Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Mối Quan Hệ Giữa Tính Cách Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội

58


khác (De Groot và Steg, 2009). Nghĩa vụ đạo đức giúp vượt qua những khó khăn ban đầu khi khởi sự kinh doanh xã hội cũng như làm tăng sự quyết tâm theo đuổi các công việc mang tính trách nhiệm xã hội hơn là theo đuổi những công việc đem lại của cải, vật chất (Smith và cộng sự, 2016; Bacq và cộng sự, 2016).

Những người có sự đồng cảm cao đều có mong muốn giúp đỡ người khác ở các mức độ khác nhau, một trong các mức độ cao nhất là khởi sự kinh doanh xã hội (Bacq và Alt, 2018). Ngoài ra, sự đồng cảm tạo động lực giúp cá nhân tự tin hơn vào hành vi xã hội của mình, vượt qua các rào cản tâm lý như tìm kiếm một công việc ổn định, thu nhập cao hay theo đuổi khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống (Ip và cộng sự, 2017; Hockerts, 2017). Nhiều nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa sự đồng cảm và hành vi xã hội như các nghiên cứu của Wood (2012), Miller và cộng sự (2012), Bacq và Alt (2018).

Qua tất cả các nhận định về mối quan hệ từ các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội kết hợp với các giả thuyết đã đề xuất, tác giả cho rằng có thể cho rằng tồn tại tác động trung gian của cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội trong mối quan hệ giữa các tính cách kinh doanh thương mại và ý định bắt đầu một DNXH. Một số nghiên cứu tâm lý xã hội chỉ ra rằng các tính cách xã hội có thể kích hoạt các hoạt động hỗ trợ nhằm thỏa mãn mong muốn giúp đỡ những người xung quanh hoặc giải quyết các vấn đề xã hội (Penner và cộng sự, 2005). Trong bối cảnh ý định khởi sự kinh doanh xã hội, Mair và Noboa (2006) cho rằng các tính cách xã hội ảnh hưởng đến mong muốn trở thành một doanh nhân xã hội và ý định bắt đầu một DNXH. Mặt khác, tính cách cũng có thể được phát triển thông qua học tập hoặc kinh nghiệm thực tế. Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm tăng niềm tin về năng lực cá nhân, tương tự như tính khả thi trong nghiên cứu này và cảm nhận về tính khả thi làm tăng khả năng trở thành một doanh nhân xã hội. Tóm lại, cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội làm trung gian cho những ảnh hưởng của tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Vì vậy, tác giả đề xuất:

59


Giả thuyết H9a: Cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội trung gian tác động cho mối quan hệ từ các tính cách kinh doanh thương mại truyền thống (xu hướng chấp nhận rủi ro, nhu cần thành tích, tính chủ động và sự sáng tạo) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H9b: Cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội trung gian tác động cho mối quan hệ từ các tính cách kinh doanh thương mại truyền thống (xu hướng chấp nhận rủi ro, nhu cần thành tích, tính chủ động và sự sáng tạo) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H9c: Cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội trung gian tác động cho mối quan hệ từ các tính cách xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H9d: Cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội trung gian tác động cho mối quan hệ từ các tính cách xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

60


Nguồn tác giả đề xuất Hình 2 7 Mô hình nghiên cứu đề xuất mối quan hệ 1


Nguồn: tác giả đề xuất


Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

2.5 Nghiên cứu thứ hai về tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Từ lược khảo nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội đã thực hiện phía trên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội được sử dụng để lược khảo chuyên sâu để tìm những khe hổng nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

61


2.5.1 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm, giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Sự quan tâm dành cho mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và khởi sự kinh doanh xuất hiện từ những năm 2000, lúc này kinh nghiệm và giáo dục được xem xét dưới hình thức là hai trong các nguồn vốn con người (Marvel và cộng sự, 2016). Các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ tích cực giữa vốn con người và khởi sự kinh doanh (Davidsson và Honig, 2003; Mitchell và Shepherd, 2010). Vốn con người giúp cá nhân khám phá và tạo ra các cơ hội kinh doanh (Alvarez và Barney, 2007; Marvel và cộng sự, 2016). Ngoài ra, vốn con người còn hỗ trợ trong việc tích lũy kiến thức mới và tạo ra lợi thế cho các công ty mới (Bradley và cộng sự, 2012).

