74
2017) vì mọi người thường bắt đầu kinh doanh những gì liên quan đến việc họ làm trước đây (Cooper, 1985). Các nghiên cứu trước đây gợi ý rằng kinh nghiệm tạo ra sự quen thuộc với các vấn đề xã hội và sự quen thuộc này là cơ sở cho việc hình thành ý định giải quyết các vấn đề xã hội này (Carr và Sequeira, 2007; Kautonen và cộng sự, 2010; Chlosta và cộng sự, 2012). Ngoài ra, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội cũng tạo ra kiến thức và kỹ năng thực tế mà giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội không thể trang bị được. Kiến thức và kỹ năng từ giáo dục có thể được thực hành thông qua quá trình tương tác và làm việc với các tổ chức xã hội từ đó các cá nhân trở nên tự tin hơn vào khả năng khởi sự kinh doanh xã hội (Chen và cộng sự, 2015). Do đó, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội làm tăng niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội.
Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội và tiếp xúc với các doanh nhân xã hội góp phần làm tăng sự hiểu biết về kết quả mong đợi của việc trở thành một doanh nhân xã hội thông qua các mô hình hình mẫu lý tưởng (role model). Các cá nhân sẽ nhận ra kết quả mong đợi thông qua tiếp xúc trực tiếp với các doanh nhân xã hội mà họ tương tác. Các cá nhân có nhiều kinh nghiệm với các tổ chức xã hội có nhiều cơ hội nâng cao nhận thức về kết quả mong đợi. Các cá nhân không có kinh nghiệm với các tổ chức xã hội chỉ có thể hình dung kết quả thông qua giáo dục hoặc phương tiện truyền thông nhưng mất đi những đánh giá thông qua kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, giáo dục khởi sự kinh doanh thường chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng, rất khó để một cá nhân hình dung được những gì mà một doanh nhân xã hội có thể đạt được. Do đó, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội giúp các doanh nhân xã hội tiềm năng dễ dàng xác định các cơ hội và kết quả mà họ có thể đạt được khi trở thành doanh nhân xã hội (Bosma và cộng sự, 2012; Van Auken và cộng sự, 2006). Tác giả đề xuất:
Giả thuyết H6: Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội có tác động tích cực đến niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội.
Giả thuyết H7: Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội có tác động tích cực đến kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội.
75
2.5.3.6 Tác động trung gian của niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của kinh nghiệm với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đối với niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (Giả thuyết H4, H5, H6 và H7). Trong khi đó, các mối quan hệ trong SCCT cũng được kiểm tra khả năng ứng dụng trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội (giả thuyết H1, H2 và H3). Những giả thuyết này cho thấy rằng niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội đóng vai trò là trung gian cho các mối quan hệ từ giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. ý định khởi sự kinh doanh xã hội sẽ mạnh mẽ hơn khi một cá nhân có niềm tin vào năng lực bản thân cao nhờ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của mình (Boyd và Vozikis, 1994). Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có thể làm tăng ý định bắt đầu khởi sự kinh doanh xã hội của một cá nhân bằng cách truyền cảm hứng và nhấn mạnh những gì một doanh nhân thành công có thể đạt được (Souitaris và cộng sự, 2007). Hơn nữa, ý định khởi sự kinh doanh xã hội có thể được tăng cường bằng cách giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội thông qua việc giảm các khía cạnh tiêu cực của khởi sự kinh doanh như rủi ro thất bại hay khó khăn trong giai đoạn đầu khởi sự (Rauch và Hulsink, 2015). Kinh nghiệm có thể là một tác nhân định hướng cho các doanh nhân tiềm năng bởi vì những kinh nghiệm nuôi dưỡng và khuyến khích họ thành lập doanh nghiệp (Keat và cộng sự, 2011). Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng kinh nghiệm tạo ra sự quen thuộc với các vấn đề xã hội từ đó hình thành ý định giải quyết các vấn đề xã hội này (Carr và Sequeira, 2007; Kautonen và cộng sự, 2010; Chlosta và cộng sự, 2012). Liguori và cộng sự (2018) xác nhận rằng kinh nghiệm trước đó làm tăng niềm tin vào năng lực của một cá nhân. Ý định thành lập doanh nghiệp mới sẽ mạnh mẽ hơn khi một cá nhân có niềm tin vào năng lực cao nhờ kinh nghiệm/kiến thức mà cá nhân đó có được (Boyd và Vozikis, 1994). Hơn nữa, những kinh nghiệm như vậy cho phép các cá
76
nhân hiểu được quy trình thành lập một DNXH mới, xác định các vấn đề xã hội, định hướng để phát triển và đặc biệt phát triển niềm tin vào sự thành công khi khởi sự kinh doanh xã hội mà giáo dục không thể dạy họ (Shumate và cộng sự, 2014). Vì vậy, tác giả đề xuất:
Giả thuyết H8a: Niềm tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi trung gian mối quan hệ từ giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Giả thuyết H8b: Niềm tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi trung gian mối quan hệ từ kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
H4+
Niềm tin vào năng lực kinh doanh xã hội
Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội
H1+
H6+
H3+
Ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội
H5+
H2+
H7+
Kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội
Nguồn: tác giả đề xuất
Hình 2.8 Mô hình đề xuất mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội
77
Tổng kết chương 2
Chương 2 đã trình bày những lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, lần lượt các lý thuyết nền sẽ được giới thiệu sau đó từng điểm mạnh, điểm yếu của các lý thuyết này sẽ được trình bày để dẫn đến kết quả là việc lựa chọn lý thuyết nền cho từng nghiên cứu thực nghiệm. Sau đó, quy trình và kết quả lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội đã được trình bày để xác định danh mục và hướng nghiên cứu chính trong chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Dựa trên các khe hổng từ việc thực hiện lược khảo, hai mô hình về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội và tác động của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với ý định khởi sự kinh doanh xã hội cũng được đề xuất trong chương này.
