Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 2


Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan dựa vào tiêu chí riêng của mình đã xếp Nhất Linh vào mục Tiểu thuyết luận đề, Khái Hưng vào mục Tiểu thuyết phong tục và Thạch Lam trong hệ thống các cây bút Tiểu thuyết xã hội. Ông xếp cuốn Nửa chừng xuân vào các “tiểu thuyết lí tưởng” và còn có “khuynh hướng về phong tục” khi cho rằng: “Vai bà Án cho người ta được thấy quyền hành của một người mẹ trong một gia đình Việt Nam quý phái và cả những cái hay cái dở của quyền hành ghê gớm ấy; vai Hàn Thanh cho người ta biết sơ qua những thủ đoạn tàn ác của bọn cường hào ở các nơi thôn quê Việt Nam ”[Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, tập 1,2 (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 220]. Theo Vũ Ngọc Phan: “người ta thấy ông (Khái Hưng) mới đầu chú trọng vào lý tưởng, rồi dần dần ông lưu tâm đến thực tế và viết rặt những tiểu thuyết tả thực về phong tục, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu…”[Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, tập 1,2 (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 244]. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã chú ý tới một mảng hiện thực xã hội đang tồn tại - những phong tục lỗi thời đã tạo nên giá trị trong nội dung các tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng. Về tác giả Nhất Linh, Vũ Ngọc Phan xếp vào mục Tiểu thuyết luận đề và cũng đề chú ý tới yếu tố phong tục trong nội dung phản ánh trên tinh thần cải cách rõ rệt: “Ông là một tiểu thuyết gia muốn trừ bỏ những cái xấu xa trong gia đình và trong xã hội, mà bất kỳ ở giai cấp nào chứ không phải chỉ ở hạng thợ thuyền và dân quê; ông là một nhà văn viết về những tục xấu của người Việt Nam và có cái tư tưởng khuyến khích người ta sửa đổi.”[Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, tập 1,2 (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 300].


Khi bàn về truyện ngắn Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan đặc biệt đề cao biệt tài miêu tả cảm giác vừa tỉ mỉ vừa tinh tế của ông. Bên cạnh đó, nhà phê bình cũng phát hiện trong Gió đầu mùa, bên cạnh những cảm giác thiết tha, nhẹ nhàng, có duyên còn là các cảm giác “chua chát và cảm động như Một cơn giận”, “thê thảm và nhạo đời như Đói”, “bi thương và chán ngán như Người lính cũ, lầm than và thảm thương như Hai lần chết”[Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, tập 1,2 (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 573]. Nhận định về Tối ba mươi - một trong những truyện “vào hạng những đoản thiên tiểu thuyết đáng kể là hay nhất trong văn chương Việt Nam”, Vũ Ngọc Phan đặc biệt tán dương tài năng của Thạch Lam: “Tả cái phút cay đắng của bọn gái giang hồ đến như thế thì khéo tuyệt. Cái cốc, vài lời nói kín đáo, vài cử chỉ nhẹ nhàng, đủ phô bày hết cả cái cảnh thối tha…” và cái gật đầu của Liên “thảm hơn cả tiếng khóc, đau xót hơn cả những tiếng thở dài”[Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, tập 1,2 (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 579]. Phải chăng, đây là nguyên nhân khiến Vũ Ngọc Phan xếp Thạch Lam vào mục Tiểu thuyết xã hội.

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về các cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn cũng đã gặp gỡ với nhà phê bình Trương Chính khi chú ý tới một mảng hiện thực trong tiểu thuyết của họ. Đó là hiện thực cuộc sống nghèo nàn, tù túng với những số phận bất hạnh, những hủ tục đang tồn tại trong xã hội như một căn bệnh cần phải xóa bỏ. Trong cái nhìn của hai nhà phê bình có tiếng đương thời, hiện thực xã hội cũng là nội dung quan trọng trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng và Thạch Lam. Dù chưa phải là hiện thực nóng bỏng với những mâu thuẫn cơ bản, song yếu tố hiện thực về cuộc sống của con người gắn với lễ giáo, hủ tục phong kiến cũng được đề cập và ghi nhận và tạo dấu ấn trong tác phẩm của các cây bút Tự lực văn đoàn.

Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, tình hình nghiên cứu văn học thời kì 1932 - 1945 vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt (đất nước bị chia cắt) và đã thu được kết quả nhất định.


