Cơ Sở Lý Luận Chung Về Đầu Tư C Ng, T Ng Trưởng Kinh Tế Và Lạm Phát


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT

1.1. Cơ sở lý luận chung về đầu tư c ng, t ng trưởng kinh tế và lạm phát

1.1.1. Đầu tư công

1.1.1.1. Khái niệm

Đầu tư công trong k n tế học và trên thế giới

Trên thế giới, đầu tư công được hiểu như là phần chi tiêu của khu vực nhà nước đối với vốn vật chất nhằm tạo ra các hàng hóa công cộng và dịch vụ xã hội, chẳng hạn như đường xá, cầu cảng, trường học, bệnh viện,... Nguồn vốn đầu tư công thường được lấy từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, hoặc viện trợ phát triển của nước ngoài. Tùy theo quan niệm của từng quốc gia mà đầu tư công có thể bao gồm các dự án cho các mục đ ch kinh doanh, qua khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), hoặc các dự án chỉ thuần túy mục đ ch công ch.

Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (2012), “đầu tư công là toàn bộ chi tiêu của khu vực công, nhưng không bao gồm chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước, để hình thành nên các tài sản cố định”. Theo UNCT D, “đầu tư công được xác định là phần chi tiêu xây dựng cơ bản trong chi tiêu công”.

Viện Chính sách kinh tế Hoa Kỳ (2011) lại cho rằng, đầu tư là tất cả các khoản chi tiêu ngân sách cho các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế mà những khoản chi tiêu này có tác dụng kích hoạt hoặc thúc đẩy chi tiêu của mọi thành phần kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Theo đó, mặc dù các Chính phủ trên thế giới có thể còn có các quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung, đầu tư c ng hay đầu tư của Chính phủ (tiếng Anh là capital expenditure) về cơ bản đề cập đến hoạt động đầu tư của Chính phủ vào tài sản có thời gian sử dụng từ một n trở lên. Đầu tư công cũng bao gồm hoạt động đầu tư nâng cấp hay phục hồi các tài sản vật chất mà cho phép gia tăng thời gian sử dụng của tài sản (khác với việc sửa chữa hay bảo dưỡng nhằm đảm bảo khả năng vận hành tài sản trong thời gian sử dụng đã được kế hoạch).Ví dụ, đầu tư


công của Chính phủ có thể bao gồm đầu tư vào các tài sản cố định mà Chính phủ sử dụng (ví dụ văn phòng làm việc), hàng hóa bản chất là hàng hóa công cộng (ví dụ cầu, đường, điện, nước), và các tài sản vô hình (ví dụ, giáo dục và nghiên cứu). Một cách khái quát, các nội dung chi đầu tư công trong thống kê ngân sách theo thông lệ quốc tế bao gồm: chi đầu tư tài sản cố định (đang tồn tại), chi đầu tư tài sản cố định mới; chi đầu tư tài sản tài chính; chi chuyển giao (gồm chi bổ sung cho ngân sách địa phương và chi hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước), chi trả nợ (Hình 1).

Hình 1.1: Các nội dung của chi đầu tư công trong ngân sách theo thông lệ quốc tế


Nguồn Premchand in Shah 2007 Khái ni m đầu tư công ở Vi t Nam Ở Việt Nam trong 1


Nguồn: Premchand in Shah, 2007

Khái ni m đầu tư công ở Vi t Nam

Ở Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đầu tư của Nhà nước là chủ yếu và lúc đó trong quản lý kinh tế và thống kê chỉ sử dụng khái niệm “đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước”. Đầu tư của khu vực tập thể và nhân dân (chủ yếu bằng công lao động và nguyên vật liệu địa phương) xây dựng các công trình công cộng (như đường xá, thủy lợi, v.v.) hầu như không thống kê được.

