66
đã bắt đầu tìm hiểu vai trò của kinh nghiệm và giáo dục tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội tuy nhiên tương tự như các mô hình truyền thống, những tác động gián tiếp thông qua các tiền đề của ý định chưa nhận được nhiều sự quan tâm so với những tác động trực tiếp. Do đó, trong luận án này, hai tiền đề của nhận thức xã hội nghề nghiệp (sự mong muốn từ khởi sự kinh doanh xã hội và niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội) lần đầu được kiểm tra tác động trung gian trong mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Thứ năm, về cách đo lường, khác với những nghiên cứu trước trong khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống đo lường kinh nghiệm và giáo dục theo kiểu truyền thống, nghiên cứu này sẽ tiếp cận kinh nghiệm và giáo dục theo cách hoàn toàn mới. Theo đó, kinh nghiệm được tiếp cận là kinh nghiệm thực tế của một cá nhân làm việc với các tổ chức xã hội. Trong khi đó, giáo dục được đo lường bởi mô hình của Lanero và cộng sự (2011) thông qua cảm nhận của các cá nhân về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội sau khi được trải qua các khóa học.
Cuối cùng, các nghiên cứu hiện có về mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc vốn con người và khởi sự kinh doanh xã hội chủ yếu được thực hiện ở các nền kinh tế phát triển do đó để nâng cao tính tổng quát cần phải xem xét thêm tại các nền kinh tế đang phát triển Herrington và Kelley (2013). Do đó, luận án này tập trung vào bối cảnh tại Việt Nam được đặc trưng bởi các kỹ năng và giáo dục về khởi sự kinh doanh và khởi sự kinh doanh xã hội kém, mức độ hoạt động kinh doanh xã hội thấp, nhiều tiềm năng nhưng thiếu nguồn lực để khai thác (CSIP, 2016).
Để giải quyết các khe hổng nghiên cứu còn tồn tại như trên, luận án này sẽ dựa trên cơ cấu vốn con người nhận thức bao gồm giáo dục khởi sự kinh doanh và kinh nghiệm và làm rõ tác động đồng thời của hai yếu tố này đến quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp với hai tiền đề là niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội.
67
2.5.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục khởi sự kinh doanh, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội
2.5.3.1 Lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Theo Quan Điểm Sử Dụng Quan Điểm Năm Tính Cách Lớn
- Vai Trò Trung Gian Của Cảm Nhận Về Mong Muốn Và Cảm Nhận Về Tính Khả Thi Trong Mối Quan Hệ Từ Tính Cách Đến Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Mối Quan Hệ Giữa Tính Cách Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Tác Động Trung Gian Của Niềm Tin Vào Năng Lực Bản Thân Trong Kinh Doanh Xã Hội Và Kết Quả Mong Đợi Từ Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Thang Đo Nháp Trong Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Kinh Nghiệm Với Các Tổ Chức Xã Hội, Giáo Dục Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội Và Ý Định Khởi Sự Kinh
- Quy Trình Phân Tích Sơ Bộ Định Lượng
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
Lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp (SCCT) (Lent và cộng sự, 1994) được phát triển từ lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (Bandura, 1982). Trong các nghiên cứu tâm lý học liên quan đến nghề nghiệp, SCCT được sử dụng rộng rãi để giải thích quá trình hình thành động lực dựa trên ý định trong nhiều bối cảnh khác nhau (Schoenfeld và cộng sự, 2017; Lee và cộng sự, 2015; Lent và cộng sự, 2017), điều này chứng minh rằng SCCT hoàn toàn có thể giải thích được định hướng nghề nghiệp của một cá nhân. Một số nghiên cứu trước đây đã sử dụng SCCT để thúc đẩy sự hiểu biết về ý định khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống (Liguori và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, trong phạm vi tìm kiếm của tác giả, vẫn chưa có nghiên cứu nào áp dụng SCCT để hiểu cơ chế hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. SCCT