82
Thang đo tính cách kinh doanh thương mại truyền thống
Các tính cách của doanh nhân thương mại truyền thống trong luận án này được xác định bao gồm xu hướng mạo hiểm, nhu cầu thành tích, tính chủ động và tính sáng tạo.
Thang đo xu hướng rủi ro
Xu hướng rủi ro đo lường xu hướng của một cá nhân trong việc né tránh rủi ro có thể phát sinh. Một trong những thang đo được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tâm lý học là bộ câu hỏi đo lường định hướng rủi ro của Rohrmann (2002). Dựa trên những nghiên cứu của Rohrmann (2002), Meertens và Lion (2008) phát triển một bộ câu hỏi đo lường khía cạnh xu hướng rủi ro của một cá nhân (Risk Propensity Scale) gồm 7 câu hỏi.
Bảng 3.3 Thang đo xu hướng rủi ro
Yếu tố | Nguồn | |
RP | Xu hướng rủi ro | |
RP1 | Tôi luôn đặt an toàn lên đầu tiên | Meertens và Lion (2008) |
RP2 | Tôi sẽ không mạo hiểm với những gì mình đang có | |
RP3 | Tôi thích né tránh rủi ro khi có thể | |
RP4 | Tôi thường xuyên mạo hiểm và chấp nhận rủi ro | |
RP5 | Tôi thực sự không an tâm khi không biết chuyện gì sẽ xảy ra | |
RP6 | Tôi thường xem rủi ro là một thách thức mà mình phải vượt qua | |
RP7 | Tôi đánh giá mình là một người ... (1 - Đi tìm tránh rủi ro, 7 - Né tránh rủi ro) |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Mối Quan Hệ Giữa Tính Cách Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Giả Thuyết Về Mối Quan Hệ Giữa Giáo Dục Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Nghiệm Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Tác Động Trung Gian Của Niềm Tin Vào Năng Lực Bản Thân Trong Kinh Doanh Xã Hội Và Kết Quả Mong Đợi Từ Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Quy Trình Phân Tích Sơ Bộ Định Lượng
- Đối Tượng Khảo Sát Và Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu
- Quy Trình Kiểm Tra Tác Động Trung Gian Theo Baron Và Kenny (1986)
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
Nguồn: tác giả tổng hợp
83
Thang đo nhu cầu thành tích
Thang đo nhu cầu thành tích đầu tiên được phát triển bởi McClelland (1965) sau đó có nhiều phiên bản khác được cải tiến vào các năm tiếp theo (McClelland, 1967; McClelland, 1987). Trong luận án này, thang đo nhu cầu thành tích bao gồm năm câu hỏi được Zeffane (2013) phát triển để ứng dụng vào đo lường ý định khởi sự kinh doanh dựa trên các thang đo gốc của McClelland (1965) và Hermans (1970).
Bảng 3.4 Thang đo nhu cầu thành tích
Yếu tố | Nguồn | |
NA | Nhu cầu thành tích | Zeffane (2013) |
NA1 | Tôi luôn làm hết sức mình dù tôi thực hiện công việc một mình hay với ai khác | |
NA2 | Tôi luôn cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc của mình | |
NA3 | Tôi thích làm những công việc nhiều thử thách hướng tới mục tiêu rõ ràng | |
NA4 | Tôi luôn cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu của mình | |
NA5 | Tôi thường tự đặt áp lực lên bản thân mình để đạt được điều tôi mong muốn |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Thang đo tính chủ động
Thang đo tính chủ động (PPS - Proactive Personality Scale) đầu tiên được xây dựng và phát triển bởi Crant (1996) với 17 câu hỏi. Sau đó, bộ thang đo này được điều chỉnh và hoàn thiện dần trong các nghiên cứu thuộc tâm lý học. Trong khởi sự kinh doanh, Seibert và cộng sự (1999) rút gọn thang đo với 10 câu hỏi có hệ số tải cao nhất thông qua các nghiên cứu trước. Trong luận án này, tác giả sử dụng bộ thang đo đã được rút gọn của Satar và Natasha (2019).
84
Bảng 3.5 Thang đo tính chủ động
Yếu tố | Nguồn | |
PRO | Tính chủ động | |
PRO1 | Tôi thường dự đoán các vấn đề hoặc những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai | Satar và Natasha (2019) |
PRO2 | Tôi có xu hướng lên kế hoạch trước cho các công việc trong tương lai | |
PRO3 | Tôi thích tiến lên phía trước và tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Thang đo sự sáng tạo
Tính sáng tạo được đo lường phổ biến bằng thang đo Jackson Personality Inventory (JPI) của Jackson (2004). Nghiên cứu này sử dụng bốn câu hỏi được Satar và Natasha (2019) điều chỉnh từ bộ thang đo (JPI).
Bảng 3.6 Thang đo tính sáng tạo
Yếu tố | Nguồn | |
CRE | Tính sáng tạo | |
CRE1 | Tôi thường thích thử các điều mới. | Satar và Natasha (2019) |
CRE2 | Tôi thích thực hiện các công việc có cách tiếp cận độc đáo, hơn là xem xét dùng lại những cách tiếp cận trước đó lại | |
CRE3 | Tôi thích thử cách độc đáo của riêng mình khi học những điều mới hơn là làm nó giống như mọi người khác | |
CRE4 | Tôi ủng hộ việc thử nghiệm các cách giải quyết khác nhau trong giải quyết một công việc |
Nguồn: tác giả tổng hợp
85
Thang đo tính cách xã hội
Các tính cách của doanh nhân xã hội trong luận án này được xác định bao gồm nghĩa vụ đạo đức và sự đồng cảm.
Thang đo nghĩa vụ đạo đức
Nghĩa vụ đạo đức được xem là tính cách xuất hiện giữa hành động phán xét đạo đức và ý định đạo đức (Haines và cộng sự, 2008). Thang đo gồm 4 câu hỏi đo lường mức độ mong muốn giúp đỡ những người thiệt thòi trong xã hội (Hockerts, 2017).
Bảng 3.7 Thang đo nghĩa vụ đạo đức
Yếu tố | Nguồn | |
MO | Nghĩa vụ đạo đức | Hockerts (2017) |
MO1 | Tôi cảm thấy có trách nhiệm để giúp mọi người kém may mắn hơn mình | |
MO2 | Tôi có nghĩa vụ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội | |
MO3 | Công bằng xã hội đòi hỏi chúng ta giúp đỡ những người kém may mắn hơn chính chúng ta | |
MO4 | Theo tôi giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là một nguyên tắc của xã hội |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Thang đo sự đồng cảm
Sự đồng cảm đo lường khả năng của một cá nhân có thể hiểu được cảm giác của người khác (Preston và cộng sự, 2007) và xu hướng phản ứng với trạng thái cảm xúc của người khác (Mehrabian và Epstein, 1972). Thang đo gồm 3 câu hỏi đo lường sự đồng cảm của một cá nhân.
Bảng 3.8 Thang đo sự đồng cảm
Yếu tố | Nguồn | |
EMP | Sự đồng cảm | |
EMP1 | Tôi cảm thấy đồng cảm đối với những người bị thiệt thòi |
86
Yếu tố | Nguồn | |
EMP2 | Khi nghĩ về những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của họ. | Hockerts (2017) |
EMP3 | Thấy những người có hoàn cảnh khó khăn khiến tôi cảm thấy muốn giúp đỡ họ |
Nguồn: tác giả tổng hợp
3.2.2 Thang đo nháp trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Các thang đo trong nghiên cứu thực nghiệm 2 bao gồm các thang đo trong SCCT (niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội, kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội), thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội
Thang đo niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội (SESE)
Thang đo niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội được phát triển bởi Hockerts (2017) để đo lường niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội của một cá nhân.
Bảng 3.9 Thang đo niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội (SESE)
Biến quan sát | Nguồn | |
SESE1 | Tôi tin rằng cá nhân tôi có thể đóng góp để giải quyết các thách thức xã hội nếu tôi đặt tâm trí vào nó | Hockerts (2017) |
SESE2 | Tôi có thể tìm ra cách để giúp giải quyết các vấn đề mà xã hội phải đối mặt | |
SESE3 | Giải quyết các vấn đề xã hội là điều mà mỗi người chúng ta nên thực hiện |
Nguồn: tác giả tổng hợp
87
Thang đo kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (SEOE)
Các biến quan sát được sử dụng cho thang đo này được lấy từ nghiên cứu của Krueger (2000) và Liguori và cộng sự (2018). Những người trả lời được yêu cầu đánh giá: Anh/chị dự kiến sẽ đạt được những kết quả nào sau đây khi thành lập DNXH của riêng mình?
Bảng 3.10 Thang đo kết quả mong đợi (SEOE)
Biến quan sát | Nguồn | |
SEOE1 | Tài chính ổn định (thu nhập cá nhân, tăng thu nhập cá nhân…) | Krueger (2000), Liguori và cộng sự (2018) |
SEOE2 | Sự độc lập/tự chủ (tự do cá nhân, làm chủ...) | |
SEOE3 | Sự công nhận của xã hội (phát triển cá nhân, để chứng minh tôi có thể làm được, được nhiều người biết đến) | |
SEOE4 | Đảm bảo tương lai cho thế hệ sau (để đảm bảo tương lai cho các thành viên gia đình, xây dựng doanh nghiệp để thế hệ sau có thể tiếp tục…) |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (EDU)
Năm câu hỏi đo lường trải nghiệm của cá nhân sau khi tham gia các khóa học về khởi sự kinh doanh được điều chỉnh từ Lanero và cộng sự (2011). Những người tham gia được hỏi: Trải nghiệm kinh nghiệm của anh/chị với giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội giúp:
Bảng 3.11 Thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (EDU)
Biến quan sát | Nguồn | |
EDU1 | Nâng cao tinh thần kinh doanh xã hội | |
EDU2 | Mang lại lợi ích cho khởi sự kinh doanh xã hội |
88
Cung cấp thông tin và các sáng kiến kinh doanh xã hội | Lanero và cộng sự (2011) |
EDU4 | Hỗ trợ tư vấn về khởi sự kinh doanh xã hội |
EDU5 | Đào tạo những doanh nhân xã hội toàn diện |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Thang đo kinh nghiệm với các tổ chức xã hội (EXP):
Thang đo kinh nghiệm với các tổ chức xã hội được phát triển bởi Hockerts (2017) để đo lường kinh nghiệm trước đây của một cá nhân với các tổ chức xã hội. Bảng 3.12 Thang đo kinh nghiệm với các tổ chức xã hội (EXP)
Biến quan sát | Nguồn | |
EXP1 | Tôi có một số kinh nghiệm làm việc với các vấn đề xã hội. | Hockerts (2017) |
EXP2 | Tôi đã từng tình nguyện hoặc tham gia làm việc với các tổ chức xã hội. | |
EXP3 | Tôi biết rất nhiều về các tổ chức xã hội. |
Nguồn: tác giả tổng hợp
3.2.3 Kết quả nghiên thảo luận nhóm
Trong luận án này, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia là những doanh nhân xã hội, giảng viên về khởi sự kinh doanh xã hội và những người có kiến thức nhất định và sự quan tâm dành cho khởi sự kinh doanh xã hội (Phụ lục 4. Danh sách chuyên gia). Khởi sự kinh doanh xã hội vẫn còn mới tại Việt Nam do đó trong luận án này, các chuyên gia được hội hỗ trợ Cộng đồng DNXH (Supporting Social Enterprise Community Association - SSEC) giới thiệu đến tác giả để thực hiện thảo luận nhóm. Đây là những cá nhân có hoạt động tích cực trong việc giúp phát triển cộng đồng DNXH tại khu vực miền Nam. Các chuyên gia bao gồm 2 chuyên gia nằm trong ban điều hành của hội hỗ trợ Cộng đồng DNXH (chủ tịch hội và Phó chủ tịch phụ trách Marketing), 2 chuyên gia hiện đang là người trực tiếp quản lý các doanh nghiệp xã hội (SAC MOC TINH CO., LTD và Dakado Group) và cuối cùng 1 chuyên gia là
89
giảng viên giảng dạy về khởi nghiệp kinh doanh xã hội đã được cấp chứng chỉ khóa đào tạo giảng viên nguồn về Công dân tích cực và Doanh nghiệp xã hội do Hội đồng Anh Việt Nam (Hội đồng Anh Việt Nam) tổ chức. Buổi thảo luận được tiến hành vào lúc 8h sáng ngày 13/11/2019. Địa điểm: phòng A306, trường Đại học Kinh tế TPHCM, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy trình thảo luận nhóm:
Bước 1. Chuẩn bị thảo luận nhóm. Xây dựng thang đo cho các biến nghiên cứu, xây dựng dàn bài phỏng vấn.
Bước 2. Tiến hành thảo luận nhóm. Tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia đánh giá mô hình, đánh giá/bổ sung các yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo các cho biến trong mô hình theo dàn bài chung (chi tiết dàn bài thảo luận nhóm được trình bày ở Phụ lục 5. Dàn bài thảo luận nhóm):
- Trình bày nội dung của nghiên cứu và luận điểm lý thuyết
- Dẫn dắt nội dung thảo luận bằng cách đặt các câu hỏi liên quan về các yếu tố trong hai nghiên cứu thực nghiệm bao gồm các ý định khởi sự kinh doanh xã hội, các tính cách, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, các yếu tố chính trong mô hình của Mair và Nooba (2006) bao gồm cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn, các yếu tố trong thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp bao gồm nhận thức về sự tư tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội.
Bước 3. Phân tích kết quả
- Đưa ra các quyết định bổ sung biến hoặc loại biến hay điều chỉnh/bổ sung thang đo.
- Hình thành thang đo nháp thứ hai (bảng câu hỏi sơ bộ) cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Kết quả thảo luận nhóm (Phụ lục 6. Biên bản thảo luận nhóm):
Kết quả từ thảo luận nhóm ghi nhận nhiều ý kiến và đóng góp thiết thực từ các chuyên gia. Với 53 câu hỏi liên quan trực tiếp đến các yếu tố trong mô hình