Trong Niên giám thống kê Việt Nam, đầu tư là “toàn bộ những chi tiêu để làm tăng, duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định”. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình đầu tư quốc gia với mục đ ch chủ yếu là bổ sung tài sản cố định. Đầu tư được ghi chép và thống kê theo các ngành, các cấp quản lý (Trung ương, địa phương) và theo nguồn vốn các thành phần kinh tế (đầu tư Nhà nước, đầu tư kinh tế ngoài Nhà nước và đầu tư của khu


vực có vốn đầu tư nước ngoài). Đầu tư cũng được thống kê theo giá thực tế và giá so sánh năm 1994. Như vậy, đầu tư công (đầu tư Nhà nước) bao gồm: đầu tư ngân sách phân cho các bộ, ngành Trung ương và phân cho các địa phương; đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; đầu tư của DNNN.

Thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng ở Việt Nam từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh các thuật ngữ “đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh” và “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Các khái niệm “đầu tư công” và “đầu tư của Nhà nước (hay Chính phủ)” được sử dụng với ý nghĩa giống như nhau. Theo đó, đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy đinh của pháp luật hiện hành.

Theo Luật đầu tư công của số 39/2019/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 13/6/2019 đưa ra những thuật ngữ có liên quan đến đầu tư công tại Việt Nam:

- Tại khoản 15, điều 4 xác định “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào c c chư ng tr nh d n đ i tư ng đầu tư công h c .

- Tại Điều 5, Luật đầu tư công năm 2019, đối tượng đầu tư công gồm: đầu tư chương trình, dự án kết hạ tầng kinh tế xã hội; đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, ph quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài ch nh nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+/ Theo Khoản 22 Điều 4 của Luật Đầu tư công 2019 của Quốc hội Việt Nam quy định, “vốn đầu tư công là vốn ngân sách Nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật”. Theo đó:

+/ Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận và/hoặc không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.


+/ Hoạt động đầu tư công bao gồm toàn bộ quá trình từ lập, phê duyệt kế hoạch chương trình, dự án đầu tư công đến triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng các dự án đầu tư công, đánh giá sau đầu tư công. Vốn nhà nước trong đầu tư công bao gồm: Vốn ngân sấch nhà nước chỉ đầu tư phát triển theo quy định của luật ngân sách nhà nước, vốn huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái quốc gia và các nguồn vốn khác của Nhà nước trừ vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Khái ni m về đầu tư công sử d ng trong luận án: Từ việc khảo sát những quan niệm khác nhau về đầu tư công thì khái niệm đầu tư công nên được hiểu như sau: Là hoạt động đầu tư của Nhà nước từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có khả năng thu hồi vốn hoặc không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư công

Đầu tư công có những đặc điểm:

- Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, được thực hiện bởi Nhà nước, từ chủ trương, kế hoạch đến phê duyệt hoặc ra quyết định đầu tư và tổ chức quản lý đầu tư. Việc thực hiện dự án đầu tư công được tiến hành thông qua cơ chế đấu thầu.

- Chủ thể bỏ vốn đầu tư, kinh doanh là Nhà nước. Nhà nước có thể đầu tư toàn bộ vốn hoặc chỉ đầu tư một phần vốn cùng các chủ đầu tư khác để thực hiện các dự án đầu tư. Là chủ thể đặc biệt trong xã hội, Nhà nước không trực tiếp thực hiện vai trò của chủ đầu tư mà hoạt động đầu tư của Nhà nước thực hiện thông qua các cơ quan chức năng. Do không trực tiếp thực hiện đầu tư, kinh doanh, sự giám sát về quá trình đầu tư kinh doanh và thu hồi vốn đầu tư thường có điểm khác biệt nhất định so với các nhà đầu tư khác.

- Nguồn vốn đầu tư công cho hoạt động đầu tư công là từ ngân sách của nhà nước.

- Đầu tư công từ nguồn vốn NSNN là sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường nhằm khắc phục yếu kém, khuyết tật và sự thất bại của thị trường.


- Mục tiêu của hoạt động đầu tư công là nhằm phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong đó chủ yếu là theo đuổi các mục tiêu của ch nh sách công.

- Đầu tư công từ nguồn vốn của nhà nước thường hướng đến những công trình dự án quan tâm đến hiệu quả xã hội nhiều hơn là hiệu quả kinh tế. Hay có thể nói mục đ ch của các dự án đầu tư công từ nguồn vốn NSNN hướng đến tối đa hoá phúc lợi xã hội nhiều hơn là quan tâm đến tối đa hoá lợi ch kinh tế.

Đầu tư công và hoạt động đầu tư công: hoạt động đầu tư công ch nh là việc chủ thể là nhà nước sử dụng nguồn vốn đầu tư để tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực công.

1.1.1.3.Vai trò của đầu tư công

Đầu tư công là một trong những chi tiêu quan trọng nhất của Chính phủ, với mục đ ch tạo ra lợi ch trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư công cũng như ch nh sách quản lý hình thức đầu tư này có điểm riêng biệt. Những vai trò quan trọng của đầu tư công gồm có:

- Đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia, dựng nên cơ sở hạ tầng xã hội, hỗ trợ hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế, cụ thể:

- Đầu tư công góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa, phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội. Đầu tư công đóng góp lớn vào tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Giúp định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia

- Làm gia tăng tổng cầu của xã hội. Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Khi tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư công làm cho tổng cầu tăng, từ đó kéo theo sản lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng.

- Đầu tư công làm gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế, tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống cho phép tiêu dùng tăng.Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất phát triển và làm kinh tế -xã hội phát triển.


- Vai trò điều hành của nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề nghiên cứu trọng tâm của các nhà kinh tế qua các thời kỳ. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lại có các học thuyết, mô hình khác nhau được đưa ra nhằm lý giải về việc nhà nước có nên tham gia tác động vào nền kinh tế và nếu có thì cách thức tác động như thế nào thông qua đầu tư công là giải pháp thích hợp.

- Vai trò đầu tư công gắn liền với quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung và vai trò bà đỡ của bàn tay nhà nước nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội theo yêu cầu phát triển bèn vững và bảo đảm an sinh xã hội.

+Là khoản “đầu tư mồi” tạo cú huých và duy trì động lực tăng trưởng.

+Giúp giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, và gia tăng thu nhập cho toàn xã hội

Tóm lại qua hảo lư c những quan niệm về đầu tư công ở từ những nghiên cứu trong và ngoài nước) hay theo quy định tại Luật đầu tư công của Việt Nam, có thể khái quát lại như sau:

Đầu tư công là hoạt động chi tiêu ngân s ch của chính phủ cho c c dịch vụ công cộng nhằm mục đích ph t triển inh tế - xã hội và đảm bảo an ninh qu c phòng. C c chi tiêu công phần lớn tập trung vào c c lĩnh v c như đầu tư xây d ng c bản như c sở hạ tầng thiết yếu (đường x cầu cảng điện trường bệnh viện …); chi đầu tư ph t triển cho công t c gi o dục và y tế và chăm sóc sức hỏe chi cho an ninh qu c phòng …. Nguồn v n đầu tư công tập trung chủ yếu từ ngân s ch nhà nước ngoài ra còn huy động từ c c nguồn v n vay nguồn v n của h i doanh nghiệp nhà nước và v n h c. V n đầu tư công đư c phân cấp do Trung ư ng hoặc địa phư ng quản lý với tỷ lệ phân cấp tùy theo quy định của từng thời

ỳ và định hướng ph t triển inh tế của từng giai đoạn.

. . . . C c nguồn v n đầu tư công

Các nguồn vốn đầu tư công theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công bao gồm:

1. Nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, trong đó:

a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn trong nước, bao gồm cả vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và các nguồn vốn khác thuộc ngân sách


nhà nước (nếu có).

b) Vốn đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương.

c) Vốn trái phiếu Chính phủ.

d) Vốn công trái quốc gia.

e) Vốn hỗ trợ chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

2. Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.

3. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và t n dụng chính sách xã hội.

1.1.2. Tăng trưởng kinh tế

1.1.2.1. Khái niệm

Trong kinh tế học có nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng kinh tế, cụ thể như sau:

- Theo định nghĩa của Simon Kuznets (1954), tăng trưởng là sự gia tăng một cách bền vững về sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động.

- Theo khái niệm của Paul Samuelson (trích từ Phan Thúc Huân, 2006), tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng GDP tiềm năng của một quốc gia, nó biểu hiện bằng việc đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) dịch chuyển ra phía ngoài.

- Còn theo Nguyễn Trọng Hoài (2007), tăng trưởng kinh tế là một quá trình thay đổi tạo ra sản lượng thực bình quân đầu người cao hơn, mặt khác tăng trưởng kinh tế cũng tạo ra sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, cả về số lượng và chất lượng.

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

- Ngoài ra, phát triển kinh tế theo hướng lâu dài có nghĩa là không cần thiết tốc độ tăng trưởng của giai đoạn sau phải cao hơn so với giai đoạn trước. Mà cần tăng trưởng ổn định trong từng giai đoạn. Và phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế gồm các kh a cạnh kinh tế, xã hội


và môi trường trong một khoảng thời gian nhất định (Đinh Phi Hổ và Nguyễn Văn Phương, 2015). Phát triển kinh tế phải đảm bảo cải thiện được chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư. Thể hiện qua sinh kế, thu nhập, sức khỏe và giáo dục Đinh Phi Hổ và Nguyễn Văn Phương (2015).

Như vậy, tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là sự tăng lên về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng cách so sánh qui mô sản lượng giữa các thời kỳ. Có 2 cách so sánh tuyệt đối và tương đối:

+ Mức tăng tuyệt đối: ∆y = Yt-YoYt: sản lượng của năm tYo: sản lượng của năm so sánh (năm gốc)Mức tăng tuyệt đối phản ánh mức độ tăng về qui mô sản lượng

+ Mức tăng tương đối: gy= YoYoYt−gy: phản ánh tốc độ tăng trưởng của sản lượng.

1.1.2.2.Các yếu t quyết định tăng trưởng kinh tế

Qua các lý thuyết tăng trưởng, về cơ bản quan điểm chung của các nhà kinh tế học hiện đại thì có 4 nhân tố cơ bản quyết định tăng trưởng của nền kinh tế gồm: i) lao động: ii) tài nguyên: iii) vốn; iv) và công nghệ. Như vậy tăng trưởng của nền kinh tế thực chất gắn với các yếu tố chính của quá trình sản xuất, vì vậy gia tăng về của cải cũng gắn liền với gia tăng về năng suất, việc làm, tiêu dùng, cơ cấu kinh tế. Do đó có thể nói “tăng trưởng không phải là tất cả nhưng đó là xuất phát điểm” cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên mức độ và độ bền của tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào cơ chế phối hợp các yếu tố một cách hiệu quả, cơ chế này gắn liền với thể chế kinh tế và mức độ hội nhập của mỗi quốc gia.

Trong các yếu tố, yếu tố v n ban đầu được coi là chìa khóa của tăng trưởng và được coi là yếu tố then chốt trong vòng luẩn quẩn nghèo đói, đặc biệt đối với các nước đang phát triển: Thu nhập thấp -> tiết kiệm thấp -> đầu tư thấp – tăng trưởng thấp – thu nhập thấp. Tuy nhiên quan điểm này không toàn diện do chưa t nh đến sự khác biệt về hiệu quả đầu tư c cấu đầu tư, và đặc biệt mức độ ảnh hưởng từ môi trường như mức độ hội nhập, văn hóa, địa lý...

Tuy nhiên quan điểm này còn có nhiều ý kiến bất đồng. Thuyết Solow (1956) lại cho rằng yếu tố công nghệ mới là yếu tố then chốt của tăng trưởng bền vững, bởi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022