được coi là một cách tiếp cận mới để hiểu ý định khởi sự kinh doanh xã hội dưới góc độ xem khởi sự kinh doanh xã hội là một sự lựa chọn nghề nghiệp (Tran và Von Korflesch, 2016; Lanero và cộng sự, 2016). Lý thuyết này cho thấy rằng ý định thực hiện một hành vi của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhận thức bao gồm niềm tin vào năng lực và sự kỳ vọng vào kết quả. Niềm tin vào năng lực là sự đánh giá khả năng bản thân để thực hiện một hành động đạt được mục tiêu (Tôi biết tôi có thể làm được). Sự kỳ vọng vào kết quả là niềm tin cá nhân vào kết quả mà hành động sẽ mang lại (Hành vi này sẽ mang lại gì cho tôi).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng SCCT (Lent và cộng sự, 1994) làm nền tảng lý thuyết để hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội vì những lý do sau. Thứ nhất, SCCT giải quyết việc thiếu cấu trúc các kết quả mong đợi trong các mô hình ý định khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống. Lược khảo tài liệu cho thấy rằng ý định khởi sự kinh doanh xã hội thường được nghiên cứu từ các quan điểm lý thuyết như TPB (Ajzen, 1991) và mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero và Sokol (1982). Cả hai mô hình truyền thống này đều không đề cập đến
68
mục đích của một cá nhân khi bắt đầu khởi sự kinh doanh trong khi những kết quả mong đợi như nhu cần thành tích, mong muốn được công nhận hay sự bảo đảm tài chính được coi là động lực chính để hình thành ý định khởi sự kinh doanh (Clark và cộng sự, 2018). Hạn chế này dẫn đến câu hỏi liệu có một mô hình mới về ý định khởi sự kinh doanh xã hội đo lường kết quả mong đợi khi khởi sự kinh doanh xã hội. Thứ hai, một trong những yếu tố cốt lõi của SCCT là niềm tin vào năng lực bản thân. Niềm tin vào năng lực bản thân là một năng lực đánh giá của cá nhân về việc tổ chức và thực hiện hành động của chính mình để đạt được mục tiêu (Tôi biết tôi có thể làm được) (Liguori và cộng sự, 2018). Cấu trúc này được phát triển từ các yếu tố cốt lõi trong TPB và mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero, do đó nó giải thích toàn diện các vấn đề liên quan đến năng lực của cá nhân để bắt đầu khởi sự kinh doanh xã hội. Do đó, việc áp dụng SCCT trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội là thiết thực và phù hợp.
So sánh với những lý thuyết truyền thống về ý định khởi sự kinh doanh như mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero (Shapero và Sokol, 1982) hay TPB (Ajzen, 1991), niềm tin vào năng lực bản thân trong SCCT tương tự như biểu hiện với chuẩn mực chủ quan và thái độ đối với hành vi trong TPB hay tương tự như cảm nhận về tính khả thi trong Mô hình sự kiện doanh nhân. Ajzen (1991) định nghĩa thái độ là đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân đối với một hành vi cụ thể và chuẩn mực chủ quan là nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội đối với việc thực hiện hành vi. Sự kết hợp của hai cấu trúc này được coi là bắt nguồn từ kỳ vọng kết quả. Những kết quả kỳ vọng sẽ giúp định hướng hành vi của những cá nhân, hướng những cá nhân đó đến mặt tích cực khi thực hiện hành vi hay nói cách khác kết quả kỳ vọng làm tăng thái độ tích cực của cá nhân và những người xung quanh. Kết quả kỳ vọng cũng giúp nâng cao nhận thức của những người xung quanh về hành vi từ đó một cá nhân sẽ nhận được sự ủng hộ xã hội để theo đuổi và thực hiện hành vi. Do đó, việc sử dụng SCCT là phù hợp để giải thích ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
69
