Thực Trạng Hoạt Động Ngành Du Lịch Lâm Đồng Thời Gian Qua


Kết luận chương 1


Trong chương 1, với mục đích nghiên cứu, tổng hợp để xây dựng lý thuyết phục vụ cho mục tiêu ngiên cứu của đề tài về tín dụng ngân hàng tài trợ vốn cho phát triển ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng, luận án đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau đây:

Trước hết luận án đề cập đến lý thuyết tổng quan về du lịch trên các mặt như xác định khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch; đề cập đến nội dung tài nguyên du lịch với những nội dung chủ yếu là khái niệm và các loại tài nguyên du lịch; chỉ ra tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, nguồn tài nguyên kinh tế, kỹ thuật của du lịch và các tài nguyên khác có tính bổ trợ du lịch.

Luận án đề cập đến các loại hình du lịch như, đến những điều kiện phát triển, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch, trong đó chỉ ra những nhân tố bên trong và những nhân tố bên ngoài của ngành du lịch.

Luận án đã đề cập và làm rõ sự cần thiết phải phát triển du lịch, coi đó là một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Luận án làm rõ những điều kiện và lợi thế để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng.

Luận án tập trung đề cập và làm rõ nguồn tài trợ cho phát triển du lịch và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch. Vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Luận án làm rõ lý luận về NHTM và các chức năng của NHTM. Trong đó đi sâu đề cập nội dung tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch; vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Đầu tư tín dụng đối với ngành du lịch có một số đặc điểm riêng, đó là có tính chất theo mùa; đầu tư cho du lịch thường đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, thời gian đầu tư dài; hoàn trả vốn tín dụng có thể diễn ra ngay trong quá trình đầu tư; chi phí tổ chức cho vay thấp và đòi hỏi kỹ năng thẩm định cao. Những đặc điểm đó các NHTM cần phải nắm bắt để có phương thức tài trợ tín dụng cho ngành du lịch có hiệu quả, an toàn và bền vững.


Luận án còn đề cập và rút ra những bài học kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch có tính chất tham khảo từ một số nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Điểm mới nổi bật mà luận án đạt được trong chương 1 là chỉ ra những đặc thù và lợi thế phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Thứ hai là chỉ ra đặc trưng của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch nói chung và nhất là tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Thứ ba là chỉ ra và khẳng định vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA

2.1.1. Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch

Giai đoạn 2005-2009, số lượng các cơ sở kinh doanh du lịch tăng đều qua các năm, chứng tỏ ngành du lịch Lâm Đồng đã và đang có sức hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho phát triển du lịch (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.


S T T


Loại hình doanh nghiệp

Năm


2005


2006


2007


2008


2009

1

Doanh nghiệp Nhà nước

11

11

10

10

10

2

Công ty cổ phần

10

12

13

14

16

3

Công ty TNHH

24

25

27

28

30

4

Công ty liên doanh

1

1

1

0

0

5

DN tư nhân

300

314

318

322

320

6

Loại hình doanh nghiệp khác

305

310

325

345

350

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 10

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng [53]

Từ bảng 2.1 cho thấy: so với năm 2005, năm 2009 số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong lĩnh vực du lịch tăng 75 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 11,52%, trong đó: DNNN giảm 1 doanh nghiệp, tỷ lệ giảm 9,1%; Công ty CP tăng 6 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 60%; Công ty TNHH tăng 6 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 25%; Công ty liên doanh giảm 1 doanh nghiệp, tỷ lệ giảm 100%; DNTN tăng 20 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 6,67%; loại hình doanh nghiệp khác tăng 45 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 14,75%.


2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

Về cơ sở lưu trú: cơ sở lưu trú tại tỉnh Lâm Đồng tăng nhanh về cả về qui mô lẫn chất lượng, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2. Cơ sở lưu trú, số phòng, số giường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đơn vị: Cơ sở, phòng, giường


Chỉ tiêu

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

1. Số cơ sở lưu trú

451

442

444

528

565

601

Khách sạn

432

400

225

245

246

252

Nhà nghỉ

19

42

219

283

319

349

2. Số phòng nghỉ

3.938

5.921

6.201

7.284

8.125

8.643

Khách sạn

3.752

5.415

3.474

4.329

5.032

5.154

Nhà nghỉ

186

506

2.727

2.955

3.093

3.489

3. Số giường

7.283

11.260

11.850

13.940

15.550

16.041

Khách sạn

6.949

10.245

6.497

8.073

8.473

8.955

Nhà nghỉ

334

1.015

5.353

5.867

6.807

7.086

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [35]

