Tác Động Của Đầu Tư C Ng Đến T Ng Trưởng Kinh Tế


yếu tố này mới làm tăng năng suất vượt bậc, giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả đầu tư, rút ngắn khoảng cách thu nhập với các nước khác. Tuy nhiên lý thuyết của Solow vẫn còn cần hoàn thiện bởi nó chưa giải đáp được quá trình diễn ra của tiến bộ công nghệ cũng như hiệu quả của tiến bộ công nghệ phụ thuộc vào những yếu tố nào, có phụ thuộc vào thể chế chính sách không.

Bên cạnh đó, có quan điểm lại đánh giá cao yếu t lao động, đặc biệt tài năng, trí tuệ của con người mới là sức mạnh quyết định tăng trưởng bền vững. Quan điểm này cho rằng ch nh con người mới quyết định hiệu quả đầu tư, sáng tạo và đổi mới công nghệ cũng như ứng dụng những yếu tố này làm tăng của cải của nền kinh tế lâu dài hay tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ngoài ra, yếu t môi trường kinh tế và môi trường t nhiên cũng ngày càng bộc lộ rò tầm ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững. Đó là môi trường hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, quốc gia nào thích nghi tốt và tận dụng tốt cơ hội này sẽ tăng trưởng thuận lợi. Đặc biệt ch nh môi trường toàn cầu hóa khiến mọi quốc gia gia tăng mức độ ảnh hưởng lẫn nhau, do đó năng lực thích nghi và ứng phó của mỗi quốc gia trước biến động kinh tế trong và ngoài nước cũng ảnh hưởng đến mức độ ổn định của tăng trưởng nước đó. Đồng thời môi trường tự nhiên với biến đổi khí hậu khó lường tiềm ẩn rủi ro và thiệt hại vô cùng to lớn cũng đòi hỏi mỗi quốc gia có khả năng ứng phó và thích nghi phù hợp để tăng trưởng và phát triển.

1.1.2.3. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là điểm khởi đầu của phát triển, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ở đây, tăng trưởng kinh tế được hiểu là việc tạo ra nhiều của cải hơn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường dựa trên các chỉ số:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và/hoặc Tổng sản phẩm quốc gia (GNP).

- Ngoài ra, tăng trưởng có thể được đo lường bằng một số chỉ tiêu khác như: Sản phẩm quốc nội ròng (NDP), sản phẩm quốc dân ròng (NNP), thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập khả dụng (GDI).

Trong đó:

- Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP: Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.


phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) không phân biệt yếu tố sản xuất thuộc sở hữu của người nước ngoài hay người dân trong nước.

Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam - 5

- Tổng thu nhập quốc dân (GNP): Là giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra nhờ những yếu tố sản xuất do người dân trong nước sở hữu không phân biệt yếu tố đó ở đâu (trong nước hay ngoài nước).

Trong đó, GDP là toàn bộ hàng hoá, dịch vụ mới được tạo ra trong một kỳ (chẳng hạn một năm) bằng các nhân tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. GNP cũng phản ánh lượng hàng hoá, dịch vụ mới được tạo ra trong một kỳ nhất định, song bởi các nhân tố sản xuất do công dân quốc gia đó sở hữu. Với các chỉ số này, tăng trưởng kinh tế chỉ đơn thuần đề cập đến gia tăng năng lực để tạo ra giá trị gia tăng thông qua các hoạt động kinh tế.

Để đánh giá tăng trưởng kinh tế, GDP/GNP t nh theo giá cơ sở của cùng một năm gốc (GDP/GNP thực) thường được quan tâm nhiều hơn do loại bỏ được biến động giá cả. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án sử dụng cách thức đo lường tăng trưởng kinh tế bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giá so sánh năm 2010.

1.1.3.Lạm phát

1.1.3.1. Khái niệm

Có nhiều khái niệm về lạm phát, trong đó tiêu biểu gồm những định nghĩa sau:

- Lạm phát là biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung (Samuelson và Nordhaus, 1989). Hoặc theo lạm phát thể hiện sự thay đổi (%) hàng năm về chi ph mà người tiêu dùng phải trả cho một rổ hàng hóa và dịch vụ ở những khoảng thời gian nhất định (World Bank), thông thường chỉ số lạm phát được t nh theo năm.

- Lạm phát là chỉ số để đo lường mức độ đắt đỏ hơn của một rổ các hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm (theo IMF).

Lạm phát thường có 3 khuynh hướng: (1) lạm phát vừa phải: là tỷ lệ lạm phát hàng năm dưới hai chữ số; (2) Lạm phát phi mã: Là lạm phát trong phạm vi hai


chữ số hoặc ba chữ số; (3) Siêu lạm phát: Tức lạm phát tăng hàng triệu phần trâm một năm, hoặc thậm ch lên đến hàng tỷ phần trăm một năm.