Ý định khởi sự kinh doanh xã hội là một nhánh mới của nghiên cứu ý định khởi sự (Tan và cộng sự, 2019), vì vậy các cơ chế giải thích sự hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội tương tự như sự hình thành ý định khởi sự thương mại truyền thống với những thay đổi trong cấu trúc cốt lõi để phù hợp với bối cảnh kinh doanh xã hội (Mair và Marti, 2006; Mair và Noboa, 2006). Ngoài ra, sự tương đồng của các cấu trúc trong SCCT so với các mô hình ý định truyền thống cũng hỗ trợ cơ chế mở rộng các mô hình thông qua các biến môi trường hoặc bối cảnh. Do đó, nghiên cứu này sẽ định nghĩa lại hai yếu tố cốt lõi của SCCT trong bối cảnh kinh doanh xã hội và mở rộng mô hình SCCT bằng cách bổ sung hai biến bao gồm giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội để có được khung lý thuyết toàn diện hơn giải thích ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
2.5.3.2 Niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội (social entrepreneurial self-efficacy)
Niềm tin vào năng lực bản thân đề cập đến niềm tin của một cá nhân vào khả năng của họ để kiểm soát và thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (Lent và cộng sự, 2017). Nói cách khác, niềm tin vào năng lực bản thân là niềm tin cá nhân vào khả năng thực hiện và đạt được thành công trong một nhiệm vụ cụ thể (Fuller và cộng sự, 2018). Những cá nhân có niềm tin vào năng lực bản thân cho một nhiệm vụ cụ thể có nhiều khả năng theo đuổi và kiên trì trong nhiệm vụ đó vì niềm tin giúp họ giảm bớt sự phân tâm và tập trung vào nhiệm vụ. Hsu và cộng sự (2019) lưu ý rằng nếu niềm tin vào năng lực bản thân đối với một nhiệm vụ cụ thể thấp, các cá nhân có thể không thực hiện hành vi, ngay cả khi họ nhận được sự hỗ trợ của những người xung quanh. Trong khởi sự kinh doanh, niềm tin vào năng lực bản thân của cá nhân là niềm tin về kiến thức và kỹ năng của bản thân để thành lập và điều hành một doanh nghiệp mới. Điều này được thể hiện qua quá trình nhận thức để đánh giá khả năng bản thân, từ đó đánh giá những công việc phải thực hiện là trong khả năng hoặc ngoài khả năng.
Trong bối cảnh kinh doanh xã hội, niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội (social entrepreneurial self-efficacy - SESE) là niềm tin về của một
70
cá nhân về khả năng của bản thân trong việc thành lập và vận hành một DNXH mới. Niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội mô tả nhận thức cá nhân về khả năng đóng góp cho thay đổi xã hội thông qua hành vi kinh doanh xã hội (Hockerts, 2018). Do đó, niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội được coi là một yếu tố của hành vi xã hội tích cực và có khả năng dự đoán hành vi khởi sự kinh doanh xã hội (Zhao và cộng sự, 2005). Khi một cá nhân có niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội cao, họ có nhiều khả năng bắt đầu khởi sự kinh doanh xã hội bất chấp những trở ngại mà họ gặp phải so với những cá nhân có mức độ niềm tin thấp. Các vấn đề xã hội thường khá phức tạp, gây ra rào cản tâm lý cho các doanh nhân xã hội tiềm năng, niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội có tác dụng giảm các rào cản này đối với ý định bắt đầu kinh doanh xã hội (Hockerts, 2018). Ngoài ra, những cá nhân có niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội cao nhận ra rằng thành lập DNXH là khả thi hơn những người khác, điều này ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành của ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Mair và Marti, 2006). Do đó, tác giả để xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1. Niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
2.5.3.3 Kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (social entrepreneurial outcome expectations)
Một thành phần khác trong SCCT là kết quả mong đợi, đó là niềm tin của một cá nhân về kết quả có thể xảy ra khi thực hiện hành vi cụ thể (Lent và Brown, 2008). Kết quả mong đợi liên quan đến những gì các cá nhân có thể hình dung rằng họ sẽ đạt được khi họ thực hiện các hành vi (Liguori và cộng sự, 2019). Về bản chất, kết quả mong đợi là niềm tin vào những kết quả tích cực hoặc tiêu cực của hành vi (Ratten, 2016). Theo SCCT, một cá nhân mong muốn và có ý định thực hiện một hành vi khi kết quả là tích cực và không có ý định khi kết quả mong đợi là tiêu cực (Liguori và cộng sự, 2018).
