lịch. Qua ví dụ về các chương trình tour du lịch trên, khách du lịch hành hương đến Châu Đốc sẽ được mời chào cả gói trải nghiệm bởi hoạt động tham quan, vui chơi giải trí hay mua sắm, mặc dù động cơ đi du lịch chính của họ là lễ bái. Còn khách trung chuyển quốc tế có thể trải nghiệm cuộc sống đời thường của dân cư trong khu vực trung tâm thị xã, làng bè trên sông hay các làng người Chăm ở khu vực ven đô.

Đa dạng hóa loại hình du lịch

Du lịch cộng đồng

Nhìn chung cộng đồng địa phương tại Châu Đốc chủ yếu tham gia vào phục vụ khách hành hương đã từ nhiều năm nay. Du lịch đã mang lại nguồn thu nhập cao và nhiều công ăn việc làm cho những người tham gia trực tiếp cũng như lợi ích gián tiếp cho cộng đồng thông qua các cơ sở phúc lợi xã hội do quỹ từ thiện tài trợ. Tuy nhiên, vẫn thiếu sự tổ chức và tham gia tự nguyện của đông đảo thành phần cộng đồng địa phương. Các sản phẩm và dịch vụ du lịch mà cộng đồng đang cung cấp còn thiếu và yếu.


Du lịch tại làng bè nổi

Châu Đốc nổi tiếng với nghề nuôi cá lồng bè trên sông. Do đó việc xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp tại làng bè nổi tại ngã ba sông như đi thuyền trên sông, tham quan làng bè nổi và làng Chăm gần đó, thưởng thức các món ăn địa phương trên nhà hàng nổi hay trên thuyền, v.v… sẽ góp phần phong phú và đa dạng hóa các loại hình du lịch giúp thu hút đáng kể lượng du khách đến địa phương hàng năm.

Thúc đẩy việc trực tiếp bán hàng hóa cho khách du lịch

Dây là cách truyền thống mà cộng đồng địa phương đã và đang tham gia và hưởng lợi từ du lịch. Đã có hàng trăm cơ sở kinh doanh với đủ chủng loại hàng hóa, bao gồm các vật dụng sinh hoạt tại khách sạn, đồ thờ cúng, quà lưu niệm, đồ ăn uống, tạp hóa, v.v… Chính quyền và các cơ sở kinh doanh địa phương cần gặp gỡ và trao đổi với nhau về các qui tắc đạo đức kinh doanh và những hỗ trợ cần thiết để đảm bảo các cơ sở kinh doanh sẽ có được những gì họ muốn từ chính quyền và có thể nâng cấp cơ sở kinh doanh của họ.

Đẩy mạnh các cơ hội việc làm tại các đơn vị kinh doanh du lịch địa phương

Du lịch là ngành thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động giản đơn. Theo ước tính đơn giản về sự phân bố lao động tại Châu Đốc thì lượng lao động trung bình tại các nhà nghỉ và hộ kinh doanh nhỏ là 4 người, tại các khách sạn 1-2 sao là

8-10 người, tại các đơn vị kinh doanh lữ hành là 10 người, tại nhà hàng du lịch là 20 người và tại các khách sạn 3-4 sao là 50 người. Ngoài ra còn phải kể đến hàng trăm người chạy xe ôm và xe lôi. Tổng số lao động trực tiếp trong thời gian chính vụ du lịch là 8.000 người. Như vậy du lịch đã góp phần tạo việc làm cho khoảng 10% tổng dân số.


Khuyến khích việc xây dưng các đơn vị kinh doanh du lịch địa phương

Hiện có hơn 300 nhà nghỉ địa phương, 400 đơn vị kinh doanh du lịch qui mô nhỏ, 20 khách sạn, 20 nhà hàng và 7 đơn vị lữ hành. Chính quyền địa phương cần tiếp tục khuyến khích các doanh nhân địa phương tham gia mới và nâng cấp cơ sở kinh doanh của họ. Địa phương cần khuyến khích thành lập một hiệp hội xe ôm và xe lôi phục vụ khách du lịch dựa trên nghiệp đoàn xe ôm hiện nay.

2.4.2.3 Chiến lược nguồn nhân lực du lịch

Đào tạo tiếng Anh và nghiệp vụ du lịch là trọng tâm của chiến lược này. Du lịch chính là các trải nghiệm mà khách có được tại điểm đến. Khác với các ngành khác, con người là yếu tố quyết định tạo nên sự hài lòng của khách hàng. Nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi phải có những kỹ năng và trình độ tổng hợp, từ giao tiếp, quan hệ cá nhân, hiểu biết các nền văn hóa khác nhau, lòng mến khách cho đến các nghiệp vụ phục vụ khách. Đây là điểm yếu nhất của ngành du lịch Châu Đốc. Hiện địa phương có rất ít người có thể nói được một ngoại ngữ thông dụng. Các cán bộ nhân viên tác nghiệp thì yếu cả về kỹ năng và kinh nghiệm công tác. Do vậy các cơ quan chính quyền địa phương cần tìm cách thay đổi tình hình này bằng việc qui định những mức độ kỹ năng nghề nghiệp nhất định đối với nguồn lao động du lịch tại địa phương và tổ chức nhiều khóa đào tạo trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm.