Từ bng 2.2 cho thy: so với năm 2004, số lượng khách sạn giảm đi một cách đáng kể, cụ thể: tổng số khách sạn đến năm 2009 là 252 cơ sở, so với năm 2004 giảm 180 cơ sở, tỷ lệ giảm 41,7%, số phòng là 4.571 phòng, giảm so với năm 2005 là 844 phòng, tỷ lệ giảm 15,59%, tổng số giường năm 2009 là 8.955 giường, so với năm 2004 tăng 2.006 giường, tỷ lệ tăng 28,9%.

Trong khi đó, tổng số nhà nghỉ trên địa bàn tăng nhanh, đến cuối năm 2009, tổng số nhà nghỉ trên địa bàn là 349 cơ sở, tăng so với năm 2004 là 330 cơ sở, tỷ lệ tăng là 1.736,84%, tổng số phòng 3.489 phòng, tăng so với năm 2004 là 3.303 phòng,


tỷ lệ tăng 1.175,8% và tổng số giường tăng so với 2004 là 6.752, tỷ lệ tăng 2.021,56%.

Chất lượng của các cơ sở lưu trú ngày càng tốt hơn, nhiều cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng, chất lượng phòng ốc ngày càng được cải thiện, qua đó từng bước đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí và nghỉ ngơi của du khách; đa số các cơ sở lưu trú ngoài dịch vụ chính là nghỉ ngơi thì còn phát triển thêm các dịch vụ khác để hỗ trợ hoạt động lưu trú đó là: hoạt động ăn uống, massage, vũ trường, giải khát, hội nghị … đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí đa dạng của du khách.

Về hoạt động ngân hàng: đến cuối năm 2009, có 13 chi nhánh cấp 1 của các ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn. Các ngân hàng thương mại đều được cấp phép hoạt động với đầy đủ nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại như: huy động vốn, cho vay, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác.

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã lắp đặt được 92 máy ATM tại TP. Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc và một số thị trấn khác của các huyện. Trong đó, tại TP Đà Lạt có 55 máy, Thị xã Bảo Lộc có 12 máy, Thị trấn Liên Nghĩa - Đức Trọng có 12 máy, còn lại ở các địa phương khác.

Đối với việc phát triển các điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS, EDC thì đến nay vẫn chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là trên 10 điểm. Việc thu đổi ngoại tệ cũng chỉ tập trung tại các chi nhánh trung tâm, các nơi khác hầu như không có. Chính việc phát triển chậm hệ thống máy rút tiền tự động, hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ và điểm thu đổi ngoại tệ nhiều khi bỏ lỡ các cơ hội thu hút nguồn ngoại tệ từ du khách.

Phương tiện vận tải: phương tiện vận chuyển đường bộ, đường hàng không đã không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng phương tiện vận chuyển tăng nhanh phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách ở trong và ngoài nước (xem bảng 2.3).


Bảng 2.3. Số phương tiện vận tải đường bộ, đường sông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.


Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1. Ô tô chở khách

4.881

5.519

6.333

7.015

7.906

8.897

Dưới 5 chỗ

2.788

3.256

3.912

4.465

5.265

6.165

Từ 5 chỗ trở lên

2.093

2.263

2.421

2.550

2.641

2.732

2. Vận tải đường sông


9

9

5

5

6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng và Cục thống kê Lâm Đồng [35]

Từ bảng 2.3 cho thấy: số lượng phương tiện vận chuyển tăng trưởng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, nếu như năm 2005, số lượng xe ô tô chở khách trên toàn tỉnh có 4.881 chiếc, đến năm 2010, số xe ô tô vận chuyển khách trên toàn tỉnh là 8.897 chiếc, tăng 4.016 chiếc so với năm 2005, tỷ lệ tăng 82,3%. Hệ thống giao thông đường bộ và phương tiện vận chuyển ngày càng phát triển làm cho việc đi lại của người dân cũng như du khách được dễ dàng hơn, điều này được thể hiện rõ qua số lượng hành khách tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2005, số lượng hành khách đi trên các phương tiện vận chuyển chỉ khoảng 13,3 triệu người, thì bước sang năm 2010, số lượng hành khách đã đạt 25,5 triệu người, tăng 12,2 triệu người, tỷ lệ tăng 92%. Dưới đây là số liệu khối lượng hành khách vận chuyển của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2010 (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Số lượng hành khách vận chuyển trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đơn vị: nghìn người


Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

13.314

15.596

16.305

17.909

21.354

25.465

Đường bộ

13.064

15.263

16.096

17.686

21.075

25.138

Đường sông

213

296

158

160

172

175

Đường hàng không

37

37

51

63

107

152

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng và Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng [35]


Khu vui chơi giải trí: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều khu vui chơi giải trí dành cho du khách, đến nay tại Lâm Đồng có trên 92 khu vui chơi giải trí chính có giá trị, riêng trên địa bàn Thành phố Đà Lạt có 32 khu, điểm du lịch, trong đó có 8 điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên là hồ, thác, 2 di tích lịch sử, 3 điểm du lịch sinh thái, 11 điểm cảnh quan vui chơi giải trí với qũi đất khoảng hơn 2.600 ha. Bên cạnh những khu vui chơi giải trí được đầu tư khá lớn và công phu, thì hiện nay còn nhiều khu vui chơi giải trí không được quan tâm đầu tư, giữ gìn nên bị xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của các điểm tham quan cũng như khả năng thu hút khách du lịch.

2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch

Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày càng được mở rộng và phát triển, vì thế thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc trong ngành du lịch (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5. Lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng(2004-2009).


Đơn vị: người


Chỉ tiêu

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

TW quản lý

37

37

37

28

0

0

Địa phương quản lý

8.102

9.405

10.568

14.898

16.562

17.354

Đầu tư nước ngoài

381

401

267

254

279

258

Tổng số

8.374

9.843

10.872

12.248

16.841

17.612

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [35]

Từ bảng 2.5 cho thấy: năm 2009, lực lượng lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch là 17.612 người, so với năm 2004 tăng 2,1 lần, tỷ lệ tăng 110,3%, trong đó: lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị do trung ương quản lý giảm 37 người, tỷ lệ giảm 100%, lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị do địa phương


quản lý tăng 9.252 người, tỷ lệ tăng 114,2%, lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 123 người, tỷ lệ giảm 32,28%. Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong giai đoạn 2004-2009 tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2005 tăng 17,54% so với năm 2004; năm 2006 tăng 10,5% so với năm 2005; năm 2007 tăng 12,7% so với năm 2006; năm 2008 tăng 37,5% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 4,6% so với năm 2008. Tính bình quân trong giai đoạn 2004- 2009 tỷ lệ lao động làm việc trong ngành du lịch tăng 12,2%. Số liệu trên cho thấy, ngành du lịch Lâm Đồng đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội tại địa phương.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch trên địa bàn Lâm Đồng ngày càng trưởng thành về nhiều mặt, song nhìn chung trình độ nghiệp vụ vẫn ở trong mức độ thấp, sự hiểu biết về lịch sử, phong tục tập quán của các quốc gia trên thế giới cũng như lịch sử của Việt Nam còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp chưa tốt, bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ vẫn còn khiêm tốn chính là một trong những cản trở lớn để thu hút khách du lịch. Một thực tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến đối với cán bộ công nhân viên ngành du lịch là người có chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp thì yếu về ngoại ngữ, người có ngoại ngữ thì thiếu kiến thức về chuyên môn, hoặc cán bộ vừa thiếu kiến thức về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, vừa thiếu kiến thức về ngoại ngữ. So sánh trình độ của đội ngũ cán bộ ngành du lịch ở nước ta với các nước có nền du lịch phát triển như Italia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc…thì trình độ cán bộ công viên ngành du lịch ở nước ta còn có một khoảng cách khá xa, nếu muốn đuổi kịp các quốc gia bạn, đòi hỏi chúng ta vừa phải có chiến lược đào tạo thực sự khoa học, vừa cần phải có sự phấn đấu vươn lên của chính cán bộ công nhân viên ngành du lịch.

2.1.4. Thực trạng về phát triển nguồn khách du lịch

Về khách du lịch quốc tế: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, bên cạnh đó nơi đây thiên phú cho khí hậu quanh năm luôn được trong lành, mát mẻ, rất lý tưởng cho việc tham quan, nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động văn hoá, thể thao khác. Hơn thế nữa, nơi đây cũng được coi là có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022