Khái Quát Về Thực Trạng Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư

Ẩn chứa trong DSVH là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS. HS được hiểu biết về truyền thống lịch sử của quê hương - nơi mình sinh ra và lớn lên, nơi mình đang sống có những di tích lịch sử nào để tự hào và từ đó có trách nhiệm gìn giữ về truyền thống của quê hương mình.

Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư là minh chứng sống cho thời kỳ lịch sử của thế kỉ X, thông qua các hoạt động giáo dục truyền thống đã giáo dục các em lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đi trước, giúp các em HS hiểu hơn về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, tạo động lực để các em quyết tâm học tập, rèn luyện trở thành những công dân có ích trong tương lai góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Như vậy, đối với ngành giáo dục của tỉnh Ninh Bình nói riêng và trong cả nước nói chung di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư có giá trị hết sức quan trọng trong việc giáo dục truyền thống lịch sử của địa phương đối với thế hệ trẻ.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát về thực trạng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư

1.2.1.1. Về lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích

Công tác tu bổ, tôn tạo các di tích, đặc biệt trong thời gian gần đây, đã đạt được những kết quả nhất định. Nguồn kinh phí do Chính phủ đầu tư chống xuống cấp chủ yếu thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Văn hóa, thông tin và du lịch hỗ trợ cùng nguồn vốn hàng năm của tỉnh Ninh Bình và nguồn vốn từ nhân dân tham gia hoạt động xã hội hoá bảo vệ di tích ngày càng nhiều hơn. Hoạt động tu bổ di tích tại Cố đô Hoa Lư đã từng bước đi vào nề nếp và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đạt tiêu chuẩn về kỹ, mỹ thuật. Kết quả thực hiện trong lĩnh vực này đã góp phần vào việc ngăn chặn sự xuống cấp nghiêm trọng của một số công trình trong khu di tích Cố đô Hoa Lư như Lăng mộ vua Đinh, Lăng mộ vua Lê.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa này còn một số hạn chế như:

Hiện nay, chưa có chế độ bảo dưỡng thường xuyên cho di tích. Vì thế, những hư hỏng nhỏ của di tích không được khắc phục ngay, mà phải chờ có dự án lớn. Điều này vừa gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước, vừa có hại cho di sản.

Còn thiếu sự hướng dẫn nghiệp vụ đối với việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích: Những nhà hảo tâm công đức cho việc tu sửa di tích trong thời gian qua là rất đáng kể, tuy nhiên, do hạn chế về công tác tổ chức, cán bộ chuyên môn cộng với sự tiếp nhận không có chọn lọc nên các cơ quan chuyên môn chưa kiểm soát được việc tu bổ, tôn tạo di tích bằng các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Dẫn đến cá biệt vẫn còn tình trạng tu bổ, tôn tạo một số hạng mục trong khu di tích một cách tùy tiện, sử dụng những vật liệu không phù hợp trong quá trình tu bổ đã làm sai lệch và giảm giá trị di tích.

Ngoài ra còn tồn tại tình trạng thiếu an ninh cho các hiện vật khảo cổ và di tích lịch sử. Trong khu vực di tích Cố đô Hoa Lư có nhà trưng bày nhưng công tác an ninh không đảm bảo, hệ thống bảo vệ hiện vật thiếu hiện đại còn ở mức đơn giản. Hầu hết các hiện vật của Cố đô Hoa Lư được lưu giữ tại vị trí di tích gốc mà không có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

1.2.1.2. Lĩnh vực phát huy giá trị di tích

Cho đến nay, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học, xuất bản và tái xuất bản nhiều cuốn sách có giá trị về Cố đô Hoa Lư, đây là những tài liệu quan trọng khẳng định ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Kinh đô Hoa Lư trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những nghiên cứu này có vai trò rất lớn trong nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay.

Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp vào việc phục hồi và bảo tồn các giá trị của di tích Cố đô Hoa Lư. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của hoạt động du lịch, bạn bè trong nước và quốc tế biết đến Cố đô Hoa Lư nghìn năm tuổi. Và cũng chính hoạt động này giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa có nguy cơ bị phá hủy bởi thời gian hay sự lãng quên của người dân địa phương.