1.1.3.2. Các chỉ tiêu đ nh gi và c c mức lạm phát

Theo như các khái niệm ở trên của Work Bank hoặc IMF, lạm phát thường được đo lường bằng những cách như sau:

- C ỉ số g á t u dùng (CPI) Đây là cách thức đo lường lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. CPI đo lường chi ph mua một rổ hàng hóa chuẩn tại những thời điểm khác nhau.

- H số g ảm p át GDP Được tính bằng tỷ số của GDP danh nghĩa/GDP thực tế. Theo cách này, lạm phát được hiểu là giá của tất cả các thành phần cấu thành nên GDP (gồm chi tiêu ch nh phủ, tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư và xuất khẩu ròng).

+ Các ức lạ phát

Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…. Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm ở mức phi mã. Lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng


và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.

1.1.3.3. Nguyên nhân lạm phát

- Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”. Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng.... là một ví dụ điển hình

- Lạm phát do chi ph đẩy

Chi ph đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi ph đẩy”.

- Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

- Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc ph a dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.


- Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

- Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

- Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

1.2. Tác động của đầu tư c ng đến t ng trưởng kinh tế

1.2.1. Hình thức tác động

Đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các yếu tố vốn đầu tư như sau:

(1) Vốn đầu tư c ng từ nguồn NSNN (Ngân sách nhà nước)

Với vốn đầu tư công từ NSNN sẽ được đưa tới các bộ ngành và địa phương có liên quan. Nguồn vốn này chính là nguồn vốn đầu tư không phải hoàn lại dành cho các dự án xây dựng kinh tế hạ tầng nhằm bảo vệ môi trường cũng như phát triển nguồn nhân lực. Các dự án này hầu như không có khả năng thu hồi vốn hoặc có nhưng quá trình diễn ra khá chậm. Vai trò của vốn đầu tư công từ NSNN giúp ổn định tình hình và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh Việt Nam. Vốn đầu tư công từ nguồn NSNN giúp thúc đẩy hội nhập và mở rộng thị trường:

Trong các mô hình “địa lý kinh tế mới” (v dụ Fujita và các cộng sự, 2001) đã chỉ ra rằng cải thiện mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc sẽ có tác động đến thúc đẩy hội nhập thị trường và dẫn đến tăng trưởng cao hơn. Hai nguyên nhân


cơ bản dẫn tới tác động này là:

Thứ nhất là, cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc làm giảm chi phí vận tải cũng như các loại chi phí liên lạc khác, tạo thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa, lưu thông cả nguồn lực đầu vào lẫn đầu ra, làm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn tới gia tăng thu nhập của nền kinh tế.

Thứ hai là, tập trung lao động và các nguồn lực khác vào một số các vùng/thành phố trọng điểm có năng suất lao động cao hơn sẽ tăng tốc tăng trưởng của cả quốc gia trong nhiều năm nếu không nói là nhiều thập kỷ.

Một số nghiên cứu thực nghiệm của Easterly và Rebelo (1993), Milbourne và các cộng sự (2003) đã cho thấy đầu tư công vào giao thông và thông tin liên lạc có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, đã ủng hộ mạnh mẽ cho những nhận định ở trên.

(2)Vốn vay trong nước và ngoài nước

Đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua vốn đầu tư từ nguồn vốn vay trong nước và ngoài nước. Vốn vay trong nước và ngoài nước chính là nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài đối với những dự án đầu tư trong nước. Riêng nguồn vốn trong nước sẽ gồm trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu chính phủ. Trong đó trái phiếu chính phủ sẽ là phiếu ngoại tệ, phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái xây dựng. Việc sử dụng các nguồn vốn vay ODA và FDI trong đầu tư công sẽ góp phần tác động làm tăng trưởng kinh tế

Khi đầu tư công được tài trợ bằng cách vay trong nước mà không có hiện tượng tiền tệ hóa, gia tăng đầu tư công sẽ có xu hướng làm tăng lãi suất trong nước và giống như trường hợp đầu tư công được tài trợ bằng thu thuế, sẽ dẫn đến hiệu ứng chèn lấn đầu tư tư nhân. (Nhưng cũng phải nhắc lại rằng, không phải mọi quy mô đầu tư công đều tạo ra hiệu ứng chèn lấn và thậm chí một mức độ chèn lấn nhất định có thể vẫn hiệu quả, xét từ góc độ tối đa hóa tăng trưởng kinh tế như đã chỉ ra ở trên).

Khi đầu tư công được tài trợ trực tiếp bởi Ngân hàng trung ương (v dụ, Ngân hàng trung ương cho Ch nh phủ vay trực tiếp hay thông qua việc nắm giữ các trái phiếu Chính phủ) thì việc làm này tương đương với tài trợ đầu tư công bằng tiền tệ hóa (in tiền) mà kết quả cuối cùng sẽ là lạm phát cao và mất ổn định kinh tế vĩ


mô. Cũng cùng ý nghĩa tương tự nhưng là cách thức tài trợ gián tiếp của Ngân hàng trung ương cho đầu tư công khi các Ngân hàng thương mại mua trái phiếu Chính phủ và đem chiết khấu lại ở Ngân hàng trung ương để vay tiền. Cách tài trợ như vậy cho đầu tư công cũng sẽ có nguy cơ dẫn tới lạm phát cao.

Khi tài trợ đầu tư công bằng cách vay nước ngoài thì mức độ đầu tư công được tài trợ bằng cách vay nợ nước ngoài hay viện trợ sẽ có xu hướng làm tăng tỷ giá hối đoái thực tế và giảm sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu (hiện tượng “căn bệnh Hà Lan”). Tác động tiêu cực tới khu vực xuất khẩu có xu hướng làm giảm tăng trưởng do khu vực xuất khẩu về cơ bản là đầu tàu tăng trưởng năng suất của nền kinh tế. Vay nợ nước ngoài quá mức làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài, nếu kết hợp với đầu tư công kém hiệu quả, sẽ là nguồn gốc của khủng hoảng nợ trong tương lai.

(3) Vốn đầu tư đến từ các doanh nghiệp nhà nước

Đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua vốn đầu tư từ nguồn vốn các doanh nghiệp nhà nước. Vốn doanh nghiệp nhà nước gồm vốn từ các khoản thu có lợi nhuận, vốn từ ngân sách nhà nước đã cung cấp cho doanh nghiệp hay vốn vay của doanh nghiệp được bảo lãnh bởi Nhà nước.

Đây cũng xem như nguồn vốn có sự phát triển vượt bậc trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Có thể nói các doanh nghiệp là một trong những lực lượng tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật, khoa học vào hoạt động kinh doanh. Thế nên nguồn vốn đầu tư công từ doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế nước ta.

Tại nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung vào việc vốn đầu tư tác động tới tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam mà không đánh giá ở góc độ tác động ngược chiều do tác giả muốn tập trung đánh giá hết mức ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam. Việc đánh giá tác động ngược lại đòi hỏi phải có nghiên cứu đầy đủ và chi tiết mà luận án này không thể đánh giá hết được.


1.2.2. Cơ c ế tác động

T c động bổ sung lẫn nhau giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân

Hầu hết các luận bàn về ảnh hưởng của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế bắt đầu với giả định rằng đầu tư công và đầu tư tư nhân có t nh bổ sung cho nhau. Giả thiết này dựa trên cơ sở đầu tư công và đầu tư tư nhân nhằm vào các mục đ ch hoàn toàn khác nhau trong đó đầu tư công chủ yếu nhằm tạo ra hàng hóa công cộng và đầu tư tư nhân nhằm sản xuất ra hàng hóa tư nhân. Khi đó, sự gia tăng t ch lũy tài sản công làm tăng tổng sản lượng và cũng làm tăng năng suất của các nhân tố sản xuất khác, bao gồm cả lao động. Nếu thị trường lao động có tính cạnh tranh và cung lao động không co giãn, gia tăng năng suất lao động sẽ làm tiền lương thực tế tăng.

Khi đầu tư công và đầu tư tư nhân có tác động bổ sung cho nhau theo cơ chế như vậy, gia tăng đầu tư công sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc ít nhất vào bốn (04) yếu tố sau: (i) Hiệu quả đầu tư công xét trên tổng thể; (ii) Lĩnh vực đầu tư công nào có t nh lan toả cao, lâu dài (giáo dục, y tế, kết cấu hạ tầng v.v); (iii) Quy mô vốn của nền kinh tế do tính kinh tế nhờ quy mô (Ví dụ, một nền kinh tế còn nghèo quy mô vốn thấp thì đóng góp của một nhà máy điện đầu tiên do đầu tư công mang lại sẽ lớn hơn một nền kinh tế có hàng trăm nhà máy điện rồi); (iv) t nh đồng bộ của kết cấu hạ tầng, ví dụ việc xây dựng một cảng biển mà không có các đường bộ, đường sắt kết nối cảng với các trung tâm kinh tế thì tác động lên tăng trưởng sẽ thấp và nhược lại; (v) Thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh, trình độ công nghệ, trình độ nguồn nhân

T c động kích thích hay chèn lấn đầu tư tư nhân

Tác động kích thích hay chèn lấn đối với đầu tư tư nhân của đầu tư công được phân tích với giả thiết tỷ lệ tiết kiệm tư nhân có t nh linh hoạt và điều chỉnh theo những thay đổi trong tỉ suất sinh lợi của đầu tư tư nhân. Khi t ch lũy tài sản công và t ch lũy tài sản tư nhân có t nh bổ sung cho nhau, đầu tư công làm tăng năng suất cận biên của tích lũy tài sản tư nhân, do đó, làm tăng tỷ suất sinh lợi của đầu tư tư nhân và kết quả là k ch th ch gia tăng đầu tư tư nhân của nền kinh tế, đến lượt nó gia tăng đầu tư tư nhân sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây được coi là “hiệu ứng k ch th ch” (crowding in effect) đầu tư tư nhân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022