Năm 1960, ở miền Nam, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ đã trình bày công trình nghiên cứu công phu, đầy đặn về Tự lực văn đoàn cũng như các cây bút nổi bật của tổ chức văn học này trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Văn học hiện đại 1862-1945. Trong mục Tổng luận về Tự lực văn đoàn, ông khẳng định thành công to lớn của tổ chức văn học này ở thể loại tiểu thuyết khi nhận định: “Có thể nói chỉ với Tự lực văn đoàn chúng ta mới bắt đầu có tiểu thuyết Việt Nam”. Và cho rằng những nhân vật như “Mai và Lộc, Lan và Ngọc, Minh và Liên, Loan và Dũng xuất hiện trên đường phố Hà Nội… hay trên những đồi chè Phú Thọ đã cho người đọc 1932 cảm tưởng là những người bạn rất gần, những mảnh đời rất quen thuộc.”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 29]. Trong cái nhìn khái quát của nhà nghiên cứu, nhân vật của tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn cũng có những yếu tố chân thực chứ không hoàn toàn xa lạ, dù họ là những thanh niên thuộc tầng lớp trên trong xã hội.

Khi bàn về hai cuốn Đoạn tuyệt và Lạnh lùng của Nhất Linh, Phạm Thế Ngũ chú ý tới thái độ mạnh mẽ, quyết liệt đến dữ dội khi phê phán lễ giáo phong kiến: “Nhất Linh đả kích dữ dội gia đình cũ, luân lý cũ”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 177]. Và theo ông, đây cũng là nguyên nhân “gây ra nhiều xôn xao cho dư luận” khi hai cuốn tiểu thuyết này liên tiếp xuất hiện trên hai tờ Phong Hóa rồi Ngày Nay.

Phạm Thế Ngũ xếp các cuốn tiểu thuyết Gia đình, Thừa tự, Thoát ly của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Khái Hưng vào nhóm những tiểu thuyết về gia đình Việt Nam, “chuyên chú mô tả những khía cạnh phong tục của gia đình cũ Việt Nam.”. Qua phân tích, ông chỉ ra đầy đủ những bi hài trong những tiểu thuyết trên của Khái Hưng. Gia đình là bản “cáo trạng dữ dội phanh phui tất cả bề trong nhơ nhớp” trong “cái gia đình Việt Nam mà trước 1932 phái cựu học ca tụng như một nền tảng xã hội, nơi nảy nở những đức tính tốt đẹp của nước Nam xưa”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 342]. Đó là thói háo danh, lòng ghen tuông đố kị đã biến ruột thịt thành cừu thù, là “cái óc gia đình” - “một người làm quan cả họ được nhờ” đã đẩy con người tới cái ác, sự tàn nhẫn vô liêm sỉ với lối sống kèn cựa, luồn cúi, chơi bời trụy lạc.


Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 2

Viết về Thạch Lam, Phạm Thế Ngũ gặp gỡ Vũ Ngọc Phan khi cho rằng: Thạch Lam là nhà văn có khuynh hướng xã hội. Về nhân vật, Thạch Lam hướng ngòi bút về “những người tầm thường trong xã hội” và không dừng ở bên ngoài “xem xét thương hại, mơ tưởng những công trình cứu giúp to tát, như trường hợp của Nhất Linh hay Hoàng Đạo. Ông đi ngay vào cuộc sống của họ, dùng giọng thân mật vạch vẽ những nỗi khốn khổ eo hẹp của họ”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 467]. Về ý này, Phạm Thế Ngũ đưa ra kết luận rất tinh tế và chính xác về nét riêng khi hướng tới phản ánh hiện thực của Thạch Lam: “Ta thấy tác giả không có ý bi thảm hóa bức tranh xã hội mà muốn giữ một ngòi bút chừng mực và trung thực, làm một thứ nghệ thuật “hiện thực nhân bản””[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 467].

Nhà phê bình Phạm Thế Ngũ rất chú ý tới giá trị hiện thực trong nội dung phản ánh của các cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn Tự lực văn đoàn, đặc biệt là các tiểu thuyết hướng tới tố cáo, đả kích lễ giáo phong kiến.


Năm 1961, ở miền Bắc, văn học lãng mạn và văn học hiện thực được nghiên cứu có hệ thống hơn và được đưa vào giáo trình bậc đại học: Văn học Việt Nam 1930- 1945 [Phan Cự Đệ - Bạch Năng Thi (1961), Văn học Việt Nam 1930-1945, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.]. Nhà nghiên cứu Bạch Năng Thi đã chú ý tới sự đan xen giữa những yếu tố lãng mạn và hiện thực trong văn xuôi của Tự lực văn đoàn. Theo ông, sức hấp dẫn của các nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có được vì đó là những nhân vật “tiêu biểu cho một vài tầng lớp “tồn tại thực sự” trong xã hội Việt Nam khi ấy”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 594]. Theo quan điểm “trong văn học, cái gì lâu quên là cái chẳng những có nghệ thuật mà còn phải có cơ sở hiện thực”, nhà nghiên cứu Bạch Năng Thi có ý thức gạn đục khơi trong - “tước bỏ cái cốt duy tâm đi, cái vỏ mĩ miều đi để lấy cái hiện thực nằm trong đó”,

từ đó

khẳng định giá trị

tích cực của tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn[Mai Hương

(tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 371]. Phân tích tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hưng), ông làm rõ, bên cạnh nội dung về một mối tình lí tưởng là nội dung hiện thực và chính xác khi cho rằng: “Những cái hiện thực mà tác phẩm phản ánh còn mạnh hơn ý muốn của tác giả” và “Được như thế, không phải tại tác giả đã nhìn thấu suốt nhân vật phong kiến, đã lột trần được cái bản chất phong kiến của bà Án đâu. Chính là nhờ ý nghĩa của một số chi tiết hiện thực”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 607]. Nhận xét về nhân vật phụ Hàn Thanh, ông cũng cho rằng đây là nhân vật “tiêu biểu cho cường hào gian ác, một tai nạn ở thôn quê trước cải cách ruộng đất.”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 609]. Trên tinh thần ấy, ông mạnh mẽ khẳng định: “Giá trị tiểu thuyết Gia đình chính là ở chỗ nó miêu tả những sự thật xấu xa của đại gia đình phong kiến và của quan trường Pháp thuộc.

Nó còn nói lên được rằng trong xã hội thực dân phong kiến, người thanh niên trí thức như An thường là nạn nhân của sự tha hóa trầm trọng”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 618].


Chú ý tới yếu tố hiện thực trong truyện ngắn Thạch Lam, Bạch Năng Thi muốn nhấn mạnh: phản ánh hiện thực trở thành nhiệm vụ của văn học trong quan niệm và ý thức của Thạch Lam khi nhắc tới Lời nói đầu trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa. Và khi so sánh với các cây bút lãng mạn khác, ông thấy rằng: “Gió đầu mùa có yếu tố hiện thực hơn nhiều tác phẩm lãng mạn, và Thạch Lam có xu hướng “bình dân” thành thực hơn nhiều nhà văn lãng mạn khác”.[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 618]

Có thể thấy rằng, trong những công trình nghiên cứu trước 1975 về văn xuôi lãng mạn, các nhà phê bình không chỉ nhấn mạnh tới những nội dung lãng mạn, “lí tưởng” mà còn khẳng định được nội dung hiện thực là nội dung làm nên giá trị của tác phẩm. Có nhà nghiên cứu đã nêu lên những nguyên nhân tạo nên giá trị hiện thực trong tác phẩm của các cây bút lãng mạn như:

“Do nhu cầu đấu tranh chống giáo lí và tập quán phong kiến khiến tác giả phải lấy tài liệu trong những môi trường và những con người phong kiến để phục vụ cho cái chủ đề sáng tác…”.

Hay do “Phong trào bình dân, cái thị hiếu của độc giả có đổi thay, sự tấn công của văn phái hiện thực chủ nghĩa và của những người tiến bộ…và đả kích chủ nghĩa lãng mạn”.

Hoặc “Có phần nào hiện thực là hiện thực vì yêu cầu của nghệ thuật, chứ không phải là vì xu hướng hiện thực chủ nghĩa”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 370].

Các nguyên nhân trên không phải không chính xác, song nhà phê bình mới chỉ chú ý tới những yếu tố tác động từ bên ngoài tới văn xuôi lãng mạn mà chưa chú ý tới những yếu tố bên trong như: thái độ bất hòa của các cây bút lãng mạn đối với hiện thực xã hội thối nát, tinh thần dân tộc, thái độ cảm thông, tình cảm chân thành đối với những người lao động nghèo.