71
Trong bối cảnh của nghiên cứu này, kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (Social entrepreneurial outcome expectations - SEOE) là niềm tin vào những kết quả mà một cá nhân có thể đạt được khi họ thành lập một DNXH. Hoạt động kinh doanh xã hội được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các mục tiêu kinh tế và xã hội (Saebi và cộng sự, 2019). Do đó, các doanh nhân, bao gồm các doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội, thường theo đuổi các mục tiêu bao gồm các mục tiêu cá nhân như lợi nhuận và thành tích (Christopoulos và Vogl, 2015) và đặc biệt các doanh nhân xã hội được thúc đẩy mạnh mẽ hơn để đạt được các mục tiêu xã hội mong muốn (Zahra và cộng sự, 2009) như công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội (Germak và Robinson, 2014; Christopoulos và Vogl, 2015).
Các cá nhân có xu hướng hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội khi kỳ vọng kết quả là tích cực và ngược lại, không có ý định thực hiện hành vi khi kỳ vọng kết quả là tiêu cực. Những người càng tin tưởng vào kết quả mong đợi, họ càng quan tâm và có ý định thực hiện hành vi (Lent và cộng sự, 2017). Do đó, tác giả cho rằng các cá nhân quan tâm đến việc thành lập một DNXH khi họ dự đoán được sự tích cực từ kết quả mong đợi của việc trở thành một doanh nhân xã hội. Ngược lại, các cá nhân ít có khả năng phát triển ý định bắt đầu khởi sự kinh doanh xã hội khi họ không hình dung hoặc không nhận ra kết quả tích cực có thể đạt được hoặc kết quả họ hình dung được không được họ đánh giá cao. Vì vậy, tác giả đề xuất:
Giả thuyết H2. Kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Ngoài ra, SCCT cho rằng niềm tin vào năng lực làm tăng nhận thức về kết quả mong đợi. Kết quả mong đợi là sự đánh giá của một cá nhân từ nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nên có thể khẳng định kết quả mong đợi của mỗi cá nhân phụ thuộc vào niềm tin năng lực của cá nhân đó đối với hành vi dự định thực hiện. Niềm tin vào năng lực bản thân cao làm tăng kỳ vọng (Liguori và cộng sự, 2018). Kết quả mà các cá nhân mong đợi phụ thuộc phần lớn vào đánh
72
giá của họ về những gì họ có thể đạt được. Các cá nhân có niềm tin vào năng lực bản thân cao có thể giúp đánh giá kỳ vọng kết quả một cách toàn diện hơn trong khi các cá nhân thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ không nhận ra kỳ vọng kết quả. Niềm tin vào năng lực không chỉ thúc đẩy ý định thực hiện hành vi mà còn làm tăng kỳ vọng vào kết quả của các cá nhân (Lent và cộng sự, 2017).
Giả thuyết H3: Niềm tin vào năng lực trong khởi sự kinh doanh xã hội tác động tích cực đến kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội.