Tuy nhiên, lĩnh vực phát huy giá trị di tích còn gặp khó khăn ở một số vấn đề như:

Một là, công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng thông qua di tích còn nghèo về hình thức, chưa thực sự thu hút được sự yêu thích, tự nguyện tham gia của thế hệ trẻ mà chủ yếu mới thực hiện chỉ vì trách nhiệm.

Hai là, hoạt động du lịch cũng có những ảnh hưởng không tích cực đối với việc bảo vệ di sản. Có thể vô tình hay hữu ý chúng ta sẽ làm cho môi trường cảnh

quan của di tích bị vi phạm hoặc ảnh hưởng. Các hoạt động dịch vụ tại khu vực này có thể vì mục đích kinh tế đơn thuần mà làm ảnh hưởng tới di sản, đặc biệt là với các di tích gắn liền với yếu tố tâm linh. Khi những yếu tố thiêng, yếu tố tâm linh tại di tích bị giảm sút thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc phát huy hiệu quả của di tích.

Cho nên, do nhiều nguyên nhân mà DSVH Cố đô Hoa Lư mặc dù có tiềm năng lớn nhưng vẫn phát triển chưa tương xứng. Từ đó đặt ra yêu cầu phải có những phương hướng và giải pháp thúc đẩy Khu di tích phát triển mạnh mẽ, phù hợp với yêu cầu chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.

Như vậy, việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP là giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong việc cải thiện ý thức, trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ giới trẻ, giúp giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước cũng như góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di tích.

1.2.2. Thực trạng việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương tại tỉnh Ninh Bình

1.2.2.1. Mục đích điều tra

Để tìm hiểu tình hình DHLS hiện nay và đặc biệt việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư vào dạy học LSĐP ở trường THPT trong tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát GV và HS tại một số trường THPT thuộc tỉnh Ninh Bình theo vùng miền (thành phố - THPT Đinh Tiên Hoàng, nông thôn - THPT Gia Viễn B, vùng sâu - GV ở trường THPT Nho Quan A, HS ở trường THPT Gia Viễn C).

1.2.2.2. Phương pháp điều tra

Thông qua các hình thức trao đổi, dự giờ của GV, tiếp xúc với HS, phát phiếu điều tra theo mẫu đối với GV và HS (xem ở phần phụ lục), phân tích, nhận xét kết quả đạt được.

1.2.2.3. Kết quả điều tra

Căn cứ vào kết quả điều tra 14 GV và 121 HS, chúng tôi có cơ sở để đánh giá thực trạng của việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương tại tỉnh Ninh Bình, từ đó xác định nguyên nhân của những thực trạng chưa tốt.

- Đối với giáo viên:

Thứ nhất, đánh giá của GV về mức độ hứng thú đối với môn Lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng của HS ở trường THPT. Thông qua câu hỏi: Theo thầy (cô), HS có thích học tập Lịch sử không? Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 1.2. Mức độ thích môn Lịch sử của học sinh



Rất thích

Thích

Không thích

14 GV

4

10

0

100%

28,6%

71,4%

0 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 7

Có thể thấy, qua đánh giá của GV thì hầu hết HS của các trường THPT đều có hứng thú trong học tập môn Lịch sử. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh hiện nay và là động lực để GV tiến hành các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn.

Thứ hai, đánh giá của GV về tầm quan trọng của việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở tỉnh Ninh Bình. Với câu hỏi: Theo thầy (cô), việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương tỉnh Ninh Bình cho học sinh:

Bảng 1.3. Mức độ quan trọng của việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương ở Ninh Bình‌


Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

14 GV

11

3

0

100%

78,6%

21,4%

0 %

Tất cả 100% các thầy (cô) giáo tham gia khảo sát đều nhận thấy việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở Ninh Bình là yêu cầu cấp thiết, trong đó có 78,6% thấy rất cần thiết và 21,4% thấy cần thiết. Có thể thấy, qua đánh giá của GV thì hầu hết GV của các trường THPT ở Ninh Bình đều nhận thức được vị trí của việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP.

Thứ ba, về ý nghĩa của việc sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP, với câu hỏi: Theo thầy (cô), sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương có tác dụng gì?