Trong giai đoạn đầu của hướng nghiên cứu về vốn con người và ý định khởi sự kinh doanh, các học giả chủ yếu xem xét giáo dục thông qua kiến thức và kỹ năng ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức khởi sự kinh doanh. Kiến thức và kỹ năng từ giáo dục là những yếu tố góp phần gia tăng nhận thức ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh (Shane và cộng sự, 2003). Kiến thức được thiết lập như một yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức cơ hội (Ardichvili và cộng sự, 2003; Companys và McMullen, 2007; McMullen và Shepherd, 2006) còn kỹ năng là năng lực cốt lõi của các doanh nhân để khởi sự thành công (Baum và Locke, 2004). Các nghiên cứu chủ yếu cho thấy mối liên hệ giữa giáo dục và nhận thức cơ hội hoặc ý tưởng sáng tạo (Davidsson và Honig, 2003; Shane, 2000). Nhận thức cơ hội và ý tưởng sáng tạo được coi là một bước đầu của việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh (Shane và Venkataraman, 2000; Dimov, 2007).

Với sự phát triển của nghiên cứu về vốn con người, các khía cạnh khác được xem xét ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh bao gồm: kinh nghiệm làm việc hay kinh nghiệm kinh doanh (Kolvereid và Isaksen, 2006; Entrialgo và Iglesias, 2016). Các doanh nhân thường bắt đầu các doanh nghiệp trong lĩnh vực có liên quan đến những điều họ đã làm trước đây, điều này là do sự nhận ra các cơ hội từ các kinh nghiệm trước đây mang lại (Shane, 2000). Kinh nghiệm trong một lĩnh

62


vực làm tăng khả năng nhận thức cụ thể liên quan đến lĩnh vực này, nó dẫn đến sự nhận thức cơ hội để khởi sự kinh doanh. Nghiên cứu của Davidsson và Honig (2003) về các doanh nhân mới cho thấy vai trò quan trọng của kinh nghiệm và giáo dục khởi sự kinh doanh trong việc khám phá các cơ hội kinh doanh.

Bảng 2.4 Các nghiên cứu về kinh nghiệm và giáo dục với ý định khởi sự kinh doanh

Chủ đề nghiên cứu

Các nghiên cứu

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh

Davidsson và Honig (2003), Kolvereid và Isaksen (2006), Souitaris và cộng sự (2007), (Oosterbeek và cộng sự, 2010), Slavtchev và cộng sự (2012), Martin và cộng sự (2013), Zhang và cộng sự (2014) Entrialgo và Iglesias (2016)

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh

Autio và cộng sự (2001), Dimov (2007), Fatoki (2014) Hockerts (2017), Ip và cộng sự (2017), Miralles và cộng sự (2016)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

(nguồn: tác giả tổng hợp)

Trong giai đoạn này, các yếu tố của vốn con người được nghiên cứu riêng lẻ và các nghiên cứu chưa có một cách giải thích rõ ràng cho cấu trúc của vốn con người cũng như xem xét đồng thời các yếu tố trong vốn con người.

Để giải quyết vấn đề trên, giai đoạn từ những năm 2010 trở về sau, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng một cấu trúc chuẩn cho vốn con người. Điển hình là hai quan điểm của vốn con người trong mối quan hệ với công việc và kết quả đầu tư của Unger và cộng sự (2011) và Marvel và cộng sự (2016) và quan điểm vốn con người theo cách tiếp cận nhận thức của Ployhart và Moliterno (2011).

Ployhart và Moliterno (2011) chia vốn con người thành hai loại: vốn con người nhận thức (những gì mọi người có thể làm) và vốn con người không nhận thức (những gì mọi người sẽ làm). Trong đó, vốn con người nhận thức bao gồm

63


giáo dục và kinh nghiệm còn vốn con người không nhận thức bao gồm tính cách và động lực. Theo đó, vốn con người nhận thức có xu hướng nhìn thấy và phát triển, trong khi vốn con người không nhận thức có xu hướng ẩn và khó phát triển.

Trong nghiên cứu thực nghiệm thứ hai này, tác giả sẽ xem xét hai loại hình vốn đầu tư quan trọng trong vốn con người bao gồm giáo dục khởi sự kinh doanh và kinh nghiệm trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Trong những nghiên cứu trước về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, các nghiên cứu đa số xem xét kinh nghiệm và giáo dục là các biến kiểm soát, mà ít các nghiên cứu kiểm tra tác động của kinh nghiệm và giáo dục trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các nghiên cứu này đều cho kết quả những người có kinh nghiệm và trình độ học vấn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội của một cá nhân

Bảng 2.5 Các nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội xem xét kinh nghiệm và giáo dục là biến kiểm soát

Chủ đề nghiên cứu

Các nghiên cứu

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Carr và Sequeira (2007), Ernst (2011), Chipeta và Surujlal (2017).

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Salamzadeh và cộng sự (2013), Preethi và Priyadarshini (2018), Chipeta và Surujlal (2017),

Hockerts (2017), Nga và Shamuganathan (2010).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Xét riêng các nghiên cứu đánh giá tác động chính của kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong phạm vi nghiên cứu của tác giả, chỉ có bốn nghiên cứu xem xét tác động của kinh nghiệm đến quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Nghiên cứu đầu tiên do D’Orazio và cộng sự (2012) thực hiện

64


khi xem xét kinh nghiệm là vốn con người của một cá nhân bao gồm hai khía cạnh kinh nghiệm khởi sự kinh doanh và kinh nghiệm làm việc tác động như thế nào đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả chỉ có kinh nghiệm làm việc đó ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội. Nghiên cứu thứ hai của Hockerts (2017) bắt nguồn cho các nghiên cứu sâu hơn về kinh nghiệm khi tìm hiểu các yếu tố đóng vai trò trung gian cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin vào năng lực bản thân giữ vai trò trung gian cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các nghiên cứu tiếp theo sau đó kiểm tra lại mô hình của Hockerts (2017). Ngoài tác động trực tiếp của yếu tố kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, các nghiên cứu này còn mở rộng thêm biến trung gian trong mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội như sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức, niềm tin vào năng lực bản thân, nhận thức về sự hỗ trợ xã hội (Ip và cộng sự, 2018a; Aure, 2018).

Về mối quan hệ giữa giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong phạm vi tìm kiếm của tác giả chỉ có hai nghiên cứu xem xét tác động của giáo dục trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Shahverdi và cộng sự (2018) kiểm tra tác động điều tiết của giáo dục trong mối quan hệ giữa những rào cản và ý định khởi sự kinh doanh xã hội của sinh viên Malaysia. Kết quả cho thấy rằng thiếu năng lực, thiếu tự tin và thiếu nguồn lực là những rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả cũng cho thấy rằng giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có tác động điều tiết mối quan hệ giữa các rào cản nhận thức và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Điều này ngụ ý rằng việc giảng dạy về khởi sự kinh doanh xã hội có thể giúp giảm bớt các rào cản nhận thức và hướng đến phát triển kinh doanh xã hội nhiều hơn. Nghiên cứu còn lại của Preethi và Priyadarshini (2018) nghiên cứu tác động của giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Bằng việc so sánh tác động của từng nhóm yếu tố, Preethi và Priyadarshini (2018) đã kết luận rằng việc trở thành một doanh nhân xã hội trong tương lai phụ thuộc nhiều vào chất lượng những khóa học về kinh doanh xã hội.

65


2.5.2 Các khe hổng nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Thứ nhất, mặc dù vai trò của giáo dục kinh doanh, kinh nghiệm trong việc tạo ra hành vi kinh doanh ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu (Bae và cộng sự, 2014; Fayolle và Gailly, 2015; Martin và cộng sự, 2013) tuy nhiên điều này vẫn mới mẻ trong kinh doanh xã hội và vẫn tồn tại những mâu thuẫn trong các nghiên cứu đi trước. Điển hình như Varghese và Hassan (2012) cho rằng một cá nhân ít có khả năng trở thành doanh nhân nếu họ có trình độ học vấn hạn chế trong khi nếu họ được cung cấp kiến thức và kỹ năng để bắt đầu kinh doanh, họ sẽ có động lực và nhiều khả năng để trở thành một doanh nhân tương lai. Tuy nhiên thực tế trong Điển hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Hội đồng Anh, 2016) những cá nhân trở thành doanh nhân xã hội đa phần đều là những người có hoàn cảnh khó khăn và họ nhận ra cơ hội từ những khó khăn trong cuộc sống và quyết định khởi sự kinh doanh xã hội. Do đó, cần có những nghiên cứu khám phá những mối quan hệ giữa kinh nghiệm, giáo dục và ý định khởi sự trong bối cảnh kinh doanh xã hội.

Thứ hai, các nghiên cứu trước chỉ xem kinh nghiệm và giáo dục là biến kiểm soát trong nhóm biến nhân khẩu học nên việc đo lường chủ yếu đo bằng số năm học, ngành học, hay các kinh nghiệm làm việc và tìm hiểu sự hình thành ý định khác nhau như thế nào giữa những người có nền tảng kinh nghiệm và giáo dục làm việc khác nhau chứ chưa tìm hiểu mối quan hệ của kinh nghiệm và giáo dục đến quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Thứ ba, giáo dục và kinh nghiệm là hai cấu trúc quan trọng trong nguồn vốn con người nhận thức. Tuy nhiên, các yếu tố này lại được nghiên cứu riêng lẻ mà chưa có sự tích hợp chung với nhau để xem xét tác động đồng thời. Hai cấu trúc này là hai cấu trúc quan trọng cùng tạo nên kiến thức và kỹ năng cho những doanh nhân xã hội tiềm năng do đó việc xem xét cùng lúc là cần thiết và cấp bách.

Thứ tư, như trong phần lược khảo về các nghiên cứu tìm hiểu vai trò của kinh nghiệm và giáo dục trong khởi sự kinh doanh xã hội, một số nghiên cứu gần đây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024