2.4.2.4 Chiến lược quảng bá c tiến du lịch

Để phát triển du lịch, Châu Đốc cần đi sâu vào việc nghiên cứu nhu cầu và hành vi của trên 2 triệu khách nội địa và gần 50.000 khách quốc tế đến thị xã. Phương pháp nghiên cứu thông thường là thu thập các số liệu thống kê từ phòng Kinh tế, công an thị xã và các bản ghi của Ban quản lý lăng miếu và các đơn vị kinh doanh địa phương. Việc nghiên cứu số liệu thống kê sẽ cho thấy bức tranh về số lượng, thông tin cá nhân và hành vi mua và tiêu dùng của khách du lịch. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống thống kê du lịch chính xác và cập nhập thường xuyên cho khu vực. Tuy nhiên những thông tin cụ thể hơn về khách thích hay không thích cái gì, mức độ hài lòng của họ, cơ cấu chi tiêu, v.v… chỉ có thể có được từ việc quan


sát thực tiễn hay phỏng vấn chuyên sâu với khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ địa phương. Nghiên cứu định tính có thể được tiến hành trên cơ sở bất kỳ hay khi có yêu cầu sau khi đã có những giả định từ phân tích tài liệu. Hơn nữa, việc phân tích tổng hợp tài liệu còn cho phép nắm được mối quan hệ giữa thị trường du lịch trong khu vực với môi trường bên ngoài.

Trên đây là phân tích so sánh và đối chiếu các thay đổi và định hướng chiến lược phát triển cho ngành du lịch Châu đốc. Dựa vào đó cần có một lộ trình thực hiện các chiến lược này (xem thêm phụ lục 3).

2.4.3 Liên kết

2.4.3.1 Liên kết cụm ngành: đnâng cao lợi thế cạnh tranh

Hình 2 11 Những tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh Nguồn USAID VNCI VCCI 1Hình 2 11 Những tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh Nguồn USAID VNCI VCCI 2


Hình 2.11: Những tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh (Nguồn: USAID/VNCI-VCCI)


Để nâng cao vị thế của địa phương trong việc cạnh tranh, Thị xã Châu Đốc cần định vị được năng lực cạnh tranh của mình là một trong những vấn đề ưu tiên cấp bách hiện nay. Hiện An Giang có xếp hạng khá cao về năng lực cạnh tranh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên sau 02 năm tăng hạng đáng kể thì đến năm 2009 An Giang tụt hạng chỉ đứng thứ 20. Nguyên nhân tụt hạng chủ yếu là do các địa phương khác sự thay đổi lớn hơn so với An Giang. Bằng chứng là về điểm số An Giang không giảm so với năm trước mà ngược lại điểm trung bình tăng từ 61,12 lên 62,47 nhưng tụt 11 bậc. Theo các tiêu chí xếp hạng thì An Giang có nhiều tiêu chí được đánh giá tốt nhưng vẫn còn những tiêu chí được đánh giá là yếu : dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.


Hình 0 1 chuỗi cluster ngành du lịch Hình 2 12 Chuỗi cluster ngành du lịch Nguồn 3

Hình 0.1: chuỗi cluster ngành du lịch

Hình 2.12: Chuỗi cluster ngành du lịch (Nguồn: Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị Bích Thủy)


Thị xã Châu Đốc có tiềm năng to lớn về du lịch về văn hóa-tín ngưỡng-tâm linh. Trong đó lễ hội Vía bà Chúa Xứ hàng năm thú hút hàng triệu du khách đến tham quan và đã được nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia từ năm 2000. Tuy nhiên để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế đòi hỏi địa phương sau khi xác định được năng lực cạnh tranh của mình, cần xây dựng cụm ngành du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc xây dựng chuỗi du lịch ở địa phương sẽ mang lại giá trị gia tăng cao cũng như nâng cao tính cạnh tranh so với các trung tâm du lịch nổi tiếng khác của Việt Nam cũng như trên thế giới. Như vậy, xây dựng chuỗi giá trị du lịch mang tính quyết định trong chiến lượt phát triển du lịch ở đây.


Chuỗi giá trị ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó là một phức hợp các hoạt động do nhiều bên tham gia nhằm biến tiềm năng du lịch thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Chuỗi giá trị du lịch ở đây nhấn mạnh đến vai trò tổ chức, điều phối các chiến lược và quan hệ của các bên tham gia. Chuỗi giá trị bao gồm các phần sau:

Chuỗi giá trị từ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch: giá trị được ra trong các khâu cung cấp dịch vụ du lịch, từ tìm kiếm khách hàng, vận chuyển đến tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Chuỗi giá trị từ các bên liên quan bổ sung, hỗ trợ: giá trị được tạo ra trong các khâu hỗ trợ về tài chính, các bảo tàng, các sản phẩm truyền thống, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như các dịch vụ tiện ích công công cộng: điện thoại, Internet …

Giá trị gia tăng được tạo ra từ khu vực công : cung cấp cơ sở hạ tầng du lịch, tạo hệ thống khuyến khích phát triển du lịch.

Giá trị gia tăng được tạo ra từ người dân địa phương : tạo môi trường xã hội thân thiện với du lịch.

Việc phân tách giá trị được tạo ra như trên cho phép địa phương có biện pháp can thiệp, tạo điều kiện phát triển hợp lí cho từng khu vực phát huy vai trò để phát triển sản phẩm du lịch:

Xây dựng sản phẩm du lịch khai thác tính đa dạng tài nguyên du lịch vùng, nâng cao tính cạnh tranh trên cơ sở tạo sự khác biệt.

Xây dựng hệ thống doanh nghiệp năng động.

Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi phát triển du lịch.

Tạo điều kiện người dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch.

Nâng cao khả năng phối hợp giữa các bên trong chuỗi giá trị (khu vực công, doanh nghiệp, người dân) nhằm nâng cao giá trị sản phẩm du lịch và giảm chi phí.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022