Bảng 1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương ở Ninh Bình

Kết quả

Tỷ lệ

Góp phần bồi dưỡng nhận thức và trí tuệ cho HS

14

100%

Rèn luyện HS kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức (kĩ năng

quan sát, thu thập và xử lí thông tin, …)

13

92,8%

Phát triển một số kĩ năng sống ở HS (kĩ năng giao tiếp, hợp tác,

quản lí thời gian,…)

13

92,8%

Kích thích hứng thú học tập cho HS

14

100%

Bồi dưỡng HS tình cảm, đạo đức, hình thành nhân cách HS

14

100%

Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của GV và HS một

cách linh hoạt, hợp lí

11

78,6 %

Tác dụng

Như vậy, đa số GV tham gia khảo sát đều khẳng định việc sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng, bồi dưỡng thái độ của HS và có tác dụng định hướng cho việc tích cực hóa các hoạt động dạy và học của GV và HS.

Thứ tư, về nguồn tài liệu DSVH, với câu hỏi: Thầy (cô) đã khai thác và sử dụng nguồn tư liệu về di sản văn hóa địa phương nói chung, di sản Cố đô Hoa Lư nói riêng từ những nguồn nào?

Bảng 1.5. Các nguồn tài liệu giáo viên khai thác trong dạy học lịch sử địa phương


Nguồn tư liệu

Kết quả

Tỷ lệ

Tài liệu giáo dục địa phương của Sở GD&ĐT

13

92,8%

Sách của các nhà nghiên cứu về LSĐP

6

42,8%

Nguồn tư liệu trên Internet

11

78,6 %

Kỷ yếu hội thảo khoa học

1

7,1%

Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư

5

35,7%

Kết quả là đa số GV sử dụng kênh thông tin chính là tài liệu giáo dục địa phương của Sở GD&ĐT và tư liệu trên Internet. Điều này cho thấy nguồn tài liệu GV khai thác trong giảng dạy chưa phong phú và mức độ chuyên sâu còn hạn chế.

Về việc khai thác các loại tư liệu DSVH Cố đô Hoa Lư, với câu hỏi: Thầy/ cô đã sử dụng loại di sản Cố đô Hoa Lư nào dưới đây vào dạy học lịch sử địa phương? Kết quả thu được là:

Bảng 1.6. Các loại di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư giáo viên cần khai thác trong dạy học lịch sử địa phương


Kết quả

Tỷ lệ

Tư liệu viết

9

64,3%

Hiện vật trực quan (di vật, cổ vật, công trình kiến

trúc…)

7

50%

Văn học dân gian (thơ ca, truyền miệng…)

2

14,3%

Tranh ảnh, video

12

85,7%

Như vậy, về các loại tư liệu DSVH, đa số các GV đều sử dụng nguồn tư liệu là tranh ảnh, video và nguồn tư liệu viết. Còn lại các tư liệu khác như hiện vật trực quan và tư liệu dân gian còn sử dụng hạn chế, đây là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng dạy học LSĐP.

Thứ năm, về hình thức tổ chức dạy học LSĐP, với câu hỏi: Mức độ thầy (cô) sử dụng các hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương sau đây :

Bảng 1.7. Mức độ giáo viên tổ chức các hình thức dạy học lịch sử địa phương



Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Chưa bao

giờ

Nội khóa trên lớp

9 (64,3%)

5 (35,7%)

0 (0%)

0 (0%)

Tại di sản

0 (0%)

7 (50%)

5 (35,7%)

2 (14,3%)

Ngoại khóa

0 (0%)

9 (64,3%)

3 (21,4%)

2 (14,3%)

Dự án tham quan

học tập

1 (7,1% )

11 (78,6 %)

2 (14,3%)

0 (0%)

Với hình thức dạy học LSĐP, có 64,3% GV thường xuyên sử dụng DSVH trong dạy học ở trên lớp. Các hình thức còn lại ít được sử dụng với mức độ thỉnh thoảng, hiếm khi, thậm chí có hình thức GV chưa bao giờ tổ chức giảng dạy tại di sản và ngoại khóa (có 14,3% GV).