2.5.3.4 Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (social entrepreneurship education)
Giáo dục khởi sự kinh doanh bao gồm bất kỳ chương trình giáo dục hoặc quy trình giáo dục nào về thái độ, kiến thức và kỹ năng kinh doanh cần thiết để khởi sự kinh doanh (Bae và cộng sự, 2014). Tương tự, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có thể được hiểu là các chương trình giáo dục nhằm tăng thái độ tích cực đối với kinh doanh xã hội, trang bị kiến thức và kỹ năng kinh doanh xã hội cần thiết để một cá nhân trở thành một doanh nhân xã hội. Li và cộng sự (2013) cho rằng các khóa học khởi sự kinh doanh xã hội được thiết lập tốt có tác động đáng kể trong việc phát triển kiến thức và kỹ năng của các doanh nhân xã hội tiềm năng. Do đó, các cá nhân được giáo dục về khởi sự kinh doanh xã hội có khả năng trở thành doanh nhân xã hội lớn hơn so với những cá nhân không được giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng niềm tin vào năng lực bản thân là một yếu tố dự báo đáng tin cậy về chất lượng giáo dục (Shahab và cộng sự, 2019). Ngoài ra, một số nghiên cứu đã tìm thấy tác động của các khóa học khởi sự kinh doanh đối với niềm tin năng lực của bản thân (Piperopoulos và Dimov, 2015; Von Graevenitz và cộng sự, 2010). Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có thể mang lại kết quả tích cực cho niềm tin vào năng lực bản thân cho các cá nhân nếu các khóa học được thiết kế tốt và người học cảm thấy kiến thức và kỹ năng được trang bị để giúp họ tự tin hơn khi bắt đầu khởi sự kinh doanh xã hội.
Ngoài ra, càng có nhiều kiến thức và kỹ năng từ giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội thì càng có nhiều khả năng cá nhân đó sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh xã hội. Các kiến thức và kỹ năng nâng cao thái độ tích cực đối với việc trở thành
73
doanh nhân xã hội thông qua việc giới thiệu những gì một doanh nhân xã hội có thể đạt được. Cá nhân ít có khả năng trở thành một doanh nhân xã hội nếu họ không có kiến thức cơ bản về khởi sự kinh doanh xã hội trong khi đó ngược lại giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội tạo ra động lực để cá nhân theo đuổi kinh doanh xã hội. Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội giúp các doanh nhân xã hội tiềm năng duy trì động lực của họ thông qua những khám phá về kết quả mong đợi của việc trở thành một doanh nhân xã hội như sự công nhận, sự giàu có cá nhân và bảo đảm tương lai cho các thành viên gia đình (Krueger và cộng sự, 2000). Tuy nhiên, một cá nhân không dễ dàng nhận ra kết quả kỳ vọng trong một lĩnh vực mới như kinh doanh xã hội. Những kỳ vọng kết quả này phụ thuộc vào năng lực của từng cá nhân thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm sống. Do đó, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc giúp hình dung những kỳ vọng về kết quả kinh doanh xã hội. Tác giả đề xuất:
Giả thuyết H4: Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có tác động tích cực đến niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội.
Giả thuyết H5: Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có tác động tích cực đến kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội.
2.5.3.5 Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội (prior experience with social organizations)
Tương tự như giáo dục, kinh nghiệm cũng được coi là một khoản đầu tư để tạo ra kiến thức và kỹ năng (Marvel và cộng sự, 2016). Mối quan hệ giữa kinh nghiệm và hành vi kinh doanh đã được xác nhận thông qua việc trang bị những kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết để một cá nhân có thể tự tin hơn khi thực hiện hành vi (Miralles và cộng sự, 2016). Kinh nghiệm có thể là một yếu tố quan trọng để phân biệt doanh nhân và những người không phải doanh nhân. Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội được coi là sự khác biệt chính trong các quan điểm khác nhau về kinh nghiệm giữa khởi sự kinh doanh thương mại và khởi sự kinh doanh xã hội (Hockerts, 2017). Trong kinh doanh xã hội, kinh nghiệm trước đây với các tổ chức xã hội là tiền đề của ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Hockerts,