Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam - 2

Hình 2.2: Cơ cấu Vốn ĐTPT toàn xã hội giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế GĐ 1995 – 2019 71

Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 1995-2019 73

Hình 2.4: Phân nguồn vốn đầu tư công theo cấp độ quản lý 78

Hình 2.5: GDP của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 86

Hình 2.6: Cơ cấu GDP của Việt Nam (giá hiện hành) 87

Hình 2.7: Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1995-2019 87

Hình 2.8: Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 89

Hình 2.9: Tỉ lệ vốn đầu tư công/GDP của Việt Nam 91

Hình 2.10: Xu hướng biến đổi tỷ lệ vốn đầu tư công/GDP tại các nhómnền kinh tế theo thời gian (%) 92

Hình 2.11: Hiệu quả đầu tư công qua ICOR 96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Hình 2.12: Hệ số ICOR và trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 97

Hình 2.13: ICOR trung bình của một số quốc gia Châu Á giai đoạn 2011-2014 ...102 Hình 2.14: Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng vốn đầu tư công giai đoạn 1995-2019...103 Hình 3. 1: Kiểm định t nh ổn định của mô hình 1 và mô hình 2 130

Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam - 2

Hình 3. 2: Phản ứng xung của tăng trưởng kinh tế LNGDP khi có cú sốc của các biến LNIG, LNIP, LNIF, LNLAB 138

Hình 3. 3: Phản ứng xung của Lạm phát INF trước cú sốc của các biến LNIG, LNIP, LNLCU, LNOILP 146


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. 1: Tóm lược tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế 34

Bảng 1.2: Bảng chi tiêu đầu tư công của Singapore từ 2006-2018 39

Bảng 1.3: Danh mục đầu tư công của Singapore qua các năm, triệu SGD 40

Bảng 1.4: Cơ cấu GDP của Singapore giai đoạn 2006-2018, Đvt: % 43

Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá so sánh năm 2010phân theo thành phần kinh tế 69

Bảng 2.2: Vốn đầu tư công giá hiện hành phân theo nguồn vốn 72

Bảng 2.3: Phân nguồn vốn đầu tư công theo cấp độ quản lý 76

Bảng 2.4: Cơ cấu đầu tư công theo nhóm ngành 80

Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tư công theo ngành kinh tế 84

Bảng 2. 1: Cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 1995 -2020 91

Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam và các nước trong khu vực 93

Đông Nam Á (%) 93

Bảng 2. 3: ICOR của khu vực Nhà nước và toàn bộ nền kinh tế 101

Bảng 3.1 : Dấu kì vọng cho hệ số của mô hình ước lượng 1 118

Bảng3.2 : Dấu kì vọng cho hệ số của mô hình ước lượng 2 121

Bảng 3.3: Bảng kết quả thống kê mô tả dữ liệu của hai mô hình hồi quy (N=100)125 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp t nh dừng của các chuỗi dữ liệu 127

Bảng 3.5: Tổng hợp tiêu ch lựa chọn lag phù hợp cho mô hình VAR 128

Bảng 3.6: Kiểm định tự tương quan của phần dư cho mô hình 1 và 2 129

Bảng 3.7: Kết quả kiệm định tự tương quan chuỗi 131

Bảng 3. 8: Kết quả ước lượng mô hình 1 với độ trễ p = 5 131

Bảng 3. 9: Kiểm định Granger các biến trong mô hình 1 136

Bảng 3.10: Kết quả phân rã phương sai của mô hình 1 138

Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mô hình 2 với độ trễ p = 5 140

Bảng 3.12: Kiểm định Granger các biến trong mô hình 2 145

Bảng 3.13: Kết quả phân rã phương sai của mô hình 2 147


LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Theo World Bank, “Đầu tư công là khoản chi tiêu công giúp làm tăng thêm t ch lũy vốn vật chất. Tổng đầu tư công bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất do chính phủ trung ương, ch nh quyền địa phương và các công ty thuộc khu vực công thực hiện”. Trong khi đó, OECD cho rằng đầu tư công được định nghĩa và đo lường khác nhau giữa các nước, nhưng nhìn chung muốn nói đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất (đường giao thông, tòa nhà chính phủ, v.v..) và cơ sở hạ tầng mềm (ví dụ như hỗ trợ cho đổi mới, nghiên cứu và phát triển, v.v..) với thời gian sử dụng hữu ích kéo dài trên một năm. Đầu tư công luôn được xem là một trong những công cụ tài khóa của Ch nh phủ, để tác động đến hệ thống kinh tế nhằm tối đa hóa phúc lợi kinh tế với mục tiêu ch nh là k ch th ch tăng trưởng kinh tế dài hạn (Tanzi và Zee, 1997).

Có thể nói đầu tư công là một trong những ch nh sách quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia nói chung, đặc biệt rất quan trọng với những nước đang phát triển. Chi tiêu của Chính phủ sẽ bao gồm 2 bộ phận: Chi cho nhu cầu của chính bản thân Chính phủ (và việc thực hiện những chức năng có t nh bản chất của Chính phủ), và chi cho các biện pháp mà Chính phủ thực hiện để can thiệp vào thị trường. Trong các khoản chi tiêu này, đầu tư công là những khoản chi có tác dụng kép: Một mặt, bản thân nó là những khoản tiêu dùng, trực tiếp làm tăng tổng cầu của xã hội. Mặt khác, nó k ch th ch đầu tư tư nhân thông qua hiệu ứng lan tỏa do nhu cầu tăng sẽ kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh. Thông qua tác động kép này, đầu tư công sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đầu tư công có cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp tới tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế thông qua những tác động tới các yếu tố khác trong nền kinh tế. Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế từ phía cầu được xuất phát từ quan điểm của trường phái Keynes. Theo Keynes, thị trường không bao giờ hoạt động hoàn hảo nên cần có sự can thiệp của Chính phủ để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, k ch th ch đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập.


Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam được khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI vào năm 1986. Trải qua 35 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc vươn lên trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Châu Á. Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001. Tốc độ tăng GDP tương đối cao, bình quân năm trong giai đoạn 2001-2010 tăng 7,26%, đạt xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 1991-2000, đây là một thành tựu phát triển kinh tế rất quan trọng của đất nước ta trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2011-2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Những kết quả trên của Việt Nam có được trước hết là sự đóng góp của quá trình đầu tư công. Tuy nhiên bên cạnh thành công về phát triển kinh tế thì việc kiềm chế lạm phát ở mức an toàn luôn là vấn đề mà chính phủ Việt Nam quan tâm hàng đầu. Vào năm 1999 và 2 năm đầu thế kỷ 21, tỷ lệ lạm phát của nước ta rất thấp. Thực tế, năm 1999, 2000, 2001, tốc độ tăng CPI chỉ ở mức rất thấp chỉ dừng lại ở mức 1 con số. Thậm ch năm 2000 còn giảm phát khi tỷ lệ lạm phát -0,6%. Hai năm 2002 và 2003, lạm phát tăng trở lại nhưng không quá cao. Năm 2002, với tỷ lệ lạm phát là 4%, năm 2003 là 3%. Tuy nhiên trong giai đoạn 2004 – 2009 thì lạm phát ở Việt Nam luôn duy trì ở mức cao, duy trì ở mức 10%. Trong 3 năm đầu thời kỳ này, lạm phát tăng mạnh hơn hẳn so với thời kỳ trước dù vẫn chỉ dừng lại ở 1 con số, cụ thể là: năm 2004 tỷ lệ lạm phát là 9,5% (tăng 216,7% so với 2003), năm 2005 là 8,4% và năm 2006 là 6,6%. Tuy vậy, trước tình hình đó, nước ta đã không có những giải pháp thỏa đáng. Vì lẽ đó, năm 2007 và 2008, lạm phát của nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt lên mức 2 con số. Cụ thể là lạm phát đã đạt ngưỡng 2 con số lần lượt là 12,36% và 24,4% vào các năm 2007 và 2008. Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược


điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Sau đó, nhờ những nổ lực kịp thời trong các chính sách kinh tế trong đó có ch nh sách về đầu tư công mà Chính phủ đã bình ổn được lạm phát, đưa nó về một con số 7% vào năm 2009. Thời kỳ 2010-2019, nhờ áp dụng đồng bộ các chính sách tiền tệ trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ ch nh sách đầu tư công và tài khóa, cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, gia tăng hàng xuất khẩu, lạm phát được duy trì ổn định ở mức một con số và có xu hướng giảm.

Tác động của đầu tư công đến lạm phát hoặc tăng trưởng chưa rò ràng trong 1 số giai đoạn như giai đoạn 1995-2019, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có nhiều biến động. Trong đó, những năm có tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số rơi vào giai đoạn năm 1995, giai đoạn 2007-2008. Trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư, công tác quy hoạch chưa thật sự hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực vẫn còn lỏng lẻo. Các căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm chưa được xây dựng phù hợp với thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam việc kêu gọi và thu hút đầu tư từ các tổ chức kinh tế và người dân còn chưa được triên khai đồng bộ.

Theo kết quả phân tích thực trạng đầu tư công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2019 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của đầu tư công của một số năm vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là ở những giai đoạn năm 1996, 1998-2000, năm 2017. Hệ số ICOR của vốn đầu tư công/GDP của giai đoạn 2006 – 2016 vẫn còn cao hơn so với giai đoạn 1996 – 2005. Mặc dù hệ số ICOR của đầu tư công nằm ở mức < 3, tuy nhiên ICOR của tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2007 – 2019 lại > 6, trong khi chỉ tiêu ICOR được đề ra cho giai đoạn 2015-2020 tối đa là 5 (Theo Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020). Và vốn đầu tư công lại chiếm tỷ lệ chủ đạo trong cấu thành tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, có thể thấy rằng, hiệu quả của đầu tư công trong giai đoạn này vẫn chưa đem lại hiệu quả cao cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Đầu tư công của Việt Nam vừa có tác dụng định hướng, vừa có tác dụng thu hút các nguồn vốn khác cùng góp phần đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của


các ngành sản xuất kinh doanh, phát triển các lĩnh vực hoạt động xã hội và nâng cao tiềm lực của các vùng kinh tế trong cả nước cùng phát triển vì những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình đầu tư công thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, và là đối tượng quan trọng của công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân kìm chế lạm phát. Tuy nhiên t nh đến thời điểm hiện tại thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 5 năm trở lại đây. Đầu tư công có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu không kiểm soát tốt đầu tư công thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế và đẩy lạm phát tăng cao. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa đó tác giả đã chọn đề tài “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở t m” làm luận án. Với mục đ ch nghiên cứu, đồng thời tìm hiểu một cách sâu sắc về thực trạng đầu tư công của Việt Nam trong 25 năm qua, từ năm 1995-2019 và tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và cả tác động của đầu tư công đến lạm phát trong nước. Chưa có nghiên cứu trong nước thực hiện đồng thời cả hai khía cạnh này. Ngoài ra, nghiên cứu thêm về các bài học kinh nghiệm trong sử dụng, quản lý vốn đầu tư công của một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để giúp đầu tư công có hiệu quả đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững trong giai đoạn mới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

c t u c ung Phân t ch sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp để phát huy hiệu quả chi đầu tư công và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.

c t u c t :

- Phân t ch, đánh giá được kinh nghiệm một số nước điển hình về tác động của đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm của Việt Nam. Luận án phân t ch đánh giá về những chính sách liên quan đến đầu tư công ở những nước này. Qua kết quả đạt được về mặt tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, luận án đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại của chính sách và


những nhân tố chính làm thất bại hay thành công, lãng phí hay sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách đầu tư.

- Tổng kết lý thuyết về tác động của đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát

- Đánh giá thực trạng đầu tư công của Việt Nam giai đoạn 1995 -2019.

- Phân t ch và đánh giá thực trạng tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và tác động của đầu tư công đến lạm phát ở Việt Nam.

- Gợi ý các ch nh sách và giải pháp về đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát tốt lạm phát tại Việt Nam trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng đầu tư công của Việt Nam giai đoạn 1995 -2019 như thế nào?

- Đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995

– 2019 như thế nào?

- Đầu tư công tác động đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 như thế nào?

- Cần các giải pháp gì để tăng cường vai trò tích cực của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và kiểm sóa tốt lạm phát trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Thời gian phân tích: Từ năm 1995 – 2019.

- Không gian phân tích: Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của vốn đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế; tác động của đầu tư công đến lạm phát tại Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu chủ yếu là tác động một chiều của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận án áp dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính lẫn nghiên cứu định lượng. Trong đó:

- Nghiên cứu định t nh: Sử dụng các phương pháp kế thừa, phương pháp tổng


hợp, thống kê mô tả các giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, tốc độ tăng trưởng để phân t ch và so sánh, để đánh giá được thực trạng đầu tư công, tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam; đánh giá những thành công và hạn chế trong công tác đầu tư công giai đoạn 1995-2019.

- Nghiên cứu định lượng: Áp dụng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR-Vector autoregression) bởi Sims (1980) để mô tả tác động của đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và đầu tư công với lạm phát. Thông qua các công cụ phân t ch quan trọng của mô hình V R như kiểm định nhân quả Granger, phân t ch cú sốc và phân t ch phân rã phương sai.

Dữ liệu nghiên cứu

- Dữ liệu để đánh giá thực trạng đầu tư công, tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam được sử dụng từ giai đoạn 1995-2019. Số liệu thứ cấp về vốn đầu tư công; Vốn đầu tư ngoài quốc doanh; vốn đầu tư có nguồn vốn từ nước ngoài; giá dầu thế giới; cung tiền được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau gồm Tổng Cục Thống Kê, dữ liệu của World Bank, dữ liệu của Ngân hàng Phát triển Châu Á Thái Bình Dương.

- Dữ liệu sử dụng đưa vào mô hình V R là dữ liệu chuỗi thời gian theo từng quý, trong giai đoạn từ 1995-2019.

Quy trình nghiên cứu

Để luận án được nghiên cứu hiệu quả, luận án đã được thực hiện qua các bước theo quy trình nghiên cứu thể hiện ở hình 1 dưới đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022