Thứ sáu, về biện pháp dạy học LSĐP, với bài học nội khóa, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Thầy (cô) đã sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương ở trên lớp thông qua các biện pháp:

Bảng 1.8. Các biện pháp sư phạm giáo viên sử dụng trong bài học nội khóa



Kết quả

Tỷ lệ

10

71,4%

Vận dụng cấu trúc bài học mềm dẻo theo kiểu dạy học

nêu vấn đề

7

50%

Sử dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học

1

7,1%

Tổ chức các hoạt động học tập và kết hợp nhuần

nhuyễn, hợp lý chúng khi tiến hành bài học lịch sử

6

42,8%

Tổ chức hoạt động tự học của HS (ở trên lớp, ở nhà)

5

35,7%

Xác định kiến thức cơ bản và mục tiêu của bài học

Về hình thức bài học tại di sản, với câu hỏi: Thầy (cô) đã tổ chức dạy học bài lịch sử địa phương tại di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư thông qua các biện pháp:

Bảng 1.9. Các biện pháp sư phạm giáo viên sử dụng trong bài học tại di sản



Kết quả

Tỷ lệ

Tổng hợp và cung cấp nguồn tư liệu chính nhằm phục

vụ cho bài học tại di sản

8

57,1%

Linh hoạt trong khâu khởi động quá trình nhận thức

trong dạy học tại di sản

6

42,8%

Tổ chức HS đóng vai (hướng dẫn viên, khách du

lịch...)

7

50%

Tổ chức hiệu quả hoạt động tự học tại di sản

4

28,6%

Hoạt động vận dụng gắn liền với ý thức bảo vệ và phát

huy di sản

9

64,3%

Trong hình thức hoạt động ngoại khóa, với câu hỏi: Thầy (cô) đã sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương thông qua tổ chức những hoạt động ngoại khóa:

Bảng 1.10. Các biện pháp sư phạm giáo viên sử dụng trong hoạt động ngoại khóa



Kết quả

Tỷ lệ

Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức về di sản văn hóa Cố đô

Hoa Lư

7

50%

Tổ chức thi làm đồ dùng trực quan, mô hình lịch sử

0

0%

Tổ chức sân khấu hóa (đóng kịch, biểu diễn nghệ thuật

có liên quan đến di sản)

5

35,7%

Hướng dẫn, tổ chức HS sưu tầm sách, tài liệu về lịch

sử địa phương

12

85,7%

Hướng dẫn, tổ chức HS tham quan di tích lịch sử Cố

đô Hoa Lư – Trải nghiệm di sản

9

64,3%

Tổ chức HS tham gia lễ hội Cố đô Hoa Lư

3

21,4%

Vận dụng tổng hợp các hình thức ngoại khóa để tổ

chức dạ hội lịch sử

2

14,3%

Tăng cường hoạt động chăm sóc, bảo vệ di tích

4

28,6%

Kết quả khảo sát ở bảng 1.5, 1.6, 1.7 cho thấy những biện pháp sư phạm được GV sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học LSĐP còn chưa đồng đều, mức độ

sử dụng các PPDH tích cực còn ít cho thấy quyết tâm đổi mới, làm phong phú các hình thức dạy học LSĐP của GV còn hạn chế. Tuy vậy cũng đáng mừng khi hầu hết các biện pháp sư phạm đều được GV đưa ra tổ chức dạy học.

Thứ bảy, về kiểm tra đánh giá, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Thầy (cô) đã sử dụng tài liệu di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua:

Bảng 1.11. Việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh


Kết quả

Tỷ lệ

Kiểm tra miệng

6

42,8%

Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận trong

kiểm tra viết (15 phút, 1 tiết, học kì)

6

42,8%

Bài tập là sản phẩm học tập của học sinh (có tiêu chí đánh giá)

9

64,3%

Đánh giá qua hồ sơ học tập (vở ghi, sản phẩm học tập...)

8

57,1%

Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp (thái độ,

hành vi, trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm, mức độ hoàn thành việc được giao...)

4

28,6%

Sử dụng nhiều đối tượng tham gia đánh giá (Cá nhân – nhóm;

Giáo viên – học sinh; Tự đánh giá của học sinh)

1

7,1%

Kết quả trên cho thấy GV còn nặng về các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống (kiểm tra định kì như kiểm tra miệng, kiểm tra viết…), còn hình thức đánh giá khác ít được chú ý. Mặc dù vậy, điều đáng khích lệ là 64,3% GV đã tổ chức đánh giá kết quả tự học của HS.

Thứ tám là, những thuận lợi của GV khi sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP. Chúng tôi đặt ra câu hỏi: Theo thầy (cô), việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT có những thuận lợi:

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí