Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Cnpt Ở Các Dnvvn Trung Quốc


môi trường đầu tư, nó khiến thị trường Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết với các nhà đầu tư nước ngoài. CNPT và vốn đầu tư nước ngoài tác động qua lại bổ sung cho nhau tạo nên động lực thúc đẩy CNPT phát triển.


2. Sự hình thành và phát triển của CNPT ở các DNVVN Trung Quốc

Sự hình thành và phát triển của CNPT ở các DNVVN Trung Quốc có thể được tóm tắt qua 3 giai đoạn: giai đoạn sơ khai, giai đoạn hình thành và phát triển, giai đoạn tăng trưởng mạnh.


2.1. Giai đoạn sơ khai (Trước năm 1978)

Từ những năm 1960 cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã diễn ra mạnh mẽ và cuốn hút tất cả các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc tạo ra khả năng hợp tác hoá và chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế ngày càng phong phú. Trước tình hình đó các nước không thể đóng cửa nền kinh tế mà phải mở cửa với thế giới, chuyển xung lực từ bên ngoài thành động lực đưa kết cấu ngành trong nước phát triển lên trình độ cao.


Trong khi đó, từ trước những năm 70 nền kinh tế Trung Quốc cùng hệ thống thương mại truyền thống của nó đã bộc lộ sự không phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế mở của thế giới. Trước năm 1978, chính sách kinh tế của trung Quốc là tự cung tự cấp và hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thực hiện công nghiệp hoá bằng nội lựcvà sự trợ giúp của các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược công nghiệp hoá của Trung Quốc là phát triển nông nghiệp thành nền tảng và công nghiệp thành mũi nhọn của nền kinh tế quốc gia với ưu tiên được giành cho việc phát triển công nghiệp nặng. Các ngành như cơ khí, luyện kim… được ưu tiên hàng đầu. Nền kinh tế Trung Quốc gần như hoàn toàn đóng cửa, ngoại thương và một số ngành then chốt chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


Với chính sách như vậy suốt thập kỉ 70 và 80, sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế Trung Quốc hoàn toàn chịu kiểm soát của kế hoạch quốc gia hàng năm; hầu hết giá cả của các yếu tố sản xuất được chính quyền trung ương xác định; chỉ có một vài cải cách nhằm vào doanh nghiệp nhà nước. Ngược lại với mong muốn và chính sách của Chính quyền Trung Quốc bấy giờ nền công nghiệp không những không đạt được thành tựu mà còn như giậm chân tại chỗ. Do chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nặng mà không quan tâm phát triển một cách toàn diện nên các khái niệm CNPT khi đó còn rất mơ hồ, ngành CNPT còn rất sơ khai, số các doanh nghiệp làm CNPT cũng rất hạn chế và chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận. Các ngành phụ trợ này cung cấp sản phẩm có chất lượng kém và giá thành cao do công nghệ lạc hậu, quản lý kém… nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cũng vì dùng những sản phẩm phụ trợ này mà các sản phẩm lắp ráp, các loại máy móc hoàn thành tại các công ty nhà nước cũng không có sức cạnh tranh. Đó là một sự liên kết kém hiệu suất và bó chân lẫn nhau. Cũng trong thời gian này các DNVVN Trung Quốc bị kiềm chế do cơ chế hoạt động cũ của nền kinh tế do vậy CNPT và các DNVVN dường như không hề phát triển.

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 5


2.2. Giai đoạn hình thành và phát triển (Từ sau năm 1978 đến những năm đầu thế kỷ XXI)

Trong bối cảnh chung của tình hình thế giới, Trung Quốc phải lựa chọn con đường phát triển phù hợp với điều kiện của mình, phải tìm cách tạo cho mình lợi thế so sánh. Đứng trước đòi hỏi đó, năm 1978 Quốc vụ viện và Uỷ ban cải cách kinh tế Trung Quốc đã thống nhất thông qua chính sách cải cách kinh tế gắn liền với mở cửa dựa trên quan điểm của Đặng Tiểu Bình: muốn đẩy nhanh nhịp độ phát triển công nghiệp thì cần phải nhập khẩu có chọn lọc công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, nguồn tài chính phục vụ cho nhập khẩu


công nghệ dựa vào tăng nhanh xuất khẩu các sản phẩm khai khoáng và tận dụng các khoản vay dài hạn của thế giới. Tuy nhiên với đặc điểm là một nước lớn, dân số đông, diện tích rộng với nhiều tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc không thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu hoàn toàn như một số nước Đông Á khác mà có tập trung phát triển công nghiệp trong nước.


Dưới sự ảnh hưởng của chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với sự nới lỏng những giới hạn và tạo điều kiện cho các DNVVN của Chính Phủ, số lượng các DNVVN không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, những năm đầu sau cải cách là thời kỳ ổn định trật tự xã hội, kiến tạo những thể chế chính sách mới cho phù hợp với kinh tế thị trường, CNPT mới bắt đầu hình thành và phát triển nên mối quan hệ giữa các DNVVN với CNPT còn chưa thật sự rõ ràng. So với trước năm 1978, số lượng các DNVVN tăng lên đáng kể. Năm 1980, Trung Quốc có khoảng 377.300 doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu tập thể của các làng, trấn(xí nghiệp hương trấn) trong đó có 1.400 doanh nghiệp lớn, 3.400 doanh nghiệp vừa và372.500 doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, các DNVVN này chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp truyền thống hoặc các dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống. Số DNVVN làm CNPT dường như đếm trên đầu ngón tay mà chất lượng sản phẩm cung cấp cũng còn rất thấp.


Từ năm 1980 đến đầu những năm 1990, cùng với sự gia tăng của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc, “thời của CNPT Trung Quốc” đã bắt đầu . Tuy nhiên trong giai đoạn này cả các doanh nghiệp nội địa lẫn các công ty nước ngoài đều chỉ chú tâm vào sản xuất những mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, thuộc da, chế biến thực phẩm, đồ gỗ, cao su, sản phẩm nhựa nên CNPT không mấy phát triển. Bên cạnh đó, Chính sách của Chính Phủ trong


thời gian này là sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, Trung Quốc lúc này chỉ quan tâm làm sao để thúc đẩy xuất khẩu, thu hút thật nhiều FDI, mà chưa có các chính sách cụ thể để tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư một cách bền vững, lâu dài. Do đó DNVVN giai đoạn này vẫn chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực hạn hẹp, chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước, còn cung cấp sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI chủ yếu vẫn là các công ty con của họ hoặc các công ty nước ngoài của Đài Loan hay Nhật Bản. Giai đoạn này Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu phần lớn các linh kiện, phụ tùng.


Giai đoạn này, kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì xu hướng phát triển nhanh và ổn định, quy mô của toàn bộ nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Số DNVVN cũng tăng lên, tuy nhiên so sánh về tỷ lệ thì tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ giảm đi 10% do một số nguyên nhân:


(1) Số lượng doanh nghiệp lớn và vừa tăng sau khi điều chỉnh cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập


(2)Thay đổi quy định về quy mô doanh nghiệp nên một số lượng lớn các DNVVN trước đây không được thống kê do quy mô quá nhỏ


(3) Việc đẩy mạnh chính sách mở cửa và cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á khiến các DNVVN quốc doanh bị cắt giảm rất nhiều.


Tỷ lệ các DNVVN nói chung giảm trong cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nhưng tỷ lệ các DNVVN hoạt động trong ngành CNPT lại tăng. Nguyên nhân là do: Đây là giai đoạn Nhà nước đặc biệt quan tâm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút FDI. Do vậy một loạt luật lệ mới ra đời, trong đó phải kể đến “Luật phát triển công nghiệp”, các ưu đãi về thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, tự động hoá sản xuất, bảo vệ môi trường, các chính sách khuyến khích CNPT… Phát triển CNPT trở thành hướng ưu tiên


chiến lược trong phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Trung Quốc sau một thời gian đã chuyển giao công nghệ và kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp bản xứ. Do đó, cùng với cơ chế hoạt động linh hoạt của mình nay được hỗ trợ về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm từ phía các doanh nghiệp FDI, lại nhận thức được nhu cầu thị trường vô cùng lớn về sản phẩm phụ trợ, các DNVVN Trung Quốc đã mạnh dạn và an tâm tham gia CNPT. Hơn nữa như đã phân tích ở trên, DNVVN là loại hình doanh nghiệp có thể nói là thích hợp nhất trong ngành CNPT do yêu cầu về phân công lao động và chuyên môn hoá của ngành này. Vì thế cho nên số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm CNPT đã tăng lên nhanh chóng.


2.3. Giai đoạn tăng trưởng mạnh (từ năm 2001 trở lại đây)

Giai đoạn này được tính từ sau khi Trung Quốc trở thành viên chính thức của WTO năm 2001. Gia nhập WTO và tổ chức hai kỳ Đại hội Đảng thành công là Đại hội lần thứ XVI và lần XVII nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự khởi sắc và có thể nói bước đầu thực hiện công nghiệp hoá thành công.


Kể từ năm 2001, tốc độ tăng trưởng thực tế của Trung Quốc đạt bình quân gần 9% năm. Theo thống kê của WTO, chỉ riêng tổng giá trị thương mại hàng hoá của Trung Quốc đã chiếm khoảng 64% GDP của nước này trong năm 2005 và 6,7% tổng giá trị thương mại hàng hoá của toàn thế giới năm 2004, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6( năm 2001) trở thành quốc giahiện nay có tổng kim ngạch mậu dịch lớn thứ 3 toàn cầu, chỉ sau EU( 14,5%) và Hoa Kỳ( 13,6%), vượt qua Nhật bản( 5,9%). FDI vào Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh. Năm 2005, nước này thu hút được 72,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với con số 46,6 tỷ USD năm 2001. Lượng vốn FDI tăng mạnh không chỉ thể hiện nhận định của các doanh nghiệp nước ngoài về tiềm năng to lớn của Trung Quốc với vai trò như một công xưởng giá thành rẻ của thế


giới cũng như một thị trường tiêu dùng đang bùng nổ mà còn đánh dấu sự ghi nhận những tiến bộ vượt bậc trong môi trường kinh doanh của nước này, trong đó phải kể đến sự đóng góp của ngành CNPT. Trong một số mặt hàng, ví dụ như thiết bị gia đình, hàng tá các công ty trong và ngoài nước đã mọc lên(thường với sự ủng hộ từ các chính quyền địa phương) sau khi chứng kiến sự thành công của những nhà sản xuất đầu tiên. Ví dụ như, gần 2/3 năng suất sản xuất máy tính xách tay của thế giới đã được chuyển về Suzhou chỉ trong vòng 18 tháng. Ngành công nghiệp ô tô, với sự trợ giúp của CNPT cũng đạt được những thành tựu lớn. Hiện Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới, với các tên tuổi như SAIC hay Nam Kinh Auto.


Những năm gần đây CNPT Trung Quốc thực sự phát triển và trở thành yếu tố hấp dẫn nhất thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng với thành công của ngành CNPT, kể từ tháng 1 năm 2003 “ Luật thúc đẩy phát triển DNVVN” chính thức có hiệu lực đã xác định các tiêu chí của DNVVN cũng như mục tiêu chính sách phát triển kinh doanh nhỏ, do vậy đã góp phần làm tăng đáng kể số lượng DNVVN nói chung cũng như các doanh nghiệp phụ trợ nói riêng.Từ giữa năm 2002 và 2003, các doanh nghiệp nước ngoài đã xây 60.000 nhà máy sản xuất ở Trung Quốc. Các công ty hóa chất châu Âu, các công ty sản xuất ô tô Nhật Bản và các tập đoàn công nghiệp Mỹ đang tiến hành xây dựng (hoặc đã công bố ý định xây dựng) các nhà máy ở Trung Quốc nhằm cung cấp hàng hoá xuất khẩu khắp thế giới. Từ đó đến nay, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Chính Phủ, sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, sự gia tăng các luồng vốn đầu tư FDI, sự lớn mạnh của nền CNPT và sự tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động ở lĩnh vực CNPT thời gian qua cùng với sự nhạy bén của mình, các DNVVN Trung Quốc ngày càng hăng hái hơn tham gia ngành CNPT.


Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay chuyển ưu tiên sang sản xuất các sản phẩm có kỹ thuật cao như ô tô, tivi, đồng hồ điện tử, máy điều khiển kỹ thuật số, máy vi tính… Những sản phẩm này phần lớn thuộc dạng lắp ráp và gia công nên các công đoạn gia công đều do các DNVVN đảm nhận, các doanh nghiệp lớn chỉ thực hiện hoạt động lắp ráp sau cùng. Vị trí của các DNVVN được nâng cao do chúng có thể sản xuất theo từng đơn hàng số lượng sản phẩm ít nhưng đa dạng và phong phú về mẫu mã và chủng loại, được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Trong các ngành truyền thống như may mặc, da giày, các DNVVN cũng tiếp tục khẳng định được chỗ đứng của mình thể hiện là họ có thể sản xuất được từ mũi, chỉ, da,… đạt 80% nguyên phụ liệu. Hầu hết các ngành sản xuất Trung Quốc không những không còn phụ thuộc vào nguồn linh phụ kiện, phụ liệu nhập khẩu mà còn xuất khẩu một lượng lớn. Lấy ví dụ về các sản phẩm công nghệ thông tin, trong 3 năm liền từ 2002 đến 2003 sản phẩm máy móc thiết bị điện luôn đứng đầu trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc với kim ngạch tương ứng là 65.119,4 triệu USD; 88.997,6 triệu USD; 129.663,7 triệu USD.


II. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNPT CHO CÁC DNVVN CỦA TRUNG QUỐC

Nhằm phát triển CNPT cho các DNVVN Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách hỗ trợ thông qua các quy định, văn bản pháp luật như “ Luật thúc đẩy DNVVN” năm 2003, “ Chính sách công nghiệp công nghệ quốc gia” năm 2002, “ Chính sách phát triển công nghiệp ô tô” , “ Kế hoạch công nghiệp ô tô giai đoạn 2006- 2010”. Nội dung của các chính sách thể hiện:


1. Cải tạo và phát triển các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ ở thành phố và thị trấn dưới nhiều hình thức.

DNVVN Trung Quốc hoạt động trong ngành CNPT gồm 3 thành phần chính: các doanh nghiệp tập thể, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp phi công hữu thoả mãn các quy định của Chính Phủ về tiêu chuẩn DNVVN.


1.1. Đối với các doanh nghiệp tập thể

Để thúc đẩy các doanh nghiệp tập thể phát triển, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu doanh nghiệp và cơ cấu hàng hoá. Phương pháp điều chỉnh cơ cấu là:


(1) Khuyến khích liên hợp, hợp nhất, tổ chức liên hợp lớn trong nội bộ ngành nghề không kể khu vực, không kể chế độ sở hữu, căn cứ vào yêu cầu của quy mô kinh tế mà liên hợp. Phương pháp này nhằm làm giảm số doanh ngiệp có quy mô quá nhỏ hoặc làm ăn không hiệu quả đồng thời liên kết chúng lại với nhau để tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô.


(2) Đối với ngành nghề mà khả năng sản xuất dư thừa thì chia nhỏ ra lấy một bộ phận trong đó đưa vào ngành nghề được xem là điểm tăng trưởng mới và các ngành nghề có liên quan khác sẽ sản xuất những linh kiện, bộ phận hoặc tham gia kinh doanh sản phẩm có liên quan đến sản phẩm chủ đạo của ngành nghề này.


(3) Thực hiện chế độ hợp tác cổ phần. Chế độ này thích hợp nhất với những doanh nghiệp nhỏ có dưới 100 người.


Một bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp tập thể Trung Quốc, tham gia hoạt động rất có hiệu quả trong ngành CNPT là các doanh nghiệp hương trấn. Để phát huy tính tích cực của bộ phận này trong phát triển kinh tế nói chung và CNPT nói riêng, bên cạnh những chính sách áp dụng cho doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022