6.2. Những ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở giai đoạn sau 1975


Từ 1975 đến nay, tình hình nghiên cứu về văn học thời kì 1932 - 1945 ngày càng toàn diện, khách quan. Mỗi một vấn đề được tìm hiểu, phân tích, soi chiếu từ nhiều góc độ và đã có được những thành tựu đáng kể. Từ các giáo trình đến các bài viết về văn học thời kì này đã chú ý tới lịch sử, quá trình hình thành cũng như sự ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau giữa các khuynh hướng để từ đó khẳng định những giá trị nhiều mặt của các khuynh hướng, trào lưu cũng như các tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thể loại. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý tới những ý kiến, nhận định liên quan tới nội dung của đề tài nghiên cứu.

Năm 1978, trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (tập V, 1930-1945, phần I), tác giả Nguyễn Trác đã chú ý tới sự tác động qua lại giữa dòng văn học lãng mạn và dòng văn học hiện thực phê phán: “Ở nước ta, văn học hiện thực phê phán phát triển song song với văn học lãng mạn và có sự tác động qua lại giữa hai dòng văn học”[Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, 1930-1945, phần I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 184].

Năm 1981, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã chú ý tới những yếu tố

khó phân định rạch ròi khi

xếp một số nhà văn

vào các khuynh hướng sáng tác:

“Trong thực tế, có những cây bút không thuộc hẳn một “dòng” nào một cách rõ ràng và nhất quán. Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Trần Tiêu, và cả Xuân Diệu… tuy có nhiều nét khác nhau, đều có thể xem như thuộc vào số những cây bút “trung gian” như thế.”[Nguyễn Đăng Mạnh (1981), “Lời giới thiệu” Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Hà Nội.].

Năm 1988, nhóm tác giả Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung trong Lịch sử Văn học Việt Nam cho rằng: “Không nhất thiết, các nhà văn chỉ sử dụng một phương pháp sáng tác. Hơn thế nữa, các khuynh hướng văn học lại không thuần nhất và xuất hiện gần như đồng thời nên có những ảnh hưởng qua lại rất phức tạp”.[Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung (1988), Văn học Việt Nam 1930-1945, tập I, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.; tr 66].


Khi nhận định về văn học hiện thực phê phán, các tác giả đã chỉ ra sự pha trộn, không thuần nhất trong tư tưởng: “Nhìn chung, văn học hiện thực phê phán Việt Nam là một hiện tượng không thuần nhất. Trong quá trình phát triển, đôi khi nó bị pha trộn bởi những khuynh hướng lãng mạn và tự nhiên chủ nghĩa”. Và “Do có sự tác động qua lại giữa các dòng văn học nên trong văn xuôi hiện thực phê phán cũng có những yếu tố lãng mạn cách mạng (Những mầm sống, Những giọt sữa của Nguyên Hồng, đôi khi là những yếu tố lãng mạn tiến bộ, Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Công Hoan), thậm chí có lúc lại rơi rớt những quan điểm bảo thủ hoặc cải lương phong kiến của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực (Lấy nhau vì tình của Vũ Trọng

Phụng, Cô giáo Minh của Nguyễn Công Hoan)”.[Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức,

Nguyễn Hoành Khung (1988), Văn học Việt Nam 1930-1945, tập I, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.; tr 96, 97].

Nhận định về công thức “ba dòng” trong các sách văn học sử và các sách giáo khoa Việt Nam trước 1989, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh: “Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán tuy có chỗ khác nhau về chất, có

khi chống đối nhau gay gắt, song vẫn có những cơ sở thống nhất chung, nên

thường có mối liên hệ qua lại, chịu ảnh hưởng của nhau, thâm nhập lẫn nhau tới mức khó phân ranh giới giữa chúng.”[Nguyễn Hoành Khung (1989), “Lời giới thiệu”, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr 9). Ông cũng đưa ra dẫn chứng: Thời kỳ đầu văn học lãng mạn có sự phân biệt với khuynh hướng “tả chân”, song “văn học ngày càng phát triển phức tạp, các dòng đều có sự phân hóa và chúng giao lưu, thâm nhập vào nhau, có lúc rất khó phân biệt. Rõ nhất là trong những năm cao trào Mặt trận Dân chủ ”. Nhiều nhà văn lãng mạn đã “hơn một lần” vượt qua ranh giới của dòng lãng mạn để “nhập vào văn học hiện thực phê phán (Lan Khai, Thạch Lam, Trần Tiêu, Nguyễn Tuân)”. Theo ông, điều đó không xảy ra một cách ngẫu nhiên, cá biệt bởi: “Nhân tố hiện thực, nhân đạo vẫn có cơ sở trong chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của nhiều nhà văn, nhà thơ lãng mạn”[Nguyễn Hoành Khung (1989), “Lời giới thiệu”, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr 9].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022