78
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương 3
Chương 3 sẽ giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong hai nghiên cứu thực nghiệm. Cụ thể các thang đo gốc, quy trình thảo luận nhóm để hình thành thang đo nháp thứ nhất được giới thiệu. Cuối cùng sẽ là quy trình định lượng sơ bộ để hình thành thang đo nháp thứ hai và định lượng chính thức với các nội dung như đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu.
3.1 Quy trình nghiên cứu của hai nghiên cứu thực nghiệm
Từ các khe hổng nghiên cứu được xác định từ việc thực hiện lược khảo. Hai nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức. Quy trình hai nghiên cứu thực nghiệm được thể hiện trong hình 3.1.
3.2 Nghiên cứu sơ bộ
Từ lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, mô hình nghiên cứu và thang đo nháp thứ nhất cho từng nghiên cứu được hình thành. Mô hình nghiên cứu và các thang đo nghiên cứu nháp được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và bối cảnh quốc tế. Bên cạnh đó, những khái niệm về kinh doanh xã hội vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam do đó việc đánh giá lại mô hình và các thang đo là cần thiết để xem mức độ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Bảng câu hỏi được chuyển thể theo quy trình back-translation từ tiếng Anh sang tiếng Việt và dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh để đối chiếu và điều chỉnh. Mục tiêu của quy trình này để giải thích rõ các khái niệm và diễn giải các biến trong thang đo từ góc độ quan điểm của người được khảo sát. Từ đó, các biến quan sát được điều chỉnh, diễn giải để người được phỏng vấn hiểu rõ các câu hỏi và làm tăng giá trị thang đo.
79
Nghiên cứu sơ bộ
Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Thang đo
nháp lần 1
Thang đo
nháp lần 2
Phỏng vấn
chuyên gia
- Đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Thang đo chính thức
Định lượng chính thức (n = 500)
Đánh giá mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và tác động
trung gian
Kết luận và hàm ý chính sách
Nghiên cứu chính thức
Nguồn: tác giả đề xuất
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu thực nghiệm
80
3.2.1 Thang đo nháp thứ nhất trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Các thang đo trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm các thang đo cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006), các thang đo về tính cách kinh doanh thương mại truyền thống (xu hướng mạo hiểm, nhu cầu thành tích, tính chủ động và tính sáng tạo) và các thang đo về tính cách xã hội (nghĩa vụ đạo đức, sự đồng cảm).
Thang đo cảm nhận về sự mong muốn (perceived desirability - PD) và cảm nhận về tính khả thi (perceived feasibility - PF)
Thang đo cho cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi của việc khởi sự kinh doanh xã hội đã được áp dụng từ nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2013), điều chỉnh từ thang đo của Krueger (1994).
Bảng 3.1 Thang cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi
Yếu tố | Nguồn | |
PD | Cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội | |
PD1 | Cảm giác của bạn như thế nào đối việc khởi sự kinh doanh xã hội (1-hoàn toàn không thích, 7-hoàn toàn rất thích) | Ayob và cộng sự (2013) và Krueger (1994). |
PD2 | Sự căng thẳng của việc trở thành doanh nhân xã hội (1- hoàn toàn rất căng thẳng, 7-hoàn toàn không căng thẳng gì cả) | |
PD3 | Sự nhiệt tình như thế nào với việc trở thành doanh nhân xã hội? (1- hoàn toàn rất không nhiệt tình, 7-hoàn toàn rất nhiệt tình) | |
PF | Cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội | |
Đánh giá về cảm nhận của anh/chị về việc thành lập DNXH: |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Trung Gian Của Cảm Nhận Về Mong Muốn Và Cảm Nhận Về Tính Khả Thi Trong Mối Quan Hệ Từ Tính Cách Đến Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Mối Quan Hệ Giữa Tính Cách Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Giả Thuyết Về Mối Quan Hệ Giữa Giáo Dục Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Nghiệm Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Thang Đo Nháp Trong Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Kinh Nghiệm Với Các Tổ Chức Xã Hội, Giáo Dục Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội Và Ý Định Khởi Sự Kinh
- Quy Trình Phân Tích Sơ Bộ Định Lượng
- Đối Tượng Khảo Sát Và Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
81
Yếu tố | Nguồn | |
PF1 | Việc khởi sự kinh doanh xã hội là khó khăn với tôi | |
PF2 | Tôi chắc chắn về sự thành công của việc khởi sự kinh doanh xã hội | |
PF3 | Khởi sự kinh doanh xã hội vượt quá khả năng của tôi | |
PF4 | Tôi tự tin khi khởi sự kinh doanh xã hội | |
PF5 | Tôi đủ kiến thức để khởi sự kinh doanh xã hội |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Liđán và Chen (2009) đã phát triển một thang đo hoàn chỉnh cho các yếu tố trong TPB để đo lường ý định khởi sự kinh doanh. Các yếu này có thể được điều chỉnh để áp dụng cho ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Ernst, 2011).
Bảng 3.2 Thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Yếu tố | Nguồn | |
SEI | Ý định khởi sự kinh doanh xã hội | |
SEI1 | Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân xã hội | Liđán và Chen (2009) |
SEI2 | Nghề nghiệp tương lai của tôi là một doanh nhân xã hội | |
SEI3 | Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành DNXH của riêng mình | |
SEI4 | Tôi quyết tâm khởi sự kinh doanh xã hội trong tương lai | |
SEI5 | Tôi đã rất nghiêm túc với ý định khởi sự kinh doanh xã hội | |
SEI6 | Tôi có ý định bắt đầu một DNXH trong tương lai |
Nguồn: tác